Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33, 34 Văn bản: Hai cây phong (Ai-Ma- tốp)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33, 34 Văn bản: Hai cây phong (Ai-Ma- tốp)

 Tiết 33, 34

 Văn bản:

Hai cây phong

(Ai-ma- tốp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Giúp HS: - Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: Tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp rất khoé giữa hồi ức, miêu tả, biểu cảm, kể chuyện, trong cách lồng xen hai ngôi kể tôi, chúng tôi, trong giọng văn chứa chan tình cảm.

2. Kĩ năng:

- Đọc văn xuôi tự sự, trử tình, phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả, biểu cảm trong tự sự.

3. Thái độ

 -Bồi đắp cho HS sự rung cảm trước cái đẹp của tự nhiên, trước cái đẹp của tâm hồn.

III. Phương pháp:

- P.P: Vấn đáp, phân tích giảng bình, Tổ chức cho HS tự tiếp thu KT

- KT: Động não, hỏi trả lời

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33, 34 Văn bản: Hai cây phong (Ai-Ma- tốp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2011
Ngày giảng:
 Tiết 33, 34
 Văn bản:	
Hai cây phong
(Ai-ma- tốp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS: - Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: Tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp rất khoé giữa hồi ức, miêu tả, biểu cảm, kể chuyện, trong cách lồng xen hai ngôi kể tôi, chúng tôi, trong giọng văn chứa chan tình cảm.
2. Kĩ năng:
- Đọc văn xuôi tự sự, trử tình, phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả, biểu cảm trong tự sự.
3. Thái độ
	-Bồi đắp cho HS sự rung cảm trước cái đẹp của tự nhiên, trước cái đẹp của tâm hồn.
III. Phương pháp: 
- P.P: Vấn đáp, phân tích giảng bình, Tổ chức cho HS tự tiếp thu KT
- KT: Động não, hỏi trả lời
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: TLHDTH chuẩn KTKN, sGK, SGV Ngữ văn 8
2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới.
IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục:
 1. Ổn định tổ chức: (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Vì sao có thể nói “ Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác? 
 - Nó giống chiếc lá thật, vẽ trong điều kiện đặc biệt khó khăn, cứu sống người họa sĩ trẻ, được vẽ bằng tình thương và đức hi sinh thầm lặng, cao quý của cụ Bơ-men
 ? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Bơ-men?
 - Hoạ sĩ nghèo mong ước vẽ một kiệt tác trong cuộc đời hoạ sĩ của mình nhưng chưa thực hiện được
 - Giàu tình thương yêu và đức hi sinh thầm lặng, cao cả
- Trân trọng đóng góp nghệ thuật đầy tài năng và chân chính của ông qua kiệt tác: “ Chiếc lá cuối cùng” đem lại sự sống cho hoạ sĩ trẻ Giôn- xi
- Ngợi ca phẩm chất cao đẹp của hoạ sĩ chân chính...
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Đối với mỗi con người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm. Còn đối với 1 nhân vật nghệ sĩ trong truyện vừa "người thầy đầu tiên "của nhà văn Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần thăm quê, ông không thể không đến thăm 2 cây Phong trên đỉnh đồi đầu làng. Để hiểu được sâu sắc tâm trạng của “ tôi”, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích.
Hoạt động 1
P.P: Vấn đáp, thuyết trình
KT: Động não, hỏi trả lời 
? Những hiểu biết của em về tác giả Ai-mô-tốp?
- HS trình bày, nhận xét
- GV bổ sung, chốt
+ TP quen thuộc: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên...
? Xuất xứ đoạn trích?
Hoạt động 2
P.P: Vấn đáp, Phân tích giảng bình
KT: Động não, hỏi trả lời 
- GV HDẫn HS đọc chậm rãi, diễn cảm
 - 2-3 HS, nhận xét cách đọc
? Giải thích một số từ khó: 3,5,6,7,11,14,15
? Nêu bố cục văn bản?
a. Từ đầu...phía Tây: Giới thiệu vị trí làng quê của nhân vật tôi
b. Tiếp...gương thần xanh: Nhớ về hình ảnh 2 cây phong đầu làng và cảm xúc của tôi mỗi khi về thăm
c. Tiếp...biêng biếc kia: Nhớ về tâm trạng cảm xúc của tôi hồi còn trẻ
d. Còn lại: Tôi nhớ đến người trồng 2 cây phong ấy gắn liền với trường Đuy-sen.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 1928-2008
- Là nhà văn nước Cư-rơ-gư- xtan, trước đây là một nước thuộc cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết
2. Tác phẩm:
- Đoạn trích thuộc phàn đầu truyện: “ Người thầy đầu tiên”
II. Đọc hiểu văn bản:
1.Đọc, chú thích:
2. Bố cục: 4 đoạn 
a. Giới thiệu vị trí làng quê của nhân vật tôi
b. Nhớ về hình ảnh 2 cây phong đầu làng và cảm xúc của tôi mỗi khi về thăm
c. Nhớ về tâm trạng cảm xúc của tôi hồi còn trẻ
d. Tôi nhớ đến người trồng 2 cây phong ấy gắn liền với trường Đuy-sen.
? Trong VB có những đại từ nhân xưng nào?
(Tôi và chúng ta)
? Em nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể ttrong đoạn trích? Tôi: t/giả . Chúng tôi: T/giả và các bạn
 Đại từ nhân xưngở các đoạn chỉ ai ở thời điểm nào?
 Đoạn a,b,c: Chỉ người kể chuyện - 1 hoạ sĩ ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ
- N/vật kể chuyện có vị trí như thế nào?
- Quan trọng trong 2 mạch kể
? Cách đan xen lồng ghép hiện tại - quá khứ , trưởng thành - niên thiếu, một người - nhiều người có tác dụng gì?
 - Câu chuyện sống động, thân mật gần gủi, ấm áp, đáng tin cậy và chân thật
1. Hai mạch kể lồng ghép:
 Hai mạch kể:
- Hiện tại - Quá khứ
- Trưởng thành - thiếu niên
 - Mtj người - nhiều người
 - Tôi - chúng ta
 đan xen vào nhau -> câu chuyện sinh động, hấp dẫn, gần gũi, chân thật.
 IV. Đánh giá kết quả:
 ? Hai mạch kể gắn với 2 đại từ nhân xưng có tác dụng gì trong văn bản?
 V. Dặn dò:
 - Đọc VB, hiểu nội dung, phân tích hình ảnh 2 cây phong và những kí ức tuổi thơ, hai cây phong và thầy Đuy-sen?
Tiết 2:
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp sống động của 2 cây phong và kí ức tuổi thơ, hình ảnh người thầy và ngôi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm tự sự
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập
B. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận
C.Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, hệ thống câu hỏi
HS: Bài cũ, chuẩn bị bài mới theo h/dẫn
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp:(1')
II. Kiểm tra bài cũ:(3') Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (1')GV giới thiệu bài
 2. Triễn khai bài dạy:
 Hoạt động 1: (30')Tìm hiểu nội dung văn bản (tt)
GV h/dẫn HS tìm hiểu hình ảnh 2 cây phong và kí ức tuổi thơ
GV cho HS đọc lại đoạn c
? Đoạn c có thể chia làm mấy đoạn nhỏ?
? Theo em, đoạn nào thú vị hơn vì sao? 
? T/giả sử dụng ng/thuâth gì trong đoạn văn?
- Đoạn 2 thú vị hơn
vì: đây là những t/cảm, c/xúc mới mẻ, lạ lùng mà có lẽ lần đầu tiên bọn trẻ mới có được.
 - GV h/dẫn HS thảo luận, tìm hiểu nội dung. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi
 _HS đọc đoạn a,b
? Hai cây phong có gì đặc biệt đ/với tôi? vì sao t/giả luôn nhớ về chúng?
Ng/thuật khi miêu tả về hai cây phong như thế nào?
? Điều cuối cùng mà t/giả chưa hề nghĩ đến thở thơ ấu là gì?
 Điều ấy có t/dụng gì trong mạch diễn biến của câu chuyện?
2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
- Bọn trẻ chơi đùa trèo lên 2 cây phong phá tổ chim
- P/ cảnh làng quê và cảm giác của t/giả khi trèo lên cây phong nhìn xuống ngắm cảnh quê hương
+ Ng/thuật: kể, miêu tả cụ thể -> Kỉ niệm ngây thơ hồn nhiên, khó quên.
3. Hai cây phong trong cái nhìn, cảm nhận của tôi:
- Hai cây phong ở vị trí cao trên đỉnh đồi 
- như ngọn hải đăng đặt trên ngọn núi
- Hai cây phong gắn với kĩ niệm tuổi thơ
- Hai cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng
 Ng/thuật: Kể, tả, kết hợp biểu cảm.
-> Hình ảnh đẹp
4. Hai cây phong và thầy Đuy-sen:
 - Hai cây phong do thầy Đuy-sen đưa về trồng-> Trường Đuy-sen Là nhân chứng của câu chuyện xúc động
 Hoạt động 2: Tổng kết:(5')
? Em có nhận xét gì nội dung, nghệ thuật của văn bản?
* Ghi nhớ: SGK
 IV. Đánh giá kết quả: (2')
- Nhận xét về cảnh kể chuyện của tác giả?
 V. Hướng dẫn, dặn dò: (3')
Bài cũ: -Nắm kĩ nội dung văn bản, nắm ghi nhớ.
	- Chọn trong bài 1 đoạn khoảng 10 dòng liên quan đến 2 cây phong để học thuộc.
Bài mới: Nắm kĩ văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docnguvan8T3334.doc