Giáo án Ngữ văn 8 tiết 91 bài 25: Tiếng việt: Câu phủ định

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 91 bài 25: Tiếng việt: Câu phủ định

TIẾT 91 TIẾNG VIỆT

CÂU PHỦ ĐỊNH

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu thế nào là câu phủ định, đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định, công dụng của câu phủ định.

 b) Về kĩ năng: Biết cách sử dụng câu phủ định cho hợp lí.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài theo SGK và hướng dẫn của GV.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Thế nào là câu trần thuật? Đặt 3 câu trần thuật có nội dung hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 91 bài 25: Tiếng việt: Câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 91 TIẾNG VIỆT
CÂU PHỦ ĐỊNH
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu thế nào là câu phủ định, đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định, công dụng của câu phủ định.
	b) Về kĩ năng: Biết cách sử dụng câu phủ định cho hợp lí.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài theo SGK và hướng dẫn của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là câu trần thuật? Đặt 3 câu trần thuật có nội dung hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn?
	Đáp án: - Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán. (2 điểm)
	- Câu trần thuật dùng để thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, (3 điểm)
	- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm lửng, (2 điểm)
	Đặt câu: - Con hứa với mẹ năm nay con sẽ cố gắng đạt học sinh giỏi. (1 điểm)
	- Cháu xin lỗi bà vì cháu đã đến muộn. (1 điểm)
	- Con cảm ơn món quà sinh nhật bố mẹ mua tặng con. (1 điểm)
	* Vào bài (1’): Khi cần phủ định một vấn đề nào đó, người ta thường dùng câu phủ định. Vậy, câu phủ định có đăc điểm có đặc điểm như thế nào? Tiết này, ta cùng tìm hiểu.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG (23’)
	1. Ví dụ
	* Ví dụ 1
	a) Nam đi Huế.
	b) Nam không đi Huế.
	c) Nam chưa đi Huế.
	d) Nam chẳng đi Huế.
	GV: Gọi HS đọc ví dụ.
	?TB: Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a?
	HS: Câu b có thêm từ “không”. Câu c có thêm từ “chưa”. Câu d có thêm từ “chẳng”.
	?TB: Những từ đó mang ý nghĩa gì?
	HS: Đó là các từ mang ý phủ định.
	?KH: Mức độ phủ định giữa các câu có khác nhau không?
	HS: Mức độ phủ định có sự khác nhau. Nếu câu a khẳng định có diễn ra việc đi Huế của Nam thì các câu b, c, d phủ định điều đó: không phủ định hoàn toàn, chưa phủ định có thời điểm (sau có thể đi), chẳng phủ định hoàn toàn không có việc đó xảy ra.
	?KH: Các từ không, chưa, chẳng tác động đến phần nào của câu?
	HS: Tác động đến VN để biểu thị ý nghĩa phủ định hành động của chủ thể (Nam).
	GV: Ngoài trường hợp từ phủ định tác động lên thành phần VN, chúng ta còn có thể gặp trường hợp từ phủ định tác động lên CN và các thành phần khác của câu, ví dụ: Không phải là anh ấy đọc báo. (từ phủ định tác động lên CN). Anh ấy đọc không phải là báo mà là truyện. (tác động lên BN).
	* Ví dụ 2
	GV: Gọi HS đọc ví dụ 2. SGK. T. 52.
	?TB: Ví dụ bạn vừa đọc, câu nào chứa những từ ngữ phủ định?
	HS: Đó là các câu: “Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.”, “Đâu có!”	
	?TB: Các ông thầy bói dùng câu phủ định để làm gì?
	HS: Thầy sờ ngà phản bác ý kiến của thầy sờ vòi. Thầy sờ tai phản bác ý kiến của cả hai người mà chủ yếu là của ông thầy bói sờ vòi.
	?KH: Vậy, nội dung phủ định ở ví dụ 1 và ví dụ 1 có gì khác nhau?
	HS: Ví dụ 1 dùng để thông báo, xác nhận sự việc Nam không đi Huế=> những câu phủ định như ví dụ 1 là câu phủ định miêu tả. Ví dụ 2 dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định của người khác=> câu phủ định bác bỏ.
	?TB: Qua tìm hiểu các ví dụ em hiểu thế nào về đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định?
	2. Bài học
	Ghi: - Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu (có)
	- Câu phủ định dùng để:
	+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
	+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
	II. LUYỆN TẬP (15’)
	1. Bài 1 (T. 53)
	?: Trong các câu ở bài 1, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
	HS: Có những câu phủ định bác bỏ sau:
	b) Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! (ông giáo phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc)
	c) Không, chúng con không đói nữa đâu. (cái Tí phản bác điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ)
	2. Bài 2 (53, 54)
	GV: Gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài 2.
	?: Những câu trong bài 2 có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
	HS: Tất cả ba câu trong a, b, c đều là câu phủ định. Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác (ví dụ a không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong ví dụ c ai chẳng), hoặc kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong ví dụ b không ai không)=> ý nghĩa của các câu phủ định đó là khẳng định chứ không phủ định.
	?: Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên?
	a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa (nhất định).
	b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng (mọi người đều) từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
	c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
	3. Bài 3 (T. 54)
	?: Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?
	HS: Nếu thay thì phải viết lại: “Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.”
	GV: Lưu ý phải bỏ từ nữa mới đúng. Vì khi thay không bằng chưa thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
	4. Bài 6 (T. 54)
	?: Viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và bác bỏ?
	Ví dụ: Trên đường đi học về, Nam và Hùng đang trò chuyện rất rôm rả. Bỗng Thắng chạy đuổi theo gọi rất to:
	- Nam, Hùng ơi! Chiều nay, đi xem phim nhé!
	Nam quay lại:
	- Tớ không đi đâu.
	Hùng tiếp lời:
	- Phim hoạt hình không xem.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ và đặt câu phủ định miêu tả, câu phủ định phản bác.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’): 
	- Về học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 5.
	- Tiết tới chuẩn bị chương trình địa phương phần TLV. Yêu cầu các em chọn một di tích, thắng cảnh ở địa phương mình, điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu rồi viết một bài văn thuyết minh không quá 1000 chữ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 91 bai 25.doc