Giáo án Ngữ văn 8 tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề văn bản - Giáo viên: Dương Thị Thủy

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề văn bản - Giáo viên: Dương Thị Thủy

Tuần : 1

Tiết : 4 tập làm văn

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức : Sau bài học giúp học sinh

Nắm vững tính thống nhất của chủ đề văn bản trên cả hai phương diện : Hình thức và nội dung.

2. Kĩ năng : Biết vận dụng viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

3. Thái độ : Tính khoa học và thống nhất trong làm việc và học tập

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận

2. Học sinh: đọc ví dụ và trả lời câu hỏi

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp tích hợp với văn bản “Tôi đi học” của từ”- - Phương pháp gợi tìm,phân tích ngôn ngữ rèn luyện theo mẫu ,định hướng giao tiếp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Một văn bản khác hẳn với những câu văn hỗn độn do nó có tính mạch lạc và tính liên kết. Chính những chủ đề này làm cho văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề Thế nào là chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện qua những bình diện nào? Bài học sẽ làm rõ những điều đó.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề văn bản - Giáo viên: Dương Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tuần : 1
Tiết : 4 tập làm văn
Ngày dạy:18/08/2009	
Đ&Ð
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Kiến thức : Sau bài học giúp học sinh
Nắm vững tính thống nhất của chủ đề văn bản trên cả hai phương diện : Hình thức và nội dung.
Kĩ năng : Biết vận dụng viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
Thái độ : Tính khoa học và thống nhất trong làm việc và học tập
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận 
Học sinh: đọc ví dụ và trả lời câu hỏi 
PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp tích hợp với văn bản “Tôi đi học” của từ”- - Phương pháp gợi tìm,phân tích ngôn ngữ rèn luyện theo mẫu ,định hướng giao tiếp.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp: Kiểm diện.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Một văn bản khác hẳn với những câu văn hỗn độn do nó có tính mạch lạc và tính liên kết. Chính những chủ đề này làm cho văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề Thế nào là chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện qua những bình diện nào? Bài học sẽ làm rõ những điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
* Hoạt động 1:
* Học sinh nắm được khái niệm chủ đề của văn bản.
* Đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và cho biết:
? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thuở thiếu thời của mình?.
 Kỉ niệm :được mẹ dắt tay đi trên con đường làng,được mặc quần áo mới 
? Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác như thế nào trong lòng tác giả?
	ð Tâm trạng tác giả một cậu bé lần đầu tiên đi học.
	ð Nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “ Tôi đi học”; Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này.
? Em hiểu thế nào là chủ đề văn bản?.
* Hoạt động 2: Học sinh khái quát được những điều kiện để đảm bảo tính thống nhất chủ đề văn bản.
? Căn cứ vào đâu em biết chủ đề văn bản “ Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường?.
 Căn cứ vào nhan đề 
 * Các từ ngữ, câu văn đều tập trung nói về tâm trạng náo nức, ngỡ ngàng, cảm giác trong sáng của tác giả ở buổi đầu đi học.
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảm giác trong sáng của nhân vật “tôi” ở buổi đầu tiên đến trường. Những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu vào lòng nhân vật suốt cả cuộc đời?. ( Chú ý những từ ngữ nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật trên con đường cùng mẹ đến trường; khi cùng các bạn vào lớp với những cảm nhận khác biệt về một sự vật, sự việc trước và trong buổi đầu đến trường).
 Trên đường đi học :
 Cảm nhận về con đường :quen đi lại lắm lần nhưng lần này thấy lạ ,cảnh vật chung quanh thay đổi .
 Thay đổi hành vi :lội ra sông thả diều ,đi ra đồng nô đùa _đi học cố làm một học trò thực sự .
 Trên sân trường :
 Cảm nhận về ngôi trường :ngôi trường cao ráo va sạch sẽ hơn các ngôi nhà trong làng _xinh xắn oai nghiêm 
 Cảm giác lo sợ ,bỡ ngỡ ,lúng túng 
 Ttong lớp học :cảm thấy xa mẹ xa nhà 
? Tâm trạng và cảm xúc của dòng hồi tưởng được trình tả theo trình tự và nghệ thuật nào?
 * Theo trình tự thời gian: hiện tại nhớ về quá khứ.
 Nghệ thuật so sánh 	
? Từ việc phân tích trên hãy cho biết thế nào là tính thống nhất của chủ đề văn bản?. Thống nhất này được thể hiện ở những phương diện nào? Làm thế nào để viết được những văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?.
ð Học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
 Gv gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài tập1sgk/13_14
 Gv cho hs thảo luận câu hỏi sgk _thời gian 5phút Hết thời gian gv gọi đại diện các nhóm 1,3,5trình bày Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung 
 GV chốt ý lại 	
a. Căn cứ vào:
- Nhan đề.
- Mở, thân và kết cấu bài đều tập trung nói về rừng cọ và tình cảm của con người đối với rừng cọ.
b. Những ý lớn trong phần thân bài và sự sắp xếp rành mạch, liên tục, hợp lý của chúng.
c. Hai câu nói lên tình cảm của người dân sông Thao với rừng cọ: câu đầu; câu cuối.
- Những chi tiết thể hiện sự gắn bó giữa rừng cọ với người dân sông Thao qua việc miêu tả đặc điểm cây cọ và cuộc sống người dân.
- Những từ ngữ thể hiện sự gắn bó của người dân Sông Thao với rừng cọ.
I. CHỦ ĐỀ CỦẦ VĂN BẢN:
* Văn bản “Tôi đi học” Thanh Tịnh.
	ð Chủ đề: Những kỉ niệm hồn nhiên trong sáng của tác giả về buổi đầu tiên khai trường.
* Chủ đề văn bản: Là đối tượng và vấn đề trung tâm, cơ bản được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản.
II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN:
1. Những căn cứ để xác định chủ đề văn bản “Tôi đi học”.
- Nhan đề.
- Các từ ngữ: “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”; “lần đầu tiên đến trường”; “hai quyển vở mới”-
 Các câu văn:
+ “Hàng năm buổi tựu trường”;
+ Tôi quên thế nào là cảm giác trong sáng ấy
+ Hai quyển vở mới bắt đầu thấy nặng.
+ Tôi bặm tay  xuống đất.
2. Những chi tiết miêu tả cảm giác trong sáng của nhân vật:
a. Trên đường đi học:
- Con đường đi lại lắm lần -> thấy lạ.
b. Trong sân trường:
- Ngôi trường oai nghiêm -> lo sợ, vẩn vơ.
- Cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng khi xếp hàng vào lớp -> đứng nép vào người thân.
c. Trong lớp học:
- Cảm thấy nhớ mẹ, nhớ nhà.
GHI NHỚ: SGK – 10
III. LUYỆN TẬP:
1.Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản .
 Văn bản viết về rừng co,ï niềm tự hào của người sông Thao
 Bố cục 3phần 
Mở bài:(đoạn1)giới thiệu rừng cọ niềm tự hào của người sông Thao.
Thân bài :(đoạn2,3,4)
 Đoạn 2: miêu tả vẻ đẹp của cây cọ .
 Đoạn 3: sự gắn bó của con người với cây cọ.
 Đoạn 4: công dụng ,sự gắn bó của cây cọ với con người.
Kết bài :(đoạn 5) sự gắn bó thiết tha của con người sông Thao với rừng cọ .
4. Củng cố-luyện tập
 Thế nào là chủ đề?
- Tính thống nhất của chủ đề văn bản được thể hiện trên những phương diện nào.
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc bài+ Làm BT 2, 3 vào VBT
- Chuẩn bị soạn bài “Bố cục văn bản”: Trả lời các câu hỏi 1,2.I và 1,2,3.II / SGK/24,25.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1 TIET 4.doc