Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33 đến 76

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33 đến 76

 Tiết 33-34 : HAI CÂY PHONG

 (Trích Người thầy đầu tiên, Ai-ma-tốp)

A/ Mục tiêu bài học:

 1/ Kiến thức :

 - Giúp Hs phát hiện trong văn bản có 2 mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện.

-hướng Hs tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác gỉa khi miêu tả 2 cây phong và những nguyên nhân khiến 2 cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.

 2/ Kĩ năng: rèn kĩ năng pân tích truyện và kĩ năng đọc biểu cảm văn bản tự sự theo ngôi kể

 3/ Thái độ: giáo dục tình cảm yêu mến , tôn trọng những kí ức , kỉ niệm tuổi học trò., tình yêu quê hương

B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên : SGK, giáo án, tư liệu về nhà văn Ai-ma-tốp

 2/ Học sinh : chuẩn bị bài

C/ Hoạt động dạy học :

 1/ ổn định : kiểm tra sỉ số

 2/ Kiểm tra bài cũ : Cho biết đôi nét về O Hen-ri ? Phân tích diễn biến tâm trạng của Giôn-xi. Theo em nguyên nhân khiến Giôn-xi khỏi bệnh là do đâu ?

 - Vì sao nói bức tranh chiếc lá là kiệt tác của cụ Bơ-men ? Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?

 3/ Bài mới :

 

doc 75 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33 đến 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3 / 10/ 2010
 Tiết 33-34 : HAI CÂY PHONG
 (Trích Người thầy đầu tiên, Ai-ma-tốp)
A/ Mục tiêu bài học:
 1/ Kiến thức :
 - Giúp Hs phát hiện trong văn bản có 2 mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. 
-hướng Hs tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác gỉa khi miêu tả 2 cây phong và những nguyên nhân khiến 2 cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.
 2/ Kĩ năng: rèn kĩ năng pân tích truyện và kĩ năng đọc biểu cảm văn bản tự sự theo ngôi kể
 3/ Thái độ: giáo dục tình cảm yêu mến , tôn trọng những kí ức , kỉ niệm tuổi học trò., tình yêu quê hương
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên : SGK, giáo án, tư liệu về nhà văn Ai-ma-tốp 
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài 
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : Cho biết đôi nét về O Hen-ri ? Phân tích diễn biến tâm trạng của Giôn-xi. Theo em nguyên nhân khiến Giôn-xi khỏi bệnh là do đâu ?
 - Vì sao nói bức tranh chiếc lá là kiệt tác của cụ Bơ-men ? Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?
 3/ Bài mới : 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Khởi động : kí ức tuổi thơ em thường gắn liền với những hình ảnh nào?kí ức tuổi thơ của nhân vật hoạ sĩ trong truyện”người thầy đầu tiên” là 2 cây phong đầu làng.Vì sao?
* Hoạt động 2:dạy và học phần tìm hiểu chung
( phương pháp vấn đáp)
 Gv yêu cầu Hs đọc chú thích SGK/99.
Gv hỏi : Cho biết đôi nét về tác giả Aimatốp ?
-> HS trả lời, GV nhận xét.
GV cho HS xem tư liệu về nhà văn Ai-ma-tốp 
-:Đoạn trích trích từ tác phẩm nào ?
- Gv hướng dẫn đọc, giọng chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ những kỉ niệm xưa.
- Gv hướng dẫn Hs tìm bố cục ?-> 4 phần
+ phía tây: giới thiệu vị trí ngôi làng
+ xanh: nhớ về 2 cây phong và cảm xúc của tôi khi về thăm làng
+kia: nỗi nhớ của tôi với bạn bè, tuổi thơ
-GV: giải thích các từ khó : phong, hải đăng.
* Hoạt động 3: dạy và học phần văn bản
 (nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, bình giảng, tự bộc lộ và tự nhận thức, vấn đáp)
- Em có nhận gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích ?
-> Hai mạch kể lồng ghép vào nhau.
- Đại từ nhân xưng “chúng tôi” và “tôi” ở các đoạn 1,2,4 chỉ ai ? Ở thời điểm nào ? Đại từ “chúng tôi” ở đoạn 3 chỉ ai ? Vào thời điểm nào ? -Việc sử dụng ngôi kể như thế có tác dụng gì?
- Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn ? -> vì nhân vật tôi có mặt ở cả 2 mạch kể
=> chuyển sang tiết 34
-Làng ku-ku-rêu được giới thiệu như thế nào? Em có nhận xét gì về cảnh làng ku-ku-rêu?ở đoạn này, nghệ thuật nổi bật là gì?
- tác giả tả làng keu-ku-rêu đẹp và gây ấn tượng như thế nhằm mục đích gì
- tình cảm của người họa sĩ với 2 cây phong ntn?thể hiện qua các chi tiết nào
* đọc lại đoạn “ vù vùrạo rực”
-Hai cây phong có điều gì bí ẩn?-> có tiếng nói, có tâm hồn 
-Tác giả đã vận dụng các phương thức biểu đạt nào?
-> kể, tả, biểu cảm
- Hình ảnh 2 cây phong được khắc hoạ ntn? Biện pháp nghệ thuật nào đuợc dùng?em hình dung gì về 2 cây phong qua cảm nhận của người họa sĩ?
->nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, không ngớt tiếng rì rào, lời ca êm diệu như song thủa triều, như đốm lửa vô tình, như tiếng thở dài, reo vù vù như ngọn lửa cháy rừng rực
-Em hiểu chi tiết “tuổi trẻgương thần xanh” nói lên ý nghĩa gì?
-Nhân vật tôi gắn bó với 2 cây phong còn vì lí do nào nữa?
-> nhân chứng xúc động về câu chuyện giữa thầy Đuy-xen và An-tư-nai
- Hai cây phong gắm bó ntn vơi làng, người hoạ sĩ, thầy Đuy-xen và An-tư-nai ? -> ứớc mơ, hi vọng của những đứa tẻ nghèo được đi học
*chú ý đoạn “phá tổ chimánh sáng”
-Trong mạch kể này, người kể xưng hô thế nào? Nhân danh ai?
-Trước khi nghỉ hè, lũ nhóc con làm gì?
-Hai cây phong với lũ trẻ được người họa sĩ phát hoạ ntn?bằng những chi tiết nào? -> 2 cây phong khổng lồ;bong râm
-Qua đó e có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 2 cây phong với bọn trẻ?
Phép thần thông nào mở ra trước mắt bọn trẻ?-> thế giới đẹp dẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng
-bức tranh thiên nhiên hiện ra trứơc mắt bọn trẻ ntn?
-Em cảm nhận gì về nghệ thuật kể, tả, biểu cảm của tác giả?
-> kết hợp điêu luyện
-Em có thể xem đây là bức tranh đậm chất hội hoạ được không? Vì sao?-> đuợc vì có sự pha trộn màu sắc
-Nhận xét gì về bức tranh này?-> đẹp
-Trước thế giới đẹp đẽ đó, bọn trẻ cảm thấy ntn?thế giới đó đã thức tỉnh ước mơ gì của bọn trẻ?
Họat động 4 :Tổng kết( dùng phương pháp vấn đáp tái hiện )
- Việc tác giả đan xen và lồng ghép 2 ngôi kể, 2 điểm nhìn nghệ thuật có hiệu quả ntn ?-> sinh động, giáu chất hội hoạ
- Tác giả muốn truyền cho chúng ta điều gì qua đoạn trích ?
à Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu làng quê.
Gv yêu cầu Hs đọc Ghi nhớ SGK/101.
*Họat động 5: Luyện tập
( phương pháp tái hiện hình tượng)
- kể về kỉ niệm sâu sắc với thầy cô của bản thân em?
-> HS tự bộc lộ
I. Tìm hiểu chung
1/ Tác giả, tác phẩm.
 SGK
2/ Bố cục:
 4 phần.
3/. Ngôi kể
Hai mạch kể lồng ghép.
- Mạch kể xưng tôi (người kể chuyện là họa sĩ)
-Mạch kể xưng chúng tôi (người kể chuyện)
à gần gũi, chân thật 
II/ Văn bản
1. Cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và tình cảm của họa sĩ với 2 cây phong
-ven chân núi, trên cao nguyên
-khe nướ...cảnh thảo nguyên mênh mông
-> làng quê đẹp và hẻo lánh
-Tôi biết chúng...biết mình
-như ngọn hải đăng.
-đôi mắt ....thân thuộc
-Mong sao...say sưa, ngây ngất
-> tình cảm sâu đậm, yêu quê hương tha thiết
2/ Điều bí ẩn của 2 cây phong qua cảm nhận của “tôi”
-Tiếng nói riêng, tâm hồn...lời ca êm dịu
-nghiêng ngả thân cây...rì rào
-thì thầm, thiết tha...thở dài
- ..dẻo dai, reo vù vù
-> như hai anh em sinh đôi có tâm hồn và cuộc sống riêng
-tuổi trẻ của tôi...gương thần xanh
-> sức sống dẻo dai của kỉ niệm thời thơ ấu
3/ Cảnh sắc núi đồi và thảo nguyên qua kỉ niệm thời niên thiếu
- khổng lồ...mắt mấu...bóng râm mát rượi...lá xào xạc
-cành cao ngất...chim bay...hàng đàn chim chao đi chao lại...
-> thân thiết, bao dung, độ lượng
--thao nguyên hoang vu...làn sương
-dòng sông lấp lánh...như...chỉ bạc
-chân trời xa thẳm biêng biếc
-> đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng
=> say sưa, ngây ngất
III/ Tổng kết: 
ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập.
-kể về kỉ niệm sâu sắc với thầy cô của bản thân.
 4/ Củng cố : nhận xét gì về cách kể của tác giả?
5/ Dặn dò: - Học bài và làm bài
 -chuẩn bị các đề trong SGK để hôm sau viết bài viết số 2 
 Ngày soạn: 4 / 10 / 2010
 Tiết 35-36 : VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2 
 A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 2/ kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng diễn đạt và trình bày.
 3/ Thái độ : giáo dục tính trung thực, cẩn thận khi làm bài
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên : SGK , đề 
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài 
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3/ Bài mới : 
 * Đề: Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
/ Đáp án :
a/ Yêu cầu :
* Kĩ năng
-Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, chọn một việc làm cụ thể.
-Nắm được thể loại tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.biết vận dụng miêu tả và biểu cảm hợp lí
* Nội dung :kể câu chuyện với diễn biến phù hợp; việc làm tốt .
* Hình thức :- đảm bảo bố cục 3 phần,sắp xếp ý theo trình tự hợp lí.
 - văn gọn, trình bày rõ ràng
b/ HS đảm bảo các ý sau :
a/ Mở bài : - giới thiệu việc làm tốt khiến mẹ vui lòng.
 - suy nghĩ của em về việc làm đó.
 b/ thân bài : -thời gian, hoàn cảnhlàm được việc tốt.
-sự việc chính và các chi tiết .
-nhân vật chính và những người có liên quan.
-nguyên nhân, diễn biến, kết quả của việc làm tốt.
-Hình ảnh bố(mẹ) khi chứng kiến con làm việc tốt đó.
c/ kết bài: cảm nghĩ của em khi thấy bố mẹ vui lòng về việc làm của minh.
/ Biểu điểm:
-Điểm 9-10 : đạt yêu cầu về nội dung và hình thức;sự việc có sức thuyết phục;có kết hợp các yếu tố tả và kể; không sai chính tà, ngữ pháp. 
- Điểm 7-8 : đạt yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng mức độ chưa cao; sự việc kể còn thiếu một ít,tình huống hợp lí; có yếu tố kể, tả , biểu cảm nhưng còn ít; sai không quá 5 lỗi 
 - Điểm: 5-6 : đạt yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng ở mức độ trung bình,thiếu một yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm, sai từ 6-9 lỗi mỗi loại. 
- Điểm 3-4 : bài sơ sài,chỉ có kể, diễn biến câu chuyện chưa phù hợp, thiếu ý,sai chính tả và ngữ pháp nhiều.
- Điểm 1-2: bài viết 1 đoạn ngắn, không rõ nghĩa, sai chính tả nhiều.
- Điểm 0 : lạc đề, bỏ giấy trắng.
 4.Củng cố :qua phần bài viết
 5.Dặn dò: chuẩn bị bài:”Ôn tập truyện kí Việt Nam”
 + xem lại nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí
 + nêu suy nghĩ về một nhân vật 
 Ngày soạn: 6 / 10 / 2010
 Tiết 37: ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM 
 A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : Giúp Hs củng cố, hệ thống hóa kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam đã học; Nắm vững thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung và nghệ thuật của mỗi văn bản.
 2/ kĩ năng : rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức,phân tích,nhận xét.
 3/ Thái độ : 
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên : SGK ,bảng phụ 
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài , bảng phụ
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3/ Bài mới : 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động:- GV yêu cầu HS kể tên những văn bản truyện kí đã học từ lớp 6, 7(TĐ: mẹ hiề dạy con,con hổ có nghĩa,thầy thuốc giỏi ; HĐ: sống chết mặc bay,một thứ quà của lúa non,dế mèn phiêu lưu kí)
=> GV: văn học chia làm 3 thời kì: VH cổ, VH trung đại, VH hiện đại.
* Hoạt động 2 :hướng dẫn HS ôn tập ( dùng phương pháp vấn đáp tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật khăn phủ bàn)
- Gv yêu cầu Hs đọc câu 1 SGK/104
-Thống kê tên văn bản truyện kí VN đã học đầu năm (thể loại, tác giả, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật)
+ Nhóm 1: văn bản “tôi đi học”
+ Nhóm 2: Văn bản “trong long mẹ”
+ Nhóm 3: văn bản “tức nước vỡ bờ”
+ Nhóm 4: văn bản “Lão Hạc”
à Hs thống kê, Gv nhận xét và treo bảng phụ cho Hs khắc sâu kiến thức.
I/ Hệ thống hoá kiến thức
Dùng bảng phụ
 Câu 1. Những văn bản truyện kí Việt Nam đã học.
Văn bản
- Tôi đi học
(Thanh Tịnh,
1911-1988)
- Trong lòng mẹ.(Nguyên Hồng, 1918-1982)
- Tức nước vỡ bờ(Ngô Tất Tố, 1893-1954)
- Lão Hạc(Nam Cao, 1915-1951)
Thể loại
-Truyện ngắn
Hồi kí
- Tiểu thuyết
- Truyện ngắn
Phương thức biểu đạt
-Tự sự xen miêu tả và biểu cảm
-Tự sự xen miêu tả và biểu cảm
-Tự sự xen miêu tả và biểu cảm
-Tự sự xen miêu tả và biểu
cảm, nghị luận
Nội dung
-Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả.
-Những cay đắng và tình yêu thương mẹ của bé Hồng.
- Bộ mặt xấu xa của bọn TDPK và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ ...  mỉ quang, cong cọng
Xao xác,môi trường, mưa lộp độp ,thói quen, sử dụng,chất, ung thư tiền liệt tuyến,thực phẩm, bãi rác,công cộng, mĩ quang
2/ Lỗi diễn đạt:
 SAI
 ĐÚNG
-Chính chúng nó mới làm chuyện đó nên tôi mới biết.
 -Chúng ta phải có ý thức thì nơi ta ở mới sạch đẹp và luôn xanh tươi
-Bao ni lông vứt tùm lum gây
 ra nhiều dịch bệnh.
- Nhìn hàng cây có những tiếng chim lao xao nghe rất vui tai.
-Tôi biết điều đó vì chính chúng nó đã làm
 -Ta phải có ý thức trong việc dùng bao nilông thì môi trường mới sạch , đẹp.
-Bao bì ni lông vứt bừa bãi làm tắt nghẽn ống cống, gây ra nhiều dịch bệnh.
- Trên những hàng cây, các chú chim lao xao tạo nên âm thanh vui tai.
4.Củng cố : GV nhận xét giờ trả bài
5.Dặn dò: - học bài và làm bài 
 – Chuẩn bị : + Ôn lại tất cả các kiến thức tậ làm văn
 + nắm vững các phương pháp và vận dụng vào làm 1 bài văn hoàn chỉnh
Ngày soạn : 8 /12 / 2010
 Tiết 70 : ÔN TẬP TỔNG HỢP (tt) 
A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : củng cố lại kiến thức của phân môn tập làm văn
2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích văn bản, lập dàn bài bài tập làm văn.
3/ Thái độ :Gíao dục tính chăm chỉ, cần thận.
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên :SGK, giáo án, 
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : kiếm tra vờ soạn của học sinh
 3/ Bài mới 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động:
* Hoạt động 2 : hướng dẫn ôn tâp
(Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật đặt câu hỏi)
- Hãy cho biết có mấy dãng bài văn thuyết minh?
- Trình bày các phương pháp thuyết minh đã học?
- Cho biết cách làm một bài văn thuyết minh?
-> HS thảo luận, trả lời
* Hoạt động 3: luyện tập
( Phương pháp thực hành, nêu và giải quyết vấn đề)
- GV phân lớp thành 2 nhóm
-Mỗi nhóm lập dàn bài cho 1 đề tập làm văn
+ Nhóm 1: thuyết minh về cây bút bi
+ Nhóm 2: thuyết minh về chiếc áo dài
+ Nhóm 3 : thuyết minh về chiếc mắt kính
+ Nhóm 5: thuyết minh về chiếc dép lốp trong kháng chiến
-Các nhóm trình bày trên bảng phụ
-Các nhóm khác góp ý, bở sung cùng GV
I/ Ôn tập lí thuyết tập làm văn
Các dạng bài văn thuyết minh:
+ Đồ vật, con vật
+ Danh lam thắng cảnh
+ Một thể loại văn học
Các phương pháp thuyết minh:
+ Nêu định nghĩa + Nêu ví dụ
+ Nêu số liệu + So sánh, đối chiếu
+ Phân tích, phân loại + Liêt kê
Cách làm bài văn thuyết minh:
+ Xác định đối tượng 
+ Xây dựng bố cục và nội cung
+ Phân tích phần thân bài
+ Xác định phương pháp thuyết minh
+ Viết bài, đọc bài và sửa chữa,
II/ Luyện tập:Lập dàn bài cho một số đề văn thuyết minh
* Đề : thuyết minh về chiếc áo dài
a/ Mở bài : -Giới thiệu chiếc áo dài
b/ thân bài : 
-Nguồn gốc ra đời: nó biến đổi theo thời gian để ngày nay có chiếc áo dài hòan chỉnh như thế` nào?
-Nguyên liệu vải? chất liệu vải?
- Tả cụ thể chiếc áo dài, chất liệu áo?
-Vai trò của áo trong đời sống hiện nay:lễ hội, đình đám, đồng phục công sở, trường học.
-A1o dài tượng trưng cho truyền thống văn hóa Việt Nam ntn? Áo dài trong con mắt của khách nước ngòai?...
c/ kết bài:vị trí chiếc áo dài trong hiện tại và tương lai.
4.Củng cố : Vì sao cần phải nắm vững các phương pháp và các buớc làm bài văn thuyết minh?
5.Dặn dò: - Về nhà ôn lại các kiến thức của các phân môn
 _ Xem lại các dạng bài tập, các nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học
 _ Xem trước một số dàn bài Tập làm văn 
 => hôm sau thi học kì I
 Ngày 9/ 12 / 2010
 Tiết71-72: KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : củng cố kiến thức 3 phân môn đã học.
2/ Kĩ năng : 
-Khả năng vận dụng linh họat theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng ở 3 phân môn
- Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh trong bài viết tập làm văn
 3/ Thái độ :Gíao dục tính trung thực, cẩn thận khi làm bài
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên :đề, đáp án
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : kiếm tra vờ soạn của học sinh
 3/ Bài mới 
.
 * Hoạt động 1: Khởi động
 * Hoạt động 2 :cho HS làm bài
 1/ GV phát đề
 2/ HS làm bài 
 * Hoạt động 3:: GV thu bài
 4.Củng cố : GV đánh giá tiết thi
 5.Dặn dò: chuẩn bị bài“họat động ngữ văn làm thơ 7 chữ”
 + Làm thơ với đề tài phòng chống ma túy và bảo vệ môi trường
 Ngày soạn : 13/ 12 / 2010
 Tiết 73-74 : HỌAT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : Biết cách làm thơ 7 chữ với yêu cầu tối thiểu
2/ Kĩ năng : Kĩ năng làm thơ 7 chữ
 3/ Thái độ : Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ
 Lồng ghép giáo dục môi trường, phòng chống ma túy 
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên :đề, đáp án
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : kiếm tra vờ soạn của học sinh
 3/ Bài mới 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2 : hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu ( phuơng pháp vấn đáp tìm tòi)
*HS đọc các bài thơ, đọan thơ SGK
-Hãy nhận xét về số tiếng , số câu trong thơ 7 chữ?
GV: Có nhiều lọai khác nhau(thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt).Thơ 7 chữ hiện đại thường tự do , linh họat hơn thơ thất ngôn và tứ tuyệt đường luật
-Nhịp thơ 7 chữ? Cách gieo vần?
->Nhịp: thường là 4/3
Vần:có thể là “vần chính” trùng nhau hòan tòan .VD: tròn,non,son; cũng có thể là “vần thông”, không trùng nhau hòan tòan mà chỉ gần đúng.vd: đầy/say, rách/lanh
-Bố cục trong thơ 7 chữ?
-> thơ TNBC: 4 phần
*Họat động 3: Luyện tập(phương pháp thực hành, vấn đáp tìm tòi)
*HS đọc bài “tối” của Đòan văn Cừ
-Chỉ ra chỗ sai? Lí do?cách sửa chữa?
->HS thảo luận và trình bày
*HS đọc bài “chiều”
-Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ B-T của 2 câu thơ kề nhau?
-> HS lên bảng đánh dấu nhịp và quan hệ 
B-T
-Làm cá nhân-> góp ý, sửa chữa
*Tập làm thơ
-GV cho HS suy nghĩ và làm tiếp 2 câu thơ cuối bài thơ(5phút)
-HS trình bày câu thơ đã làm-> nhận xét, sửa chữa
*GV gọi 1 số HS đọc bài thơ đã làm ở nhà=> có đánh giá
I/ Tìm hiểu bài:
*Nhận diện luật thơ 7 chữ
-nhịp:4/3 hoặc ¾
-Vần : có thể là vần B hoặc T nhưng đa số là vần B
-Vị trí gieo vần : tiếng cuối ở các câu 2 và 4(cũng có thể là câu 1)
II/ Luyện tập
1/ Phát hiện lỗi sai
*Bài “Tối”
- vần “anh”-> vần “e” => ánh xanh lè
-Đặt dấu phầy sau “tỏa”-> nhịp 4/3
2/ *Bài “ chiều
-Nhịp 4/3 - Quan hệ B-T:
- Vần bằng : về,nghe,lê B B B T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B B T T B B 
3/ Tập làm thơ
a/ Làm tiếp 2 câu thơ cuối
 cung trăng chỉ còn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Gìa khấc nhân gian vẫn gọi thằng
b/ Làm tiếp bài thơ dang dở
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
 Thỏang hương lúa chín gió đồng quê
 Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
............................................................
3/ Cho HS làm thơ 7 chữ với đầ tài môi trường, và ma túy
4.Củng cố : so sánh thơ 7 chữ tự do với thơ thất ngôn ?
 5.Dặn dò: -Tiếp tục làm thơ bảy chữ
 - Chuẩn bị dàn bài cho bài thi để hôm sau trả bài thi
 Ngày soạn: 20/ 12/ 2010
 Tiết 75-76 : TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài học. Giúp Hs :
 1/ Kiến thức : Gíup HS củng cố lại kiến thức về phân môn tiếng việt, văn học , tập làm văn
 Gíup HS bổ sung những kiến thức thiếu sót để khắc phục ở HKII
 2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu, ý.
 3/ Thái độ : giúp các em có tính cẩn thận khi làm bài, biết cách so sánh, rút kinh nghiệm.
B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên :đề, đáp án, liệt kê các lỗi của HS
 2/ Học sinh : chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số
 2/ Kiểm tra bài cũ : kiếm tra vở soạn của học sinh
 3/ Bài mới 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2 : dạy và học bài mới
(Phương pháp vấn đáp tìm tòi, giải thích minh hoạ)
*GV nêu câu hỏi, HS đưa đáp án
- HS đọc đề tự luận,xác định yêu cầu, đáp án
-GV thống nhất ghi đáp án lên bảng
* GV nhận xét chung:
-Ưu điểm : đa số nắm kiến thức nên làm điểm cao
-Khuyết điểm:một số bài chưa biết viết đoạn, viết lủng củng, rườm rà.sai chính tả nhiều.Một số bài viết sơ sài, không làm sai câu hỏi lí thuyết hoặc bỏ trống.
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS chữa lỗi(phương pháp so sánh, đối chiếu)
-GV gọi các đối tượng HS thường sai lên chữa lỗi chính tả
-Các đối tượng có cách diễn đạt tốt lên chỉnh sửa câu.
- GV phát bài
-GV giúp HS đối chiếu,sửa lỗi sai
I/ Đáp án:
Đính kèm đề thi
II/ Chữa lỗi:
1/ Lỗi chính tả:
 SAI
 ĐÚNG
-vở bờ,dả vào mặt, hàng sớm,xin xắn,cháu ngụi,om sồm,ngoài bút,võ viết,không kiệp,hình rạng,cây viếc,hảy nhớ, nhẹ nhàn, nhân diệp,mong muống, việt làm, suy nghỉ
- vỡ bờ, vả vào mặt, hàng xóm, xinh xắn, cháo nguội,om sòm, ngòi bút, vỏ viết, không kịp,hình dạng,cây viết, hãy nhớ, nhẹ nhàng,nhân dịp,mong muốn,việc làm, suy nghĩ
2/ Lỗi diễn đạt:
 SAI
 ĐÚNG
-Đoạn trích tức nước vỡ bờ tố cáo thời đai phong kiến của người nông dân
-Những em học sinh khi đi học phải ghi bằng vật gì mà phải ghi bằng một cây viết bi.
-Trong suốt quãng đời học tập của em,em không thể quên và em không thế thiếu đó là cây viết.
-Trong gia đình anh chị Dậu không có tiến để trả nợ siêu nên anh Dậu bị bắt trói ở cột đình.
-Chiếc bút máy là người bạn đồng hành của em trong suốt quãng đường học tập của em
-Em đã từng mơ có một chiết bút mấy và có một lần trùng vào dịp sinh nhật của em mẹ đã mua cho em một cây bút.
-Tuy vẻ bề ngoài của nó rất giản dị nhưng bên trong của nó rất cao thượng
-Ngoài sách vở thì cây viết cũng là một dụng cụ quan trọng không chĩ trong học tập mà ngay cả trong công việc cũng dùng đến cây viết .
- Tuy những cây nhìn thấy đẹp mắt thì tưởng là ngon nhưng nó lại nghẹt mưc.
-Ngày nay cộng ngệ đã sáng tác ra nhiều cây viết như viết bi, viết máy cho con người sài. 
- Đọn trích “tức nước vỡ bờ” tố cáo chế độ phong kiến đã bốc lột người nông dân.
- Khi đi học, các bạn học sinh đều dùng viết bi.
- Trong quãng đời học tập, cây bút bi là vật dụng không thể thiếu của học sinh
- Gia đình anh Dậu không có tiền trả sưu nên anh Dậu bị bọn chúng bắt trói ở cột đình.
- Chiếc bút máy là người bạn đồng hành của em trong suốt quãng đời học tập.
- Em đã từng ao ước có một chiếc bút và điều đó đã thành hiện thực trong ngày sinh nhật của em.
- Tuy bề ngòai của nó không đẹp lắm nhưng bên trong cây viết rất chất lượng.
- Ngoài sách vờ thì cây viết cũng là một vật dụng quang trong trong học tập và cả trong mọi công việc.
- Những cây viết trônng đẹp mắt nhưng bên trong không chất lượng lắm
- Ngày nay, người ta đã sản xuất ra nhiều cây viết với nhựng mẫu mã khác nhau .
4.Củng cố : nhận xét tiết trả bài
5.Dặn dò: chuẩn bị bài « Nhớ rừng » (sgk –tập 2)
 + PHân chia bố cục
 + Trả lời các câu hỏi trong sách

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án văn 8 HKI(Tiết 33- 76).doc