Giáo án dạy Ngữ văn 8 Tiết 73: Nhớ Rừng

Giáo án dạy Ngữ văn 8 Tiết 73: Nhớ Rừng

Tiết 73 Nhớ Rừng

 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS cảm nhận được .

 - Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để phản ánh nỗi chán ghét thực tại tầm thường , tù túng , giã dối và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người .

 - Những nét đẹp riêng của thơ lãng mạng VN .

 - Tính mãnh liệt trong tư tưởng và cảm xúc của nội dung biểu cảm .

 - Sự mới mẻ phóng túng của ngôn từ , hình ảnh , nhịp điệu

B. Chuẩn bị: Giáo án, tranh tác giả, tài liệu

C. Hoạt động dạy học

1. Bài cũ : - Kiểm tra SGK của HS .

2. Bài mới : - GV giới thiệu bài mới.

- Nhớ rừng là 1 bài thơ nằm trong dòng thơ lãng mạng VN 1930- 1945 , nhưng nó vẫn có vẻ đẹp riêng của nó .Hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu điều đó .

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 Tiết 73: Nhớ Rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 Nhớ Rừng
 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS cảm nhận được .
 - Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để phản ánh nỗi chán ghét thực tại tầm thường , tù túng , giã dối và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người .
 - Những nét đẹp riêng của thơ lãng mạng VN .
 - Tính mãnh liệt trong tư tưởng và cảm xúc của nội dung biểu cảm .
 - Sự mới mẻ phóng túng của ngôn từ , hình ảnh , nhịp điệu 
B. Chuẩn bị: Giáo án, tranh tác giả, tài liệu
C. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ : - Kiểm tra SGK của HS .
2. Bài mới : - GV giới thiệu bài mới.
- Nhớ rừng là 1 bài thơ nằm trong dòng thơ lãng mạng VN 1930- 1945 , nhưng nó vẫn có vẻ đẹp riêng của nó .Hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu điều đó .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
 - GV hướng dẫn HS đọc.
 - GVđọc mẫu 1 lần, sau đó gọi HS đọc.
2. Chú thích.
? . Em hiểu gì về nhà thơ Thế Lữ và tác phẩm của ông .
II . Tìm hiểu văn bản.
1. Cấu trúc văn bản.
Gv : Nhớ rừng là 1 lời tâm sự của con hổ ở vườn bách thú :
? Vậy khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì về con người.
? Nếu thế, phương thức biểu đạt là gì.
? ở đây, năm đoạn thơ diễn tả dòng tâm sự vào ba ý lớn :
- Khối căm hờn và niềm uất hận.
- Nỗi nhớ thời oanh liệt.
- Khao khát giấc mộng ngàn 
? Em hãy sắp xếp các đoạn văn bản trên tương ứng với mỗi ý lớn.
Gợi ý :
- Liên tưởng đến tâm sự của con người
- Biểu cảm gián tiếp
2. Tìm hiểu chi tiết 
a, Khối căm hờn và niềm uất hận
- Gv gọi học sinh đọc từ đoạn một đến bốn
? Hổ cảm nhận được những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú
- Nỗi khổ không được hoạt động trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài và nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ.
? Hãy tìm những hình ảnh thể hiện điều đó
- Ta nằm dài trông ngày tháng
- Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
? Trong đó nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn. Vì sao 
- Đó là nỗi nhục bị biến thành trò chới cho thiên hạ vì chúa sơn lâm vỗn được cả loài người khiếp sợ.
? Em hiểu khối căm hờn này như thế nào
Nó biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống gì
- Cảm xúc hờn, căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng nhức nhối không có cách nào giải thoát.
- Chán ghét cuộc sống tầm thường và khát vọng tự do được sống với phẩm chất của mình.
Gv cho học sinh đọc đoạn thơ diễn tả niềm uất hậnCho biết 
? Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua các chi tiết nào, có gì đặc biệt
- Hoa chăm, cỏ xén lối phẳng cây trồng, dải nước đen Tất cả đều giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
? Cảnh tượng ấy gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ.
Niềm uất hận 
? Từ đó em hiểu niềm uất hận ngàn thâu như thế nào.
- Trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phải sống chung với mọi sự tầm thường giả dối.
? Từ hai đoạn thơ vừa đọc, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú.
- Chán ghét thực tại, tù túng, tầm thường, giả dối. Khao khát được sống tự do chân thật.
? Vậy theo em hai đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
- Nhân hoá
Hs đọc tác phẩm
Cho biết những hiểu biết của Hs về tác giả Thế Lữ.
Hs thảo luận nhóm
Hs trả lời câu hỏi
Hs đứng dậy đọc bài
Hs trả lời câu hỏi
Hs trả lời các câu hỏi
HS đọc và tìm các chi tiết
HS giải thích 
Hs tổng kết đoạn 1
C. Luyện tập 
- Gv cho học sinh đọc lại toàn bộ tác phẩm 
D. Hướng dẫn về nhà 
- Tìm hiểu tiếp phần 2, 3 của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 73(1).doc