Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Hiểu nói quá là gì? Nói quá có tác dụng như thế nào? Nói quá và nói khoác khác nhau như thế nào?

2. Kĩ năng: phân tích giá trị của phép tu từ nói quá.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng phép tu từ nói quá, tránh nhầm lẫn nói quá và nói khoác.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, đọc thêm tư liệu, bảng phụ

2. Học sinh: học bài, soạn bài, chuẩn bị tiểu phẩm

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2p)

II. Bài cũ : (4p)

Tìm những từ địa phương tương ứng với từ cha, mẹ?

III Bài mới:

Hoạt động 1:(4p) Khởi động

Gv mời hs trình bày tiểu phẩm, Gv đặt câu hỏi để từ đó dẫn vào bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/11/06
Tiết 37: NÓI QUÁ
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu nói quá là gì? Nói quá có tác dụng như thế nào? Nói quá và nói khoác khác nhau như thế nào?
2. Kĩ năng: phân tích giá trị của phép tu từ nói quá.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng phép tu từ nói quá, tránh nhầm lẫn nói quá và nói khoác.
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, đọc thêm tư liệu, bảng phụ
2. Học sinh: học bài, soạn bài, chuẩn bị tiểu phẩm
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2p)
II. Bài cũ : (4p) 
Tìm những từ địa phương tương ứng với từ cha, mẹ?
III Bài mới:
Hoạt động 1:(4p) Khởi động
Gv mời hs trình bày tiểu phẩm, Gv đặt câu hỏi để từ đó dẫn vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: (10p)Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của nói quá.
Gv đưa ví dụ lên phim trong, gọi hs đọc ví dụ 
GV nêu câu hỏi 1 ở SGk
Hs làm việc độc lập
Gv yêu cầu hs dựa vào đối tượng như trên thử diễn đạt bằng cách nói thường không cường điệu. So sánh hai cách nói này.
Rút ra nhận xét tác dụng của nói 
Quá
Từ những phân tích trên, em hãy nêu khái niệm thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá?
Hs trả lời, gv chốt lại. Gọi 1 hs đọc ví dụ ở SGK
Tìm những tên gọi khác?( cường điệu, phóng đại, khoa trương, thậm xưng, ngoa ngữ)
Hs tìm những câu tục ngữ, ca dao, thơ có sử dụng nói quá?
Hoạt động 3(20p): Luyện tập
Gv đưa nội dung bài tập lên đèn chiếu, gọi hs đọc.
Cho hs cả lớp làm, mỗi hs trả lời một câu
Tổ chức cho hs làm như bài 1.
Hs giải thích nghĩa thành ngữ rồi đặt câu.
Lớp nhận xét. Gv gợi ý thêm
Hs làm việc theo nhóm
Mời các nhóm nhận xét bài của nhau
Hs thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét. Gv bổ sung
Nội dung ghi bảng
I.Nói quá và tác dụng của nói quá.
1. Thế nào là nói quá?
a. Ví dụ:SGK
b. Nhận xét:
*Thực chất mấy câu này nhằm nói:
- Đêm tháng năm, ngày tháng mười có khoảng thời gian ngắn.
-“thánh thót như mưa ruộng cày”: Người cày ruộng, khó nhọc nên tiết nhiều mồ hôi
* Mức độ tính chất của hiện thực được miêu tả trong văn bản: không bình thường, hơn mức độ tính chất hiện thực rất nhiều.
2. Tác dụng của nói quá.
Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm, tăng hiệu quả diễn đạt.
*Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a.Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Nghĩa: sức lao động của con người rất kì diệu có thể làm được mọi việc dù khó khăn đến đâu.
b. Em có thể đi lên đến tận trời
Nghĩa: Em rất khoẻ 
c. Thét ra lửa
Nghĩa: tiếng nói rất có quyền lực
Bài tập 2:
Chó ăn đá gà ăn sỏi
Bầm gan tím ruột
Ruột để ngoài da
Nở từng khúc ruột
Đ. Vắt chân lên cổ
Bài tập 3. Gợi ý:
-Nàng Kiều có sắc đệp nghiêng nước nghiêng thành
- Có trí tuệ con người có thể dời non lấp biển
- Nhân dân ta biết đoàn kết thì có thể lấp biển vá trời.
-Thánh Gióng là một vị thần mình đồng da sắt.
- Nghĩ nát óc cũng không giải được bài toán.
Bài tập 4:Gợi ý:
-Ngáy như sấm
-Nhanh như chớp
-Lớn như thổi
-Đen như cột nhà cháy
-Chậm như rùa.
Bài tập 6:Phân biệt nói quá và nói khoác.
Nói quá
Nói khoác
Phản ánh đúng bản chất sự thật
Phản ánh trái với sự thật
Phóng đại nhằm mô tả rõ bản chất của hiện thực
Nhằm phô trương bản thân người nói, tạo ra sự hiểu nhầm
Người nói được tôn trọng, khen ngợi
Người nói bị chê cười, coi thường
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố: 
-Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá?
-Nói quá khác nói khoác như thế nào?
- Gọi 1 hs đọc lại phần ghi nhớ.
*Dặn dò: Học bài. Làm bài tập 5.Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37.doc