Giáo án Ngữ văn 8 tiết 38 bài 10: Văn bản: Ôn tập truyện kí Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 38 bài 10: Văn bản: Ôn tập truyện kí Việt Nam

TIẾT 38: VĂN BẢN

ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1) Về kiến thức: Củng có hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại VN lớp 8.

2) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, kĩ năng khái quát những nội dung lớn của một thời kì văn học trong quá trình ôn tập.

3) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, khoa học.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 1) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, nghiên cứu soạn giáo án.

 2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B:

 Sĩ số 8C:

A) Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

* Vào bài (1’): Từ đầu năm học đến nay, các em đã được tìm hiểu một số truyện kí tiêu biểu thuộc dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, để giúp các em nắm vững hơn nữa giá trị của các tác phẩm đó giờ học này, chúng ta cùng đi ôn tập.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 38 bài 10: Văn bản: Ôn tập truyện kí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 38: VĂN BẢN
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	1) Về kiến thức: Củng có hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại VN lớp 8.
2) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, kĩ năng khái quát những nội dung lớn của một thời kì văn học trong quá trình ôn tập.
3) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, khoa học.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	1) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, nghiên cứu soạn giáo án.
	2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: 
	Sĩ số 8C: 
A) Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Vào bài (1’): Từ đầu năm học đến nay, các em đã được tìm hiểu một số truyện kí tiêu biểu thuộc dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, để giúp các em nắm vững hơn nữa giá trị của các tác phẩm đó giờ học này, chúng ta cùng đi ôn tập.
B) Dạy nội dung bài mới
	I. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN TRUYỆN KÍ VIỆT NAM ĐÃ HỌC (18’) 
	?TB: Theo mẫu SGK, em hãy lập bảng thống kê vào vở viết của mình?
S
TT
Tên văn bản,
 tác giả
Thể loại
PT biểu đạt
ND chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Tôi đi học (1941)
Thanh Tịnh (1911- 1988)
Truyện ngắn
Tự sự (xen trữ tình)
Những kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên.
Ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác.
2
Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu, 1938) Nguyên Hồng (1918-1982)
Hồi kí
(trích)
Tự sự (xen trữ tình)
Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình thương yêu mẹ của chú bé.
Ngòi bút thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành giàu sức biểu cảm.
3
Tức nước vỡ bờ (Tắt Đèn, 1939)
 Ngô Tất Tố (1893 - 1945)
Tiểu thuyết
(trích)
Tự sự
Phê phán chế độ phong kiến tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân trước cách mạng.
Khắc hoạ nhân vật rõ nét ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động. Ngôn ngữ kể chuyện miêu tả cuả tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đặc sắc.
4
 Lão Hạc (1943) 
Nam Cao 
(1915-1951)
Truyện ngắn
(trích)
Tự sự (xen trữ tình)
Số phận bi thảm của người nông dân trong XH cũ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Khắc hoạ nhânvật tài tình cách dẫn truyện tự nhiên hấp dẫn kết hợp tự sự với triết lí biểu cảm.
	?KH: Từ việc lập bảng thống kê trên, hãy nêu những điểm giống nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4?
	HS: Giống nhau: Đều là văn bản tự sự, là truyện kí hiện đại (được sáng tác vào thời kì 1930-1945). Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời; đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập. Đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người; tố cáo những gì tàn ác, xấu xa). Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực).
	GV: Có thể nói, những điểm giống nhau của ba văn bản trên đều là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước Cách mạng đồng thời cũng thể hiện vai trò phản ánh của văn học đối với đời sống xã hội ở mỗi thời kì khác nhau.
 	?KH: Hãy nêu những điểm khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4?
	HS: Khác nhau về thể loại. Khác nhau về nội dung cụ thể ở mỗi tác phẩm (Nỗi đau khổ và tình thương yêu mẹ của một cậu bé mồ côi cha sống giữa sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội; số phận bi thảm và nhân cách cao đẹp của một ông lão nông dân nghèo khổ; vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân trước Cách mạng). Khác nhau về đặc điểm nghệ thuật: Trong lòng mẹ: là văn hồi kí chân thực, trữ tình thiết tha. Tức nước vỡ bờ: khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách sinh động. Lão Hạc: nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình.
	GV: Những điểm khác nhau nói trên làm nên sự phong phú đa dạng của truyện, kí trước Cách mạng nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung.
	II. GIÁ TRỊ VĂN HỌC (15’) 
	1. Giá trị nghệ thuật
	?KG: Qua tìm hiểu, em hãy nêu những điểm thành công về nghệ thuật của truyện và kí Việt Nam đã học?
	Ghi: - Sử dụng thành công phương thức tự sự xen yếu tố miêu tả, trữ tình.
	 - Hầu hết các tác phẩm đều viết bằng bút pháp hiện thực; ngôn ngữ chân thực, gần đời sống; cách viết mới mẻ bằng chữ Quốc ngữ.
	- Đa dạng về thể loại: hồi kí, truyện ngắn, tiểu thuyết- đó là phong cách truyện hiện đại.	
	2. Giá trị nội dung
	?KH: Nêu giá trị nội dung của các văn bản truyện kí nói trên?
	Ghi:- Các văn bản đều tập trung phản ánh hiện thực cuộc sống tối tăm, cùng cực của con người trong xã hội thực dân phong kiến.
	- Các văn bản đều chan chứa tinh thần nhân đạo cao cả: cảm xúc trong trẻo khi đến trường lần đầu tiên; yêu thương trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người; tố cáo sự tàn ác, xấu xa của xã hội thực dân phong kiến.
	III. KẾT LUẬN (4’) 
	?KG: Qua phần ôn tập, em hãy đánh giá chung về truyện kí Việt Nam đã học?
	Ghi: - Truyện kí Việt Nam hiện đại trước Cách mạng hầu hết được viết theo bút pháp hiện thực đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.
C) Củng cố, luyện tập (5’):
	?: Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
	HS: Tự bày tỏ theo cảm nhận của bản thân. GV nhận xét, uốn nắn.
D) Hướng dẫn học ở nhà (1’):
	- Ôn lại các truyện kí đã học, soạn Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Yêu cầu về nhà:
	+ Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần chú thích *, chú thích từ khó.
	+ Đọc, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38' bai 10'.doc