Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 4: Tính thống nhất chủ đề của văn bản - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 4: Tính thống nhất chủ đề của văn bản - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:-Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất chủ đề của văn bản.

-Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa. sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

3. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc tạo lập văn bản.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem lại văn bản “Tôi đi học”

2. Học sinh: Đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý ở sgk.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)

II. Bài cũ : (4p) GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

Tính thống nhất chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản. Đặc trưng này của văn bản liên hệ mật thiết với tính mạch lạc và không có tính liên kết là văn bản không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1342Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 4: Tính thống nhất chủ đề của văn bản - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn:7/9
Tiết 4	:	TÍNH THỐNG NHẤT CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:-Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất chủ đề của văn bản.
-Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa. sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
3. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc tạo lập văn bản.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem lại văn bản “Tôi đi học”
2. Học sinh: Đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý ở sgk.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (4p) GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Tính thống nhất chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản. Đặc trưng này của văn bản liên hệ mật thiết với tính mạch lạc và không có tính liên kết là văn bản không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(6 p) Tìm hiểu khái niệm
GV gọi một hs văn bản Tôi đi học, nêu câu hỏi trong sgk để hs định hướng tới khái niệm chủ đề của một văn bản.
Hs làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, gv nhận xét, bổ sung. Hs ghi ý chính vào vở.
GV cho hs tìm thêm chủ đề của văn bản Thánh Gióng, Tiếng gà trưa, Cổng trường mở ra
Hoạt động 3(12p) Tìm hiểu tính thống nhất chủ đề của văn bản.
GV: Em hiểu thế nào là tính thống nhất chủ đề của văn bản?
Tính thống nhất chủ đề của văn bản Tôi đi học được thể hiện ở những phương diện nào?
GV gợi ý để hs thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Lớp nhận xét, gv bổ sung
Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ, gọi một hs khác nhắc lại.
Hoạt động 4:(13p) Tổ chức cho hs luyện tập
 GV cho hs đọc bài tập 1, các nhóm trao đổi, cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, góp ý, bổ sung.
HS đọc bài tập 2, làm việc độc lập, trình bày trước lớp, lớp nhận xét, gv bổ sung.
Nội dung kiến thức
I. Chủ đề văn bản
1 Đọc văn bản.
2. Nhận xét:
- Văn bản Tôi đi học là hồi tưởng về những kỉ niệm sâu sắc, trong sáng của nhân vật ‘tôi” ngày đầu đi học, cắp sách tới trường.
- Chủ đề của văn bản là vấn đề trung tâm, vấn đề cơ bản được tác giả nêu lên , đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
-Tính thống nhất chủ đề của văn bản là tác giả phải tập trung phản ánh, thể hiện một nội dung, một vấn đề nào đó, không lan man rời rạc.
- Tính thống nhất chủ đề văn bản Tôi đi học:
+ Tên Văn bản Tôi đi học
+ các từ ngữ thể hiện chủ đề đi học: tựu trường, lần đầu tiên đến trường, đi học, hai quyển vở mới, ông đốc, thầy giáo
+ diễn biến tm trạng của nhân vật “tôi”.
+ Ngôn ngữ, các chi tiết trong truyện đều tập trung tô đậm cảm giác bỡ ngỡ, trong sáng của “tôi”.
*Ghi nhớ:SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1:
a.Văn bản nói về rừng cọ quê tôi có tính thống nhất của chủ đề( tên văn bản, phần mở đầu giới thiệu khái quát vẻ đẹp quê tôi với rừng cọ trập trùng; phần thân bài nói lên vẻ đẹp, sức mạnh, tác dụng của cây cọ trong đời sống con người; phần kết là niềm tự hào và nỗi nhớ rừng cọ quê nhà..)
b. Chủ đề: Sự gắn bó và tình cảm yêu thương của người dân sông Thao với rừng cọ quê hương mình.
Bài tập 2: Trường hợp b sẽ làm cho bài viết lạc đề.
	D. Củng cố, dặn dò:(5p)
	* Củng cố:
	 - Thế nào là chủ đề và tính thống nhất chủ đề trong văn bản.	
* Dặn dò:
 - Làm bài tập 3. Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ khi đọc văn bản Tôi đi học( chú ý vận dụng kiến thức đã học)
- Soạn bài Trong lòng mẹ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4.doc