Bài soạn Ngữ Văn 8 Tiết 13- 14: Đọc - hiểu văn bản Lão Hạc (Nam Cao) - Trường THCS Cao Nhân

Bài soạn Ngữ Văn 8 Tiết 13- 14: Đọc - hiểu văn bản Lão Hạc (Nam Cao) - Trường THCS Cao Nhân

TIẾT 13- 14. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

 Lão Hạc

 (NAM CAO)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Sự thể hiện tinh thần của nhà văn.

- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, hiểu tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ: Hình thành thói quen cảm thụ văn học yêu văn chương, tính cách nhân hậu, thật thà, nhân cách sống tốt, thiện lương. Học tập được tính cách nhân vật

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ Văn 8 Tiết 13- 14: Đọc - hiểu văn bản Lão Hạc (Nam Cao) - Trường THCS Cao Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 tháng 09 năm 2010 
Ngày dạy 14 tháng 9 năm 2010 Lớp 8D
Tiết 13- 14. đọc - hiểu văn bản
 Lão Hạc
 (Nam Cao)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật. 
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm, hiểu tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ: Hình thành thói quen cảm thụ văn học yêu văn chương, tính cách nhân hậu, thật thà, nhân cách sống tốt, thiện lương. Học tập được tính cách nhân vật
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Giáo án và chân dung nhà văn Nam Cao, bảng phụ, phiếu học tập, các tư liệu bài viết về nhà văn Nam Cao.
2. Trò: Đọc trước văn bản ở nhà, trả lời các câu hỏi gợi ý trong mục đọc hiểu văn bản. Tìm hiểu thêm các bài viết về tác phẩm “Lão Hạc” và một số tác phẩm khác.
C. Tổ chức dạy và học
Bước I. ổn định 
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Từ các nhân vật chị Dậu, anh Dậu, bà lão hàng xóm em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám?
Hỏi: Quy luật tức nước vỡ bờ được thực hiện như thế nào trong đoạn trích?
Bước 3. Bài mới:
Thầy
Trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian : 1 phút
+ Phương pháp : thuyết trình.
Cùng trong dòng hiện thực trước cách mạng ngoài Ngô Tất Tố còn có một nhà văn nữa cũng được liệt vào hàng xuất sắc đó là Nam Cao. Nếu Ngô Tất Tố đã phơi bày số phận của người nông dân với sưu cao thuế nặng qua tác phẩm chị Dậu thì Nam Cao lại giúp chung ta hiểu thêm về số phận bất hạnh đau khổ ở con người ấy qua khía cạnh khác...Tìm hiểu tác phẩm lão Hạc chúng ta sẽ rõ được điều đó.
Hoạt động 2 : Tri giác 
+Thời gian: phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: Đọc, vấn đáp, thuyết trình, Kĩ thuật khăn trải bàn
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nam Cao? Tác phẩm?
H: Xuất sứ tác phẩm lão Hạc?
H: Truyện ngắn cần phải đọc với giọng như thế nào?
GV: Gọi học sinh đọc luân phiên đến hết. Nhận xét bạn đọc.
H: Giải nghĩa một số từ khó trong bài?
Hoạt động 3: phân tích, cắt nghĩa 
+Thời gian : phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: vấn đáp, thuyết trình, Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật KWL
H: Văn bản có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
H: Tình cảm của lão Hạc đối với cậu Vàng được thể hiện qua chi tiết nào? Đó là tình cảm ra sao?
H: Vậy hoàn cảnh nào đã khiến lão Hạc phải bán cậu Vàng, xa rời đứa con cầu tự?
H: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của lão Hạc?
H: Qua chi tiết này em cho thấy lão Hạc là người như thế nào? HS thảo luận.ị nghèo nhưng giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, trọng danh dự.
GV: Lão Hạc phải đành lòng bán con chó Vàng, kỷ vật của người con, là người bạn sớm tối thân thiết của mình là điều bất đắc dĩ. Lão nghèo quá, lại yếu mệt sau một trận ốm nặng, không ai giúp đỡ, không việc làm. Lão phải ăn vào tiền dành dụm bấy nay. Đã vậy lại phải nuôi thêm cậu Vàng mà cậu ăn rất khoẻ. Đã nuôi lại không nỡ để nó gày chỉ có cách duy nhất là bán nó đi ị lão Hạc thật sự là một lão nông dân nghèo khổ đáng thương, nhưng có lòng tự trọng cao giàu tình cảm.
H: Hãy tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng?
H: Em hiểu như thế nào về tâm trạng của lão Hạc qua câu văn: “ Mắt lão ầng ậc nước”.
GV: Cái hay còn ở chỗ nhà văn đã thể hiện chân thật cụ thể chính xác tuần tự từng diễn biến tâm trạng đau đớn cứ dâng trào như không thể kìm nén nổi, phù hợp với hình dáng và biểu hiện tình cảm của người già (ép nước mắt chảy ra) để rồi kết thúc đỉnh điểm là lão bật khóc hu hu như đứa trẻ.
H: Bán chó xong lão Hạc có ý định gì? Qua đó em thấy lão là người như thế nào?
GV: Phải là người có trái tim nhân hậu, trong sáng thì lão mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến nỗi cảm thấy có lỗi ngay với một con chó, phải là một người cha yêu thương con hết mực mới thà nhịn đói mà không động đến tiền dành dụm cho con.
 ị Một con người dù nghèo về vật chất nhưng tâm hồn thì thật là cao đẹp.
Chuyển tiết 14 
H: Qua những lời phân trần kể nể than vãn với ông giáo, em thấy lão Hạc còn là người như thế nào?
GV: Nghèo khổ, thất học nhưng có nhiều năm tháng trải nghiệm suy ngẫm về số phận con người. Những câu nói ấy thể hiện nỗi buồn, bất lực sâu sắc trước hiện tại, tương lai.
Vậy: Với một con người như lão Hạc, lão sẽ có sự lựa chọn gì cho tương lai. Tìm hiểu phần cuối.
H: Theo em lão Hạc có sự chuẩn bị cho cái chết của lão không? Qua sự việc nào?
H: Có ý kiến cho rằng: Tất cả những việc làm của lão Hạc trước khi chết là gàn dở (có tiền mà chịu khổ). ý kiến của em thế nào?
GV: Chia HS làm 3 nhóm thảo luận câu hỏi.
Nhóm 1: Miêu tả cái chết của lão Hạc? Nhận xét về cái chết ấy?
Nhóm 2: Nguyên nhân và ý nghĩa của cái chết?
Nhóm 3: Tại sao lão Hạc lại lựa chọn cái chết như vậy? 
Các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4 : đánh giá, khái quát. 
+Thời gian: 3 phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: vấn đáp, thuyết trình
GV: Kết luận. Cái chết của lão Hạc thật bất ngờ đối với tất cả mọi người. Sự bất ngờ của cái chết ấy càng làm cho câu truyện thêm căng thẳng xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đỉnh điểm và kết thúc một cach bi đát và tất yếu. Cái chết của lão Hạc vật vã đau đớn về thể xác nhưng có lẽ lão sẽ thanh thản hơn nhiều vì lão đã hoàn thành được ý nguyện của mình. Lão chịu tử hình mình để tạ lỗi với con chó. Lão đã lừa người bạn thân của mình bây giờ lão muốn chính mình pải trả giá, lão phải nếm cái chết như cái chết của một con chó- ghê gớm và đáng sợ. Nhưng cái chết ấy lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã chứng tỏ đức tính trung thực, sách yêu quí nhất của mình...
Cuộc đời của ông giáo và lão Hạc có gì giống nhau?
Tình cảm nào của ông giáo giành cho lão Hạc?
H: Lời của ông giáo “ Ông con mình...thế là sướng” gợi cho ta cảm nghĩ gì về tình người trong lúc khốn khó? 
H: Từ đây phẩm chất nào của ông giáo được bộc lộ? 
H: Khi ông giáo đem chuyện của lão Hạc kể cho vợ nghe thì vợ ông giáo có ý nghĩ như thế nào về lão Hạc? 
H: Thái độ của ông giáo đối với vợ? Vì sao ông lại có thái độ đó?
H: Từ câu chuyện những lời nói của vợ, ông giáo đã có những suy nghĩ như thế nào về con người?
H: Qua đó em thấy ông giáo còn là người như thế nào? Từ suy nghĩ đó của ông giáo em rút ra bài học gì khi đánh giá con người?
GV: “ Chao ôi!...ta thương” là lời triết lý lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. Với triết lí này Nam Cao đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết nhìn xa nâng niu trân trọng đồng cảm với họ đồng thời nêu ra một quan niệm đúng đắn sâu sắc khi muốn nhìn nhận đánh giá người khác. Có như vậy cuộc sống mới ấm áp tình thương mới tốt đẹp. ị Nhân vật ông giáo chính là hình ảnh của Nam Cao.
H: Em hiểu gì về tác giả? 
H: Trình bày những nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật của truyện ngắn? HS thảo luận 5 phút?
H: Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc” em có cảm nhận như thế nào về cuộc đời của người nông dân trong xã hội cũ?
HS: 
Cuộc sống nghèo khổ bế tắc. 
Vẻ đẹp tâm hồn, lòng tận tuỵ hy sinh vì người khác.
H: Vẻ đẹp riêng của 2 nhân vật này là gì? HS thảo luận.
Chị Dậu: Sức mạnh tình thương và phản kháng mãnh liệt.
Lão Hạc: ý thức về nhân cách, lòng tự trọng cao. 
HS đọc ghi nhớ/48.
Hoạt động 5 : luyện tập. 
+Thời gian: phút
+Phương pháp- Kĩ thuật: Vấn đáp, giải thích Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
 H: Nếu gọi tên bi kịch của lão Hạc thì em lựa chọn cách nào dưới đây:
Bi kịch của sự đói nghèo?
Bi kịch của tình phụ tử.
Bi kịch của phẩm giá làm người.
GV: Bổ sung thêm một số bài tập trắc nghiệm trang 28, 29, 30 sách bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8.
HS: Chú ý giọng của các nhân vật.
 + Ông giáo: Chậm, buồn, cảm thông, lúc xót xa, đau đớn suy tư ngẫm nghĩ.
+ Lão Hạc: Có biến đổi, khi đau đớn ân hận dằn vặt, khi năn nỉ giãi bày, khi chua chát mỉa mai.
+ Vợ ông giáo: Lạnh lùng khô khan, coi thường.
+ Binh Tư: Nghi ngờ, mỉa mai.
HS: Nhân vật trung tâm: Lão Hạc và ông giáo. Vì câu chuyện xoay quanh cuộc trò truyện giữa họ.
HS: Yêu quý con chó gọi tên là cậu Vàng, cho ăn trong cái bát đẹp...ị đó là tình cảm yêu thương gắn bó.
HS: Chú ý đoạn “Lão lắc đầu” đến đầu trang 41.
HS: Tìm chi tiết trong SGK.
HS: Tác giả đã miêu tả sự đau đớn ân hận xót xa thương tiếc... cứ dâng trào, đang vỡ oà khi có người hỏi đến, một ông già giàu tình cảm mà buộc phải làm một việc mà với người bình thường thì quá nhẹ nhàng nhưng với lão Hạc là một vết thương lòng do lão tự gây ra.
HS: Thu xếp nhờ cậy ông giáo trông giúp mảnh vườn, gửi tiền phòng khi lão chết có tiền ma chay, sau đó ăn món ăn tự tạo. ị cẩn thận chu đáo. 
HS: Đọc SGK đoạn “Hôm sau lão Hạc...Thế nào rồi cũng xong”.
HS: Có. Qua sự việc trò truyện với ông giáo.
HS thảo luận.
Lão Hạc trình bày câu truyện vòng vo dài dòng, khó hiểu không phải vì lão dở hơi mà vì là truyện khó nói, truyện hệ trọng, vì trình độ nói năng của lão. Lão đã nung nấu chuyện này từ lâu và quyết định sẽ phải giải quyết sự khó xử ấy.
HS: An ủi, sẻ chia.
HS: Lòng nhân ái có được dựa trên sự chân tình và đồng khó.
HS: Tìm chi tiết trong SGK. 
HS: Cần đặt mình trong hoàn cảnh cụ thể của họ mới thật sự hiểu họ.
HS: 
Là nhà văn của người nghèo khổ lương thiện.
Giàu tình thương.
Có lòng tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
HS: * Nghệ thuật:
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Câu chuyện dẫn dắt tự nhiên linh hoạt.
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả, kể xen biểu cảm.
* Nội dung:
- Thấy được số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quí tiềm tàng của họ.
- Thấy được tấm lòng yêu thương trân trọng người nông dân và tài năng nghệ thuật xýât sác của nhà văn Nam Cao.
I. Đọc hiểu chú thích.
1. Tác giả: Trần Hữu Tri (1915-1951).
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc.
- Được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm:
- Đăng báo năm 1943.
3. Đọc :
4. Từ khó:
II. Đọc hiểu chú thích:
1. Nhân vật lão Hạc:
a. Hoàn cảnh lão Hạc phải bán chó:
- Nhà nghèo, không đủ tiền cưới vợ cho con.
- Lão phải đi làm thuê- không có việc.
- Lão ốm đau- tiền dành dụm hết.
- Không muốn phạm vào tiền dành cho con.
 ị Nghèo nhưng giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng.
b. Tâm trạnh của lão khi phải bán cậu Vàng:
- Cố làm cho ra vui vẻ, cười như mếu...đôi mắt ầng ậc nước.
- Mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra.
- Đầu nghẹo sang một bên.
- Miệng móm mém mếu như con nít...Hu hu khóc.
ị Đau đớn xót thương, dằn vặt đau khổ, cố kìm nén nỗi đau. 
- Cẩn thận cho đáo.
- Có trái tim yêu thương, giàu lòng nhân hậu.
c. Cái chết của Lão Hạc:
- Vật vã đầu tóc rũ rượi quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
- Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
- Giật mạnh, nẩy nên...ị Cái chết thảm thương đau đớn.
* Nguyên nhân:
* ý nghĩa:
- Thể hiện tính cách của lão Hạc: Có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự.
- Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đẩy họ vào con đường cùng không lối thoát.
2. Nhân vật ông giáo:
- Lòng nhân ái.
- Có tầm quan sát, hiểu đời, hiểu người, vị tha cao cả.
IV. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau
Học ghi nhớ, tóm tắt được tác phẩm.
Nắm vững diễn biến tâm trạng của nhân vật lão Hạc.
Soạn bài: Từ tượng hình- Từ tượng thanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet13-14.doc