Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41 Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41 Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Tiết: 41 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ

Tuần: 11 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đôi ngôi kể trong văn tự sự.

- Sự kết hợp các yếu tố mtả và biểu cảm trong văn tự sự.

- Những yêu cầu khi trình bày bài văn nói kể chuyện.

1.2 Kỹ năng:

- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau;biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.

- Lập dàn ý cho một văn bản có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm

- Diễn đạt trôi chảy,biểu cảm,sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.

1.3 Thái độ:

GDHS thái độ nghiêm túc khi học tập môn học.

2. Trọng tâm:

- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đôi ngôi kể trong văn tự sự.

- Sự kết hợp các yếu tố mtả và biểu cảm trong văn tự sự.

- Những yêu cầu khi trình bày bài văn nói kể chuyện.

- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau;biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.

- Lập dàn ý cho một văn bản có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm

- Diễn đạt trôi chảy,biểu cảm,sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41 Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 41	LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ 
Tuần: 11 	 	 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đôi ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố mtả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày bài văn nói kể chuyện.
Kỹ năng:
- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau;biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý cho một văn bản có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm 
- Diễn đạt trôi chảy,biểu cảm,sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
Thái độ:
GDHS thái độ nghiêm túc khi học tập môn học.
Trọng tâm:
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đôi ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố mtả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày bài văn nói kể chuyện.
- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau;biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý cho một văn bản có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm 
- Diễn đạt trôi chảy,biểu cảm,sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: Không 
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Kĩ năng nói là một khâu rất quan trọng trong môn Ngữ văn, nó giúp chúng ta có được khả năng diễn đạt khi làm bài tập làm văn, đồng thời giúp chúng ta mạnh dạn và tự tin khi đứng trước một tập thể
 Hoạt động 2: Ôn tập ngôi kể.
5 Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất? 
5 Kể theo ngôi thứ ba là kể như thế nào? 
5 Tác dụng của từng ngôi kể? Hãy kể một số tác phẩm đã học sử dụng hai ngôi kể này?
¢ Ngôi thừ nhất: VD: Bài học đường đời đầu tiên, Trong lòng mẹ, Tôi đi học.
Ngôi thứ ba: VD: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ.
5 Có văn bản nào được sử dụng cả hai ngôi kể không? Vì sao có sự thay đổi ngôi kể?
¢ Để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người
5 Yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn tự sự?
5 Yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
Hoạt động 2: Thực hành luyện nói.
GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn trích trong (sgk).
5 Kể theo ngôi thứ nhất cần thay đổi yếu tố nào?
GV định hướng: - từ xưng hô?
 - lời thoại?
 - miêu tả, biểu cảm như thế nào là phù hợp?
Lưu ý: cho học sinh trong khi kể có thể kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt để miêu tả và thể hiện tình cảm. Hs tiến hành kể bằng miệng trước lớp.
GV nhận xét – cho điểm.
I. Ôn tập ngôi kể.
 + Ngôi thứ nhất:
- Xưng “ tôi”
- Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói ra những suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
 + Ngôi thứ ba.
- Người kể giấu mình.
- Kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan.
+ Thay đổi ngôi kể.
Việc thay đổi ngôi kể là do mục đích, ý đồ nghệ thuật của người viết, giúp cách kể chuyện phù hợp với cốt truyện, nhân vật và hấp dẫn cho người đọc.
 + Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
 Sự kết hợp các yếu tô này tạo nên cách kể sinh động, có cảm xúc.
+Yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm: rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, hấp dẫn
II. Luyện nói.
Kể lại đoạn văn (trích Tức nước vỡ bờ) theo lời của chị Dậu ( ngôi thứ nhất).
4.4 Củng cố và luyện tập. 
Có những ngôi kể nào? Tác dụng của từng ngôi kể?
+ Ngôi thứ nhất:
- Xưng “ tôi”
- Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói ra những suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
 + Ngôi thứ ba.
- Người kể giấu mình.
- Kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài..
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị dàn bài văn cho bài viết số 2. Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn.
Xem các kiến thức đã học về văn học hiện đại.
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 42.doc