Giáo án Ngữ văn 8 tiết 42 bài 11: Tập làm văn luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 42 bài 11: Tập làm văn luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

TIẾT 42 TẬP LÀM VĂN

LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Ôn lại kiến thức về ngôi kể, củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 b) Về kĩ năng: Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

 c) Về thái độ: Có ý thức chuẩn bị bài chu đáo và luyện nói trước tập thể lớp có kết quả.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 Sĩ số 8C:

a) Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra trong quá trình tiết luyện nói.

 * Vào bài (1’): Để giúp các em có khả năng nói trước tập thể đông người kiểu văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả, biểu cảm, tiết học này ta cùng đi luyện nói.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 42 bài 11: Tập làm văn luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:		Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C	
TIẾT 42 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Ôn lại kiến thức về ngôi kể, củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	b) Về kĩ năng: Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
	c) Về thái độ: Có ý thức chuẩn bị bài chu đáo và luyện nói trước tập thể lớp có kết quả.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	Sĩ số 8C: 
a) Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra trong quá trình tiết luyện nói.
	* Vào bài (1’): Để giúp các em có khả năng nói trước tập thể đông người kiểu văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả, biểu cảm, tiết học này ta cùng đi luyện nói.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. CHUẨN BỊ NỘI DUNG LUYỆN NÓI (10’) 
	1. Ôn lại ngôi kể
	?TB: Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất?
	HS: Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi ngày, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như là có thật của câu chuyện.
	?TB: Kể theo ngôi thứ ba là như thế nào?
	HS: Là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
	?TB: Hãy lấy một vài ví dụ về ngôi kể thứ nhất và thứ ba?
	HS: Tôi đi học, Trong lòng mẹ (ngôi thứ nhất), Tức nước vỡ bờ (ngôi thứ ba).
	?KH: Theo em vì sao người ta thay đổi ngôi kể?
	HS: Tuỳ thuộc vào mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể phù hợp. Cũng có khi trong một văn bản người viết dùng các ngôi kể khác nhau (đổi ngôi kể) để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc, con người.
	2. Dàn bài luyện nói
	* Đề bài: Dùng ngôi thứ nhất kể sự việc chị Dậu đánh lại tên tay sai và người nhà lí trưởng.
	GV: Gọi HS đọc đề bài SGK. T. 110. Yêu cầu HS xác định từ ngữ quan trọng, xác định nội dung, kiểu bài, phạm vi của đề.
* Lập dàn bài
	?TB: Chọn ngôi kể thứ nhất ta có Mở bài như thế nào?
	a) Mở bài:
	- Nhân vật chị Dậu (xưng tôi) giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Hai tên tay sai vào nhà thu suất thuế của chú em chồng chết từ năm ngoái và đòi trói chồng tôi vì tôi chưa có tiền nộp cho chúng ngay lúc đó.
	?KG: Hãy nêu các ý phần Thân bài chỉ ra phần miêu tả và biểu cảm?
	b) Thân bài
	- Tôi van xin cai lệ
	- Hắn đểu cáng bịch vào ngực tôi, sấn đến trói chồng tôi (miêu tả).
	- Tôi tức quá, cự lạị: ngôn ngữ
	- Tên cai lệ tát tôi, nhảy vào chồng tôi (miêu tả).
	- Tôi nghiến hai hàm răng lại: ngôn ngữ + miêu tả.
	- Tôi đánh lại cả hai tên(miêu tả, biểu cảm)
	?TB: Phần Kết bài cần nói những gì?
	c) Kết bài
	- Suy nghĩ của tôi sau khi đó (biểu cảm).
	II. THỤC HÀNH LUYỆN NÓI TRÊN LỚP (31’) 
	GV: Yêu cầu nói: về nội dung cần bám sát yêu cầu của đề, các nội dung trong dàn ý. Về hình thức: Nói to, rõ ràng; trước khi nói phải có lời mào đầu: Thưa cô giáo và các bạn! Sau đây, em xin được trình bày bài nói của mình. Trình bày bài nói đảm bảo bố cục ba phần. Sử dụng thích hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong quá trình nói. Cố gắng tìm cách nói sao cho truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không nên đọc thuộc lòng. Đặc biệt chú ý ngữ điệu thích hợp với ngôn ngữ đối thoại với nội dung, có thể kết hợp cả nét mặt, điệu bộ. 
1. Luyện nói trước tổ (10’)
GV: Cho 4 tổ luyện nói (mỗi tổ là một nhóm), tổ trưỏng là nhóm trưởng. Nhóm trưởng chỉ định người nói, người nhận xét, sau đó mỗi nhóm cử 2,3 đại diện nói trước lớp.
2. Luyện nói trước lớp (21’)
GV: Gọi đại diện từng nhóm lên nói, gọi các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, uốn nắn, cho điểm những HS nói tốt
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	 GV: Các em cần nhớ: Yếu tố miêu tả trong văn tự sự gồm: miêu tả nhân vật (miêu tả ngoại hình, các trạng thái hoạt động, trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm), miêu tả cảnh thiên nhiên, miêu tả cảnh sinh hoạt. Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá). Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự gồm: biểu cảm thông qua những ý nghĩ, những cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự (nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm), biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật hoặc sự việc được đề cập đến trong tác phẩm.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Xem lại đề văn và viết thành bài viết hoàn chỉnh;
	- Soạn Câu ghép. Yêu cầu về nhà: 
	+ Đọc kĩ các ví dụ trong mục I, II của bài mới.
	+ Tìm hiểu, trả lời các câu hỏi trong mục I, II vào vở chuẩn bị bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42 bai 10, 11.doc