Giáo án Tuần 5 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 5 - Ngữ văn 8

Bài 5

 Tiếng Việt:

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ

BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.

- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

II/ CHUẨN BỊ :

 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bảng phụ

 HS: Xem bài trước ở nhà

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) On định tổ chức: (1) gv kiểm tra sĩ số hs

2) Kiểm tra bài cũ: (4)

Câu hỏi: - Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Cho ví dụ minh hoạ

 - Việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn miêu tả và tự sự có tác dụng gì ?

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 5 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 	 	 Ngày soạn: 
Tiết : 17 	 Ngày dạy : 
Bài 5
 Tiếng Việt:
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ 
BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 HS: Xem bài trước ở nhà
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: 	- Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Cho ví dụ minh hoạ
	- Việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn miêu tả và tự sự có tác dụng gì ?
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (7’)
GV: Gắn bảng phụ đã ghi ví dụ lên bảng – gọi 2 hs đọc ví du – yêu cầu cả lớp quan sát chú ý các từ in đậm
HS: Đọc ví dụ
GV: Các từ “bắp”, “bẹ” đều có nghĩa là “ngô”. Trong 3 từ “bắp”, “bẹ” và “ngô” từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?
GV: Giải thích: từ ngữ toàn dân là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi(trong tác phẩm văn học, trong giấy từo hành chính) trong cả nước)
HS: “Bắp”, “bẹ” là từ ngữ địa phương ; “ngô” là từ ngữ toàn dân.
GV: Nêu thêm một số từ ngữ khác : cươi, mần, mun, trốc, cảy (từ ngữ địa phương Nghệ Tĩnh) / sân, làm, tro, đầu,sưng (từ ngữ toàn dân)
GV: Em hãy tìm thêm 1 số ví dụ về từ địa phương nơi em 
I/ Từ ngữ địa phương :
1) Ví dụ: (sgk)
2) Nhận xét :
- Bắp, bẹ ¨ từ địa phương
- Ngô ¨ từ ngữ toàn dân
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
đang sống hoặc các vùng miền khác.
HS: Tìm và nêu
GV: Nhận xét, đánh giá.
GV: Từ việc tìm hiểu các ví dụ ở trên em hiểu thế nào là từ địa phương?
HS: Phát biểu định nghĩa.
GV: Nhận xét, tổng kết – gọi hs đọc ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: (10’)
GV: Gắn bảng phụ đã ghi ví dụ lên bảng – gọi 1hs đọc ví dụ
HS: Đọc ví dụ
GV: Tại sao trong đoạn văn trên, có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ lại dùng từ “mợ”? Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng “mợ”, cha được gọi bằng “cậu”?
HS: Vì “mẹ” và “mợ” là hai từ đồng nghĩa. Ơû xã hội ta trước Cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu, con gọi mẹ là “mợ”, gọi cha là “cậu”. “Mẹ” là 1 từ ngữ toàn dân, “mợ” là từ ngữ của một tầng lớp xãhội nhất định. Ơû trong đoạn văn trên, tác giả dùng từ “mẹ” trong lời kể mà đối tượng là độc giả và “mợ” là từ dùng trong câu đáp của cậu bé Hồng trong cuộc đối thoại giữa cậu ta với người cô, hai người cùng tầng lớp xã hội.
GV: Gọi 1 hs đọc ví dụ trong mục II.b – yêu cầu cả lớp quan sát chú ý các từ in đậm.
HS: Đọc ví dụ.
GV: Các từ “ngỗng”, “trúng tủ” có nghĩa là gì ?
HS: “Ngỗng” là điểm 2 ; “Trúng tủ” là trúng nội dung đã ôn tập kĩ.
GV: Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
HS: Đó là tầng lớp học sinh.
GV: Qua việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội?
HS: Phát biểu định nghĩa.
GV: Nhận xét, tổng kết – gọi hs đọc ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: (10’)
GV: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
HS: Cần chú ý đến tình huống giao tiếp.
GV: Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? (gv giải thích : lạm dụng là dùng quá mức đã quy định)
* Ghi nhớ (sgk)
II/ Biệt ngữ xã hội :
1) Ví dụ 1 : (sgk)
* Nhận xét: 
- Mợ, Cậu : là tiếng gọi mẹ cha của tầng lớp trung lưu, thượng lưu thời trước
2) Ví dụ 2 : (sgk)
* Nhận xét :
- Ngỗng : điểm 2
- Trúng tủ : trúng nội dung đã ôn tập kĩ.
¨ Từ dùng trong tầng lớp học sinh.
* Ghi nhớ (sgk)
III/ Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội :
- Cần chú ý đến tình huống giao tiếp.
- Không nên lạm dụng
- Có thể sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn chương để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội và 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Vì như vậy sẽ làm cho người giao tiếp với mình khó hiểu, khó tiếp nhận
GV: Gọi 1 hs đọc các đoạn trích trong mục III.2
HS: Đọc ví dụ
GV: Vì sao trong các đoạn văn, đoạn thơ trên đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
HS: Trong các đoạn trích trên, tác giả sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nhằm mục đích tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội và để tăng tính nghệ thuật
GV: Như vậy để sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có hiệu quả chúng ta cần tuân thủ những điều gì ?
HS: Phát biểu
GV: Nhận xét, bổ sung, tổng kết – gọi hs đọc ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: (8’)
GV: Yêu cầu cả lớp quan sát mẫu và làm theo mẫu – gv chia lớp thành 2 nửa,tổ chức cho hs thi tìm nhanh (bên nào tìm được nhiều từ hơn là thắng)
HS: Thực hiện bài tập
GV: Yêu cầu đại diện của 2 bên lên bảng liệt kê 
HS:Lên bảng liệt kê
GV: Nhận xét, đánh giá – Công bố kết quả 
GV: Yêu cầu mỗi hs tự tìm các từ ngữ của tầng lớp hs hoặc của các tầng lớp xã hội khác – liệt kê vào giấy nháp, giải thích nghĩa và nêu ví dụ minh hoạ
HS: Thực hiện bài tập
GV: Gọi một số hs trình bày – gv gọi các hs nhận xét – gv nhận xét, đánh giá.
GV: Gọi 1học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3
HS: Đọc bài tập
GV: Yêu cầu hs thảo luận 
HS: Thảo luận
GV: Gọi đại diện trình bày – gọi nhóm khác nhận xét – gv nhận xét, đánh giá, kết luận
- Trường hợp (a) nên dùng từ địa phương, các trường hợp còn lại không nên dùng.
để tăng tính nghệ thuật
* Ghi nhớ (sgk)
IV/ Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 2 :
Bài tập 3:
Củng cố: (3’) GV khái quát lại ý chính toàn bài – gọi học sinh đọc phần đọc thêm
Dặn dò: (2’) HS học thuộc phần ghi nhớ, làm lại tất cả các bài tập vào vở bài tập, chuẩn bị bài Tóm tắt văn bản tự sự để tiết sau học.
Tuần: 5 	 	 Ngày soạn: 
Tiết : 18 	 Ngày dạy : 
Bài 5
 Tập làm văn:
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự
Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 HS: Xem bài trước ở nhà
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: 	- Em hãy nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
	- Để liên kết các đoạn văn trong văn bản người ta thường dùng những cách nào?
Bài mới:
* Giới thiệu bài : (2’) Tóm tắt là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống học tập và nghiên cứu. Khi ra đường, chứng kiến một sự việc nào đó, về nhà kể tóm tắt lại cho gia đình nghe. Xem 1 cuốn sách, 1 bộ phim hay ta có thể tóm tắt lại cho người chưa đọc, chưa xem được biết. Khi đọc tác phẩm văn học, muốn nhớ được lâu, người đọc thường phải ghi chép lại bằng cách tóm tắt nội dung của văn bản đóVậy thế nào là tóm tắt văn bản ? Làm thế nào để tóm tắt được văn bản ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : (13’)
GV: Nêu tình huống :Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã học nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự. Từ gợi ý trên, theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Hãy suy nghĩ và lựa chon câu trả lời đúng nhất trong các câu sau (gv gắn bảng phụ đã ghi bài tập lên bảng)
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ tình huống và thảo luận để trả lời – gv lưu ý hs : khi trả lời cần phải giải thích rõ vì sao lại chọn kết luận này và các kết luận còn lại không đúng vì sao.
HS: Thảo luận nhóm
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
 Tóm tắt văn bản tự sự : là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời – gọi nhóm khác nhận xét, sửa chữa – gv nhận xét, sửa chữa, kết luận
- Ý (b) là câu trả lời đúng nhất. 
Hoạt động 2 : (10’)
GV: Yêu cầu cả lớp đọc thầm văn bản tóm tắt đã cho trong mục II.1
HS: Đọc văn bản tóm tắt.
GV: Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? 
HS: Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh . 
GV: Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó? 
HS: Dựa vào các nhân vật, sự việc và các chi tiết tiêu biểu đã nêu trong văn bản tóm tắt chúng ta có thể nhận ra điều đó. 
GV: Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” không?
HS: Văn bản tóm tắt trên đã nêu được các nhân vật và sự việc chính của truyện.
GV: Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản “Sơn Tinh Thuỷ Tinh ” đã học (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc )?
HS: Văn bản tóm tắt trên khác với văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh ở chỗ:
- Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều.
- Số lượng nhân vật và sự việc trong văn bản tóm tắt ít hơn. (Vì chỉ lựa chọn các nhân vật chính và những sự việc quan trọng)
- Lời văn trong văn bản tóm tắt là lời của người viết tóm tắt.
GV: Từ việc tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết một văn bản tóm tắt cần phải đạt những yêu cầu gì?
GV: Gợi mở :Văn bản tóm tắt có cần phải đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt hay không? Có cần đảm bảo tính khách quan, tính hoàn chỉnh và tính cân đối hay không?)
HS: Thảo luận
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời – gọi nhóm khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, kết luận 
Một văn bản tóm tắt cần phải đạt những yêu cầu sau:
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt
- Bảo đảm tính khách quan : trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm vào các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt,
- Bảo đảm tính hoàn chỉnh : dù ở các mức độ khác nhau, nhưng văn bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được 
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự :
1) Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt :
a) Ví dụ :
b) Nhận xét :
Õ Các yêu cầu :
+ Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt
+ Bảo đảm tính khách quan 
+ Bảo đảm tính hoàn chỉnh
+ Bảo đảm tính cân đối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
toàn bộ câu chuyện
-Bảo đảm tính cân đối : số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần, phải phù hợp.
Hoạt động 4: (10’)
GV: Muốn viết dược một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?
GV: Để tóm tắt văn bản em có cần đọc tác phẩm được tóm tắt không ? Việc đọc văn bản giúp em điều gì trong việc tóm tắt ?
HS: Trao đổi – thảo luận
GV: Gọi một số hs trình bày – gọi các hs nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, chốt 
Cần đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó
GV: Sau khi đọc tác phẩm, chúng ta có cần phải xác định nội dung chính cần tóm tắt không ? Em sẽ xác định những gì cho văn bản cần tóm tắt ?
HS: Trao đổi thảo luận
GV: Gọi một số hs trình bày – gọi các hs nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, chốt 
Xác định nội dung chính cần tóm tắt : Lựa chọn các nhân vật quan trọng, những sự việc tiêu biểu.
GV: Sau khi xác định các nội dung chính có cần sắp xếp chúng theo một trật tự hợp lí không hay là sắp xếp nội dung nào trước cũng được ?
HS: Trao đổi – thảo luận
GV: Gọi một số hs trình bày – gọi các hs nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, chốt 
- Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
GV: Sau khi đọc văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp chúng theo một trật tự hợp lý. Việc cuối cùng là viết văn bản tóm tắt, để viết văn bản tóm tắt em sẽ dùng lời văn của em hay của người kể chuyện trong tác phẩm ?
HS: Trao đổi – thảo luận
GV: Gọi một số hs trình bày – gọi các hs nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, chốt 
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình
GV: Lưu ý hs : Khi tóm tắt cần nêu đầy đủ các nội dung chính, nhân vật quan trọng ; bỏ hết các câu chữ thừa, các nhân vật, sự việc và chi tiết phụ của truyện
GV: Tổng kết bài học – gọi hs đọc ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ.
2) Các bước tóm tắt văn bản :
- Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt 
- Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình
* Ghi nhớ (sgk)
Củng cố: (3’) GV khái quát lại ý chính toàn bài
Dặn dò: (2’) HS học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự để tiết sau học.
˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜™™™™™™™™™™™™™™™™
Tuần: 5 	 	 Ngày soạn: 
Tiết : 19 	 Ngày dạy : 
Bài 5
 Tập làm văn:
LUYỆN TẬPTÓM TẮT 
VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Oân lại cách thức tóm tắt một văn bản tự sự
Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
 HS: Làm bài các bài tập trước khi đến lớp.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: 	- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Muốn viết dược một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : (10’)
GV: Yêu cầu 1 hs đọc yêu cầu của bài tập 1
HS: Đọc bài tập
GV: Bản liệt kê đã cho ở trong sgk đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?
(yêu cầu hs thảo luận nhóm)
HS: Thảo luận nhóm
GV: Lần lượt gọi các nhóm trình bày ý kiến
HS: Đại diện nhóm trình bày
Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
1) Nhận xét:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Tổng hợp các ý kiến và yêu cầu cả lớp thảo luận để chọn ra ý kiến đúng
HS: Thảo luận – thống nhất
GV: Nhận xét – kết luận:
Bản liệt kê trong sgk đã nêu lên các sự việc, nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn, thiếu mạch lạc, vì thế muốn tóm tắt cần phải sắp xếp lại thứ tự các việc đã nêu.
GV: Yêu cầu cả lớp : hãy sắp xếp lại các sự việc đã cho theo một trình tự hợp lí.
HS: Thực hiện việc sắp xếp
GV: Gọi 1 số hs trình bày – gọi các hs khác nhận xét, sửa chữa – gv nhận xét, kết luận
Có thể sắp xếp như sau :
(b) ¨ (a) ¨ (d) ¨ (c) ¨ (g) ¨ (e) ¨ (i) ¨ (h) ¨ (k)
Hoạt động 2 : (10’)
GV: Yêu cầu hs :dựa vào sự sắp xếp ở trên em hãy viết tóm tắt truyện “Lão Hạc” bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng)
HS: Thực hành viết văn bản tóm tắt.
Hoạt động 3 : (10’)
GV: Yêu cầu : các em hãy trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau đọc (2 hoặc 3 hs ngồi cùng bàn)
HS: trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau đọc 
GV: Gọi một số hs đọc bản tóm tắt của mình
HS: Đọc bản tóm tắt
GV: Yêu cầu cả lớp nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Hướng dẫn hs chỉnh sửa lại những lỗi mà các em mắc phải để có một văn bản tóm tắt tương đối hoàn chỉnh.
Hoạt động 4 : (5’)
GV: Đọc bản tóm tắt truyện Lão Hạc để hs tham khảo:
“ Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Oâng giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bổng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu 
vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu”
2) Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí :
Có thể sắp xếp theo trình tự như sau :
(b) ¨ (a) ¨ (d) ¨ (c) ¨ (g) ¨ (e) ¨ (i) ¨ (h) ¨ (k)
3) Viết bản tóm tắt:
4) Nhận xét – đánh giá – sửa chữa :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn bài tập 2 và 3 – yêu cầu hs về nhà làm
Bài 2 : Nhân vật chính trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là chị Dậu ; Sự việc tiêu biểu là : chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu
Bài 3: Văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc, các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt. (bài này chỉ dành cho hs khá giỏi)
Củng cố: (4’) GV nhắc lại trình tự các bước tóm tắt văn bản, gọi hs đọc 2 bài đọc thêm trong sách giáo khoa
Dặn dò: (2’) HS về nhà làm các bài tập còn lại vào vở bài tập.
˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜™™™™™™™™™™™™™™™™
Tuần: 5 	 	 Ngày soạn: 
Tiết : 20	 Ngày dạy : 
Bài 5
 Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Nhận biết được những lỗi thường mắc phải khi làm bài và từ đó rút ra những kinh nghiệm cho những bài làm sau
Học tập được các kinh nghiệm làm bài từ các bạn hoặc qua bài làm phát huy được những mặt tích cực của bản thân.
Tự đánh giá được khả năng, nhận thức của mình trong quá trình làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Bài tập làm văn đã chấm, những nhận xét về bài làm, dàn ý đại cương của bài văn.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
GV: kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
Bài mới:
GV: Ghi đề bài lên bảng : Người ấy (bạn, thầy, người thân,) sống mãi trong lòng tôi.
Hoạt động 1 : 
GV: Gọi 1 hs đọc đề bài
HS: Đọc đề bài
GV: Hướng dẫn hs phân tích yêu cầu của đề, phạm vi kiến thức cần sử dụng
GV: Hướng dẫn hs xây dựng dàn ý đại cương.
Hoạt động 2 : 
 GV: Nhận xét bài làm của hs : 
Ưu điểm : Nhìn chung các em có hiểu đề, biết kể chuyện, số bài đạt điểm 5 trở lên tương đối nhiều, trong đó một số bài viết tương đối hay chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp
Nhược điểm :
+ Các bài viết còn thiên về kể chuyện quá nhiều mà chưa bộc lộ được tình cảm, cảm xúc nên bài viết còn khô khan.
+ Một số bài viết trình bày cẩu thả, viết hoa tuỳ tiện, câu văn què cụt, sai lỗi chính tả nhiều
+ Một số bài viết chưa có bố cục rõ ràng, cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt chưa chính xác, chưa hay.
Hoạt động 3 :
 GV: Trả bài và hướng dẫn hs sửa lỗi chính tả
 HS: Tự sửa lỗi chính tả.
 GV: Chọn đọc một vài bài đạt điểm cao để cả lớp học tập ; Nêu các ý văn hay để khuyến khích hs
Hoạt động 4 :
 GV: Lấy điểm vào sổ.
Củng cố: (3’) GV Nhắc lại bố cục 3 phần của bài văn tự sự và nhiệm vụ của từng phần.
Dặn dò: (2’) HS về nhà xem lại bài viết của mình để rút kinh nghiệm cho những bài viết sau được tốt hơn, soạn bài Cô bé bán diêm để tuần sau học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc