Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 36: Nói quá

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 36: Nói quá

Ngày dạy:

 Tiết 36

 NÓI QUÁ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Khái niệm nói quá.

 - Phạm vi sử dụng của nói quá.Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú

ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao)

 -Tác dụng của phép tu từ nói quá.

2. Kỹ năng

 -Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc- hiểu văn bản

 3. Thái độ

 - Phê phán những lời nói khoác,nói sai sự thật.

II. Chuẩn bị

1. GV: Chuẩn bị máy chiếu phòng học chung.

2. HS : Bảng nhóm, Bút màu, Giấy A3

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2826Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 36: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Lớp 8A 4/ 11/ 2012
 Tiết 36
 NÓI QUÁ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Khái niệm nói quá.
 - Phạm vi sử dụng của nói quá.Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú 
ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao)
 -Tác dụng của phép tu từ nói quá.
2. Kỹ năng
 -Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc- hiểu văn bản
 3. Thái độ 
 - Phê phán những lời nói khoác,nói sai sự thật.
II. Chuẩn bị
1. GV: Chuẩn bị máy chiếu phòng học chung.
2. HS : Bảng nhóm, Bút màu, Giấy A3
III. Tiến trình dạy và học
1. Tổ chức (1’) 
 Lớp 8A.................... Vắng....................
2. Kiểm tra (3') Trình chiếu câu hỏi- đáp án trên máy chiếu
 Xác định các biện pháp tu từ trong mỗi trường hợp sau:
1. Áo chàm đưa buổi phân ly ( HD)
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
2.Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình 
cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. ( So sánh)
3. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ( So sánh, điệp ngữ, nhân hoá)
4. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Ẩn dụ)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
 Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phép nói quá và tác dụng của nói quá.
- Trình chiếu ví dụ trên máy chiếu.
- HS đọc ví dụ.
- Nói " Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng .Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm gì? Kinh nghiệm đó được diễn tả qua hình ảnh nào?
 Cày đồng đang buổi ban trưa
"Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" 
- Câu ca dao giúp em hiểu điều gì về người lao động? từ ngữ nào cho em biết điều đó?
- Qua ví dụ em có nhận xét gì về hai cách nói trên? 
-Nói quá thường sử dụng phép tu từ nào? ( So sánh)
- Em hãy lấy một ví dụ? 
 ( Đen như cột nhà cháy)
- Chiếu ví dụ 2: HS so sánh cách diễn đạt trên với cách diễn đạt sau:
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
-> Đêm tháng năm rất ngắn.
 - Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
-> Ngày tháng mười rất ngắn. 
 - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. 
-> Mồ hôi ướt đẫm.
- Hãy so sánh xem cách nào nói hay hơn ? vì sao?
( Cách nói của tục ngữ, ca dao hay hơn vì: nhấn mạnh điều muốn nói gây ấn tượng cho người đọc.)
- Như vậy ta rút ra tác dụng của phép nói quá:
- Theo em nói quá có phải là nói sai sự thật không?
(Không, nói để gây ấn tượng, gây chú ý để làm rõ một khía cạnh nào đó của đối tượng được nói đến)
-Trong các văn bản hành chính, văn bản khoa học có sử dụng phép tu từ nói quá không? vì sao?
( Không sử dụng vì các văn bản đó đòi hỏi tính chính xác cao: đơn từ, toán ,lí, hóa)
-Văn bản nào thường sử dụng phép nói quá? 
(Văn bản nghệ thuật, trong văn chương)
- GV: Do có tính biểu cảm cao nói quá được dùng trong văn chương trào phúng nhằm mục đích gây cười ví dụ:
 Không chồng ân bữa nồi năm
Ăn đói ăn khát mà cầm lấy hơi
 Có chồng ăn bữa nồi mười 
Ăn đói ăn khát mà nuôi lấy chồng.
Hoặc: Chim khôn thì khôn cả lông
Khôn đến cái lồng người sách cũng khôn.
- Qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu thế nào là nói quá? tác dụng của nói quá?
- H/s đọc ghi nhớ trong sgk.
* Bài tập nhanh:( Máy chiếu)
- Tìm biện pháp nói quá trong các ví dụ sau:
a. Tối hôm qua xem phim cười vỡ cả bụng.
b. Anh ấy bận trăm công nghìn việc.
c. Tiếng đồn cha mẹ anh hiền,
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi.
d. Ước gì sông hẹp một gang,
Bắc cầu dải yếm cho nàng sang chơi.
e. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
- Gv: Tiếp theo cô có một câu chuyện vui có nhan đề:" Quả bí khổng lồ"
- Hs: Đọc.
-Trong truyện hai nhân vật có dùng cách nói quá không? Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác?
- Gv: Nhận xét, kết luận (Máy chiếu)
* Giống nhau: Cả hai đều nói quá sự thật và phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật sự việc được nói đến.
* Khác nhau:
 + Nói quá:- là biện pháp tu từ có tính nghệ thuật nhằm gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm trong diễn đạt.
 + Nói khoác: - Nhằm mục đích làm cho người nghe tin vào những điều không có thực.
- Gv: Chuyển mục: Qua phần thứ nhất cô đã giúp các em hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của BPTT này. Bây giờ các em vận dụng lý thuyết để làm các bài tập sau.
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Gv: Máy chiếu bài tập 1.
- Gv: Gọi Hs đọc bài tập 1 ( Sgk - 102)
- Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng ?
- Hs: Phát hiện, giải thích, nhận xét
- Gv: Nhận xét, kết luận.(Máy chiếu)
- Hs: Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Điền các thành ngữ đã cho vào chỗ trống cho hợp lý?
- Hs: Điền, nhận xét.
- Gv: Nhận xét, kết luận (Máy chiếu)
- Hs: Đọc yêu cầu bài tập 3.
- Đặt câu với các thành ngữ dùng 
biện pháp (nghiêng nước, nghiêng 
thành. mình đồng da sắt, nghĩ nát 
óc)
- Hs: Đặt câu, trình bày, nhận xét.
- Gv: Nhận xét.(Máy chiếu -> GT VD)
- Hs: Đọc yêu cầu BT 4
- Tìm các thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá?
- Chiếu tranh
- Hs: Tìm thành ngữ theo tranh.
- Gv: Hướng dẫn Hs làm bài tập 5.
- Hs: Viết, trình bày.
- Gv: Nhận xét, giới thiệu đoạn văn có sử dụng phép nói quá.
( Máy chiếu) + Đoạn thơ ( Tố Hữu)
"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên 
Em có tuổi hay không có tuổi 
Mái tóc em đây, hay là mây là suối 
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông 
Thịt da em hay là sắt là đồng? "
 (Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)
*Chiếu 2 tình huống Nam và Sơn
Tình huống 1:
Nam đỏ mặt quay sang nói với mẹ:
 ” Mẹ nói như xiếc ấy.”
Tình huống 2:
Trong giờ sinh hoạt, bạn Sơn đứng lên có ý kiến: 
“ Một số bạn lớp mình,ăn như rồng cuốn, uống
 như rồng leo nhưng khi làm thì như mèo mửa.”
- Theo em bạn Nam và bạn Sơn vận dụng cách nói quá trong giao tiếp như vậy có được không? tại sao?
- HS tự bộc lộ.
->Rút ra kết luận:
- GV: Lưu ý nói quá được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày nếu các em biết vận dụng sẽ đem lại hiệu quả diễn đạt cao nhưng phải thận trọng khi giao tiếp với người trên, người lớn tuổi.
(15’)
(19’)
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Kinh nghiệm về thời gian theo mùa: đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn.
-Nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân. 
-> Nói quá sự thật -> phóng đại tính chất của hiện tượng thiên nhiên,và mức độ vất vả của người lao động.
-Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
* Ghi nhớ (sgk-102).
II. Luyện tập
* Bài tập 1 (102)
a,Sỏi đá cũng thành cơm 
->thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn.
b, Đi lên đến tận trời 
->Vết thương chẳng có nghĩa là 
gì, không phải bận tâm.
c, Thét ra lửa -> kẻ có 
quyền sinh quyền sát đối 
với người khác.
* Bài tập 2 (102)
 a, Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
 b, Bầm gan tím ruột.
 c, Ruột để ngoài da.
 đ, Nở từng khúc ruột.
 e, Vắt chân lên cổ.
* Bài tập 3 (102)
Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá.
- Nàng có vẻ đẹp nghiêng 
nước, nghiêng thành.
- Những chiến sĩ mình 
đồng da sắt đã chiến thắng.
 - Mình nghĩ nát óc mà vẫn 
chưa giải được bài toán 
này.
* Bài tập 4 (103)
Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
- Nói như vẹt.
- Khỏe như voi.
- Đẹp như tiên.
- Trắng như tuyết.
- Nhanh như sóc.
- Phóng như bay.
*.Bài tập 5 (103)
- Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng phép nói quá.
* Đoạn văn
" Nam đi học về, mặt héo như tàu lá. Mẹ tinh ý nhận ra hỏi:
- Có chuyện gì vậy con?
 Nó vừa mếu máo vừa nói: 
" Mẹ ơi con bị ngã một cái như trời giáng, đau quá mẹ ạ!"
 Mẹ đỡ Nam vào nhà, lấy dầu xoa lên chỗ đau, bấy giờ nó mới bớt nức nở.
4. Củng cố ( 5')
 - Tổ chức thảo luận 4 nhóm vẽ bản đồ tư duy tổng kết kiến thức cơ 
bản của bài?
 - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả, dán phiếu học tập lên bảng .
 - Đại diện các nhóm nhận xét.
 - Gv nhận xét kết luận: trình chiếu bản đồ tư duy, hs quan sát , đối chiếu.
5. Về nhà( 2')
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Xem lại các ví dụ đã phân tích.
 - Làm và bổ sung bài tập từ 1 đến 4.
 - Làm bài tập 5 vào vở.
 - Sưu tầm một số câu ca dao và thơ văn có sử dụng phép nói quá . 
 - Ôn tập văn tự sự, tiết 37+38: viết bài tập làm văn số 2.
 _________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36 Noi Qua.doc