Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

 1/ Kiến thức:

Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

 2/ Kĩ năng:

 Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.

 3/ Thái độ

Xây dựng bài văn gồm đầy đủ các phần.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên:

 2/ Học sinh: Đọc lại các bài văn đã làm

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, qui nạp, thảo luận nhóm, gợi mở

 

doc 8 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1634Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 09/10/2009
NTH: 12/10/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 8––––––––––––––––––
Tiết 31, lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
I/ Mục tiêu bài học
 1/ Kiến thức:
Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 2/ Kĩ năng:
 Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.
 3/ Thái độ
Xây dựng bài văn gồm đầy đủ các phần.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: 
 2/ Học sinh: Đọc lại các bài văn đã làm 
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, qui nạp, thảo luận nhóm, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	8b: 
 2/ Kiểm tra đầu giờ (2’)
Bài tập : Cho hai câu văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
'' ánh trăng vằng vặc đã gội tràn trề xuống hai gương mặt đầm đìa nước mắt áp lên nhau và hai mớ tóc ngắn dài trộn với nhau. Hương hoa cau và hoa lí sáng và ấm đã xao xuyến lên bởi những tiếng khóc dồn dập vỡ lở ở một góc vườn rì rì tiếng dế '' .
 ( Nguyên Hồng - Mợ Dư ) 
 	 A. Biểu cảm . C. Tự sự .
 	 B. Nghị luận . D. Miêu tả .
(?) Tại sao em lại chọn đáp án đó ?
 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức tiết trước để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv sử dụng lời để giới thiệu: 
Để viết được một bài văn hay , rõ ràng , chặt chẽ ta cần phải làm tốt bước lập dàn ‏‎ý . Vậy lập dàn ‏‎ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm , cần tuân thủ những yêu cầu gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
HĐ2. HDHS hình thành kiến thức .
- Mục tiêu:
Nhận diện được dàn ý của bài văn tự sự
- Cách tiến hành:
Hs đọc
(?) Chỉ ra 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?
(?) Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện ? (ở ngôi thứ mấy)?
- Truyện kể về món quà sinh nhật độc đáo của bạn Trinh dành cho bạn Trang.
- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất – Người kể chuyện – Trang (xưng tôi).
(?) Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? trong hoàn cảnh nào?
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào lúc buổi sinh nhật đang đông vui. Trong hoàn cảnh: Ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng. Trang chờ mãi không thấy Trinh đến và Trang đã bắt đầu cho sự trách móc Trinh – người bạn thân nhất của mình.
(?) Chuyện xảy ra với ai? có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?
- Chuyện xảy ra với Trang – nhân vật chính. Ngoài ra còn có các nhân vật Trinh, Thanh và các bạn khác.
- Tính cách của mỗi nhân vật có khác nhau:
+ Trang: Sôi nổi, vội vàng nhưng có nhiều cảm xúc và suy nghĩ chân thành.
+ Trinh: Kín đáo, nhỏ nhẹ, hiền lành, đằm thắm, chân thành.
+ Thanh: Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
(?) Câu chuyện diễn ra ntn ? (Mở đầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ?)
* Mở bài: Nêu vấn đề gì? Câu chuyện bắt đầu bằng việc kể lại không khí đông vui của buổi sinh nhật Trang. Buổi sinh nhật vui vẻ sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì Trinh – người bạn thân nhất chưa đến.
* Đỉnh điểm của câu chuyện là: Lúc Trinh đến với món quà độc đáo: Chùm ổi găng được Trinh chăm sóc từ khi còn là những cái nụ. 
* Kết thúc: Truyện kết thúc ở chỗ Trang khám phá ra cái "âm mưu" có từ rất lâu của người bạn thân thiết – cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo
(?) Các yếu tố mô tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của chúng?
giúp cho người đọc hiểu rằng: Tặng cái gì không quan trọng bằng tặng ntn.
(?) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ của câu chuyện ?
Điều tạo nên sự bất ngờ của câu chuyện chính là tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người thâm nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý trách móc của Trang về sự chậm trễ của người bạn thân thiết của mình trong ngày sinh nhật và sau đó mới hiểu rằng: Đó là sự chậm trễ đáng được thông cảm. Hơn nữa Trang còn nhận ra rằng: Người bạn chậm trễ đó là một người có tấm lòng thơm thảo đáng trân trọng thể hiện quan món quà giản dị nhưng đầy ý nghĩa "Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được". Món quà đó còn là bằng chứng của lòng tin và sự giữ lời hứa của Trinh "Chị đã ấp ủ"
(?) "Món quà sinh nhật" được kể theo trình tự nào?
Trong văn bản "Món quà sinh nhật", tác giả đã sắp xếp các sự việc và kể theo trình tự thời gian, nhưng có lúc trong khi kể, ông có dùng đến hồi ức, quay ngược thời gian để trở về quá khứ, nhớ lại sự việc đã diễn ra "lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa"
GV: Trên đây ta vừa tìm hiểu bố cục của văn bản "Món quà sinh nhật" từ đó ta rút ra dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
(?) Vậy dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với biểu cảm thường gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần?
(?) So sánh với dàn ‏‎ý bài văn tự sự đã học ở lớp 6 có điểm gì giống nhau và có gì là khác ?
- Giống : Mb, Tb , Kb đều nêu những nội dung cụ thể như dàn ‏‎ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm .
- Khác : Văn tự sự ở lớp 6 không chú trọng yếu tố miêu tả và biểu cảm .
HĐ3 HDHS Rút ra ghi nhớ.
- Mục tiêu: Rút ra dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Cách tiến hành:
(?) Xác định bố cục và nhiệm vụ từng phần của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ?
Hs đọc và xác định nội dung ghi nhớ
HĐ 4. HDHS làm bài tập.
- Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu bài tập và tìm ra bố cục cũng như các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bt.
- Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động nhóm (4)
N1: Mở bài
N2+3: Làm phần thân bài.
N4: Phần kết bài.
Đại diện các nhóm báo cáo.
Gv nhận xét, chốt
(?) Mở bài giới thiệu ai? trong hoàn cảnh nào?
(?) Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (mấy lần quẹt diêm ? Mỗi lần diễn ra thế nào và kết quả ra sao?)
(?) Tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản này?
GV: Các yếu tố này được đan xen vào trogn quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm. Đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
(?) Kết cục số phận của nhân vật ntn? và cảm nghĩ của người kể ra sao?
Hs đọc và xác định yêu cầu bt
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs nhận xét
Gv nhận xét, chốt
1’
20’
4’
2’
13’
I/ Dàn ý của bài văn tự sự.
1 Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự qua văn bản "Món quà sinh nhật"
- Mở bài: từ đầu -> "bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn"
Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài: Từ "vui thì thật vui" -> "chỉ gật đầu không nói"
 Kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho Trang.
- Kết bài: Phần còn lại
 Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
- Sự việc: Truyện kể về món quà sinh nhật độc đáo của bạn Trinh dành cho bạn Trang
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
* Yếu tố miêu tả: Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập người ra kẻ vàocác bạn ngồi chật cả nhà.nhìn thấy Trinh đang tươi cười.Trinh dẫn tôi ra vườn.Trinh lom khomTrinh vẫn lặng lẽ cười chỉ gật đầu không nói.
Tác dụng: giúp cho người đọc có thể hình dung ra không khí của nó và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh.
* Yếu tố biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên. bắt đầu lo.tủi thân và giận Trinh..giận mình quá.tôi run run..cảm ơn Trinh quá.quý giá làm sao.
Tác dụng: Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành, sâu sắc 
- Trình tự kể: trình tự thời gian xen lẫn hồi ức, quay ngược thời gian.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
a. Mở bài
Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện 
b. Thân bài: 
 Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định (trả lời các câu hỏi: câu chuyện đã diễn ra ở đâu? Khi nào? với ai ? ntn?)
c. Kết bài
 Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó). 
II/ Ghi nhớ.
Dàn ý của bài văn tự sự
III/ Luyện tập.
Bài tập 1 (SGK Tr 95).
Văn bản: Cô bé bán diêm.
a/ Mở bài:
- Giới thiệu ai:
+ Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa
+ Giới thiệu nhân vật chính: Cô bé bán diêm
- Trong hoàn cảnh nào: Giới thiệu gia cảnh cảu em bé bán diêm
+ Sự việc: Đi bán diêm trong đêm giao thừa
+ Nhân vật: Cô bé bán diêm
+ Tình huống: Đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt, tuyết rơi – cô đầu trần, chân đất..
b/ Thân bài
- Lúc đầu, do không bán được diêm nên em bé: 
+ Không dám về nhà vì sợ bố đánh
+ Tìm một goc tường ngồi để tránh rét
+ Kết quả: Em vẫn bị rét hành hạ đến nỗi: "Đôi bàn tay đã cứng đờ ra"
- Sau đó, em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình, mỗi lần quẹt một que diêm em lại thấy một viễn cảnh ấm áp, đẹp đẽ:
+ Quẹt que diêm thứ nhất: Tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi. thật là dễ chịu -> que diêm tắt, em bé lại trở về với hiện tại tê cóng của chính mình.
+ Tiếp đến: quẹt que diêm thứ 2: em mơ thấy "một bàn ăn .con ngỗng quay" -> que diêm tắt em lại đối diện với cảnh nghèo khổ, đói và rét thực sự của bản thân.
+ Quẹt que diêm thứ 3 "Thấy 1 cây thông.sáng rực" -> diêm tắt, những ngọn nến bay về trời.
+ Em quẹt que diêm thứ 4, em "Nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Cuối cùng vì muốn níu bà ở lại nên em đã quẹt hết các que diêm còn lại.
* Yếu tố miêu tả:
+ Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói,.
+ Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút.
+ Diêm cháy và sáng rực lên, bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu khăn trải bàn trắng tinh.
* Yếu tố biểu cảm:
+ Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?.trông đến vui mắt.
+ Chà! ánh sáng kỳ diẹu làm saonom đến vui mắt và toả ra ánh sáng dịu dàng.
+ Thật là dễ chịu! thì khoái biết mấy.
+ Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng.
+ Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như vậy.
c/ Kết bài
- Cô bé bán diêm bị chết cóng vì giá lạnh
- Sự cảm thông và thấu hiểu của tác giả.
Bài tập 2 (SGK Tr 95)
Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
Mở bài
- Giới thiệu bạn tuổi thơ của mình là ai ?
- Kỷ niệm xúc động và nhớ mãi là kỷ niệm về cái gì ? 
Thân bài
- Kỉ niệm đó xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai, có ai chứng kiến?
- Diễn biến câu chuyện xảy ra ntn?
- Điều gì khiến em xúc động nhất trong câu chuyện ấy? Xúc động ntn? (mô tả lại sự xúc động và bộc lộ những suy nghĩ)
Kết bài
Nêu cảm nghĩ về người bạn và kỉ niệm
4/ Củng cố (2’)
(?) Nêu bố cục và nhiệm vụ các phần trong bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	Gv hệ thống kiến thức.
5/ HDHT. (1’)
Học bài và tập viết hoàn thiện bài tập 2.
Chuẩn bị: Ôn tập truyện, kí Việt Nam
 Viết bài TLV số 2.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31.doc