I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận biết được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
2/ Kĩ năng:
Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
3/ Thái độ
Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
Có ý thức vận dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy học
1/ Giáo viên: Bảng phụ
2/ Học sinh:
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, qui nạp, gợi mở
NS: 24/10/2009 NTH: 27/10/2009 Tiết 40, nói giảm nói tránh I/ Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: Nhận biết được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học. 2/ Kĩ năng: Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. 3/ Thái độ Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức. Có ý thức vận dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết. II/ Đồ dùng dạy học 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: III/ Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, qui nạp, gợi mở IV/ Các bước lên lớp 1/ ổn định. Sĩ số: 8a: 8b: 2/ Kiểm tra đầu giờ (2’) (?) Nói quá là gì ? Tác dụng ? (?) Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ sau Bác ơi tim Bác mênh mông quá, ôm cả non sông mọi kiếp người ! ( Tố Hữu ) A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ . B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ . C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ . D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ . Các hoạt động dạy và học HĐ của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1 Khởi động - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức thực tế để định hướng học sinh vào tiết học. - Cách tiến hành: Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học . Trong thực tế, cùng 1 nội dung biểu đạt nhưng người này nói người khác dễ tiếp thu, nhưng người kia nói lại khó tiếp thu. Vì sao như vậy, bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều đó. HĐ2.HDHS hình thành kiến thức - Mục tiêu: Trình bày được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh - Cách tiến hành: Gv sử dụng bảng phụ Hs đọc (?) Những từ ngữ gạch chân có nghĩa là gì? - Đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị đàn anh khác. - Đi - Chẳng còn =>Đều có nghĩa là chết. (?) Tại sao người viết người nói lại dùng cách diễn đạt đó mà không dùng cách trực tiếp? - Bt a, b : giảm nhẹ sự thương tiếc, đau buồn của nhà thơ, của mọi người đối trước cái chết của Bác . - Bt c: giảm nhẹ sự đau buồn, thương tiếc của người con ( xa nhà ) trước một sự thật phũ phàng, đau xót như vậy . (?) Tìm thêm những cách nói khác khi nói về cái chết ? (mất, bỏ, qua đời, về già, về chầu thượng đế, ...) ''Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ...'' ''Bà về năm ấy làng treo lưới''(T. Hữu) Cậu Vàng đi đời rồi , ông giáo ạ ! (Lão Hạc - Nam Cao ) - Bác Dương thôi đã, thôi rồi . ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến ) - Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi , Lượm ơi ! ( Lượm - Tố Hữu ). - Bác đã lên đường theo tổ tiên (Tố Hữu ). Gv: Trong thơ văn các tác giả rất chú ý sử dung cách nói như trên để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình và tránh cảm giảm đau buồn, nặng nề. Ngoài ra sử dụng cách diễn đạt như trên còn có mục đích nào khác chúng ta cùng tìm hiểu bt Gv sử dụng bảng phụ Hs đọc (?) Tại sao trong câu văn tác giả lại dùng từ '' bầu sữa '' mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa ? Gv sử dụng bảng phụ Hs đọc (?) Hai câu có nội dung gì ? Người mẹ đều phê bình sự lười biếng . (?) So sánh hai cách nói trên, cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe ? Cách nói hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận. Gv: Cũng là phê bình nhưng ở mức độ nhẹ nhàng có sự động viên, khuyến khích cố gắng vươn lên . (?) Đặt câu với cách nói tương tự như trên ? - Anh hát rất dở . - Anh hát chưa hay lắm . HĐ3 HDHS rút ra ghi nhớ - Mục tiêu: Rút ra khái niệm và tác dụng của nói giảm nói tránh. - Cách tiến hành : Gv: Tất cả những cách nói tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục, thiếu lịch sự chính là biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh . Vậy em hiểu nói giảm, nói tránh là gì ? Tác dụng của nó là gì Hs đọc và khái quát ghi nhớ (?) Qua ba bài tập trên, hãy cho biết có những cách nói giảm nói tránh nào? BT 1, 2 : dùng từ đồng nghĩa . BT3 : dùng cách nói phủ định ở măt tích cực trong cặp từ trái nghĩa . Gv: Ngoài những cách nói trên người ta còn sử dụng các từ HV ( từ thuần Việt gây ấn tượng cụ thể , từ HV gây ấn tượng mờ nhạt ) Dùng cách nói vòng: Ví dụ: Thay vì nói: “Em học còn kém lắm” bằng cách nói: “Em cần phải cố gắng học nhiều hơn nữa”. Dùng cách nói trống: Ví dụ: Thay vì nói: “Ông ấy bị thương nặng thế thì không thể sống lâu được nữa đâu” bằng cách nói: “Ông ấy thế thì không còn lâu được nữa đâu!”. (?) Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc tình huống giao tiếp. Vậy trong những trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh ? Lấy ví dụ ? - Khi cần thiết phải nói thẳng nói đúng sự thật . - Khi trình bày , kể lại một sự việc nào đó để tránh người nghe có sự hiểu lầm thì cần phải nói đúng mức độ sự việc . HĐ4. HDHS luyện tập - Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu bài tập và nhận diện được nói giảm nói tránh trong bài tập. - Cách tiến hành: Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập Hs hoạt động cá nhân Hs khác nhận xét Gv chốt Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập Hs hoạt động cá nhân Hs khác nhận xét Gv chốt Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập Gv tổ chức thi làm nhanh giữa các bàn Đại diện 3 bàn làm nhanh nhất đọc Hs khác nhận xét Gv chốt và có thể cho điểm. 1’ 20’ 4’ 15’ I/ Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh. */ Bài tập 1. Các từ ngữ: Đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị đàn anh khác; Đi; Chẳng còn đều có nghĩa là chết. Tác dụng: giảm nhẹ sự thương tiếc, đau buồn */ Bài tập 2. Dùng từ '' bầu sữa '' cốt để tránh thô tục . */ Bài tập 3 Cách nói hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận. II/ Ghi nhớ Khái niệm và tác dụng của nói giảm nói tránh. III/ Luyện tập Bài tập 1(SGK Tr 108) Từ ngữ nói giảm nói tránh a/ đi ngủ . b/ chia tay nhau . c/ khiếm thị . d/ có tuổi . e/ đi bước nữa . Bài tập 2 (SGK Tr 108, 109) Câu sử dụng nói giảm nói tránh + Anh nên hòa nhã với bạn bè! + Anh không nên ở đây nữa! + Anh đừng hút thuốc trong phòng! + Nó nói như thế là thiếu thiện chí. + Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. Bài tập 3 (SGK Tr 109) Đặt câu sử dụng nói giảm nói tránh theo cách phủ định điều ngược lại. Chị xấu quá chị ấy chưa xinh (xấu đối lập với xinh; dùng từ chưa) Anh già quá! Anh ấy không còn trẻ. Giọng hát chua! Giọng hát chưa được ngọt lắm. - Cái áo của cậu không đẹp lắm - Bài văn của mình chưa sâu - Chiếc đồng hồ đeo tường không có hoa văn. 4/ Củng cố. (3’) (?) Hãy so sánh nói quá và nói giảm nói tránh ? - Giống : Đều là biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ văn , trong lời ăn tiếng nói hàng ngày . - Khác : + Nói quá là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm . Tác dụng : Nói quá để nhấn mạnh, gây ấn tượng . + Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự . Tác dụng : tránh cảm giác đau buồn, nặng nề... Gv hệ thống kiến thức bài 5/ HDHT (1’). - Học bài và hoàn thiện các bài tập - Chuẩn bị: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Thực hiện theo yêu cầu SGK trang 109, 110 ––––––––––––––––––––––––––––––––
Tài liệu đính kèm: