Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Tuần 8 – Tiết: 29

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.

1) Kiến thức: sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu lộ tình cảm trong văn tự sự

2) Kỹ năng:

 Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn tự sự

 Viết đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm với độ dài khoảng 90 chữ (khoảng 10 dòng)

III. CHUẨN BỊ

1) Giáo viên:

 Soạn giáo án dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, tài liệu tham khảo, SGV, SGK.

 In film trong các đoạn văn của một trong ba đề và BT 2.

2) Học sinh: Soạn bài (tập viết đoạn văn đề a, b, c, tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn, thực hành viết đoạn văn BT1)

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS:

 Yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?

(Các yếu tố miêu tả: hình ảnh, hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh, thứ tự đồ vật được sắp xếp có tác dụng làm cho sự việc kể sinh động hơn)

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tuần 8 – Tiết: 29
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
Kiến thức: sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu lộ tình cảm trong văn tự sự
Kỹ năng:
Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn tự sự
Viết đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm với độ dài khoảng 90 chữ (khoảng 10 dòng)
CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Soạn giáo án dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, tài liệu tham khảo, SGV, SGK.
In film trong các đoạn văn của một trong ba đề và BT 2.
Học sinh: Soạn bài (tập viết đoạn văn đề a, b, c, tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn, thực hành viết đoạn văn BT1)
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS: 
Yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?
(Các yếu tố miêu tả: hình ảnh, hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh, thứ tự đồ vật được sắp xếpcó tác dụng làm cho sự việc kể sinh động hơn)
Yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?
(Yếu tố biểu cảm: trực tiếp và gián tiếp có tác dụng làm cho lời văn tự sự trở nên gợi cảm hơn)
Giới thiệu bài mới: Bài học trước, chúng ta đã hiểu cách dùng và công dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hành nhuần nhuyễn cách viết đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách thích hợp. 
Tổ chức hoạt động dạy – học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
µ GV cho HS đọc đề bài SGK tr.83 (film trong)
Cho các sự việc và nhân vật sau:
Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại.
Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.
? Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn sự việc chính (Một trong ba sự việc trên)
Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.(Người kể ở ngôi thứ mấy, xưng là gì?)
Bước 3: Xác định thứ tự kể.(Câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra sao?)
Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
Bước 5: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lý.
µ Sau khi đã hướng dẫn tuần tự từng bước, GV cho HS tự xây dựng đoạn văn, thực hiện cá nhân trên film trong
µ Gọi một vài HS đọc đoạn văn của mình trước lớp, cho HS khác nhận xét (nội dung, sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm như thế nào?). GV đúc kết cho điểm luyện tập.
Hoạt động 2: Luyện tập viết đoạn văn
BT 1: Cho sự việc và nhân vật sau: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết.
	Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. (hoạt động nhóm)
µ Gọi đại diện một vài nhóm HS đọc đoạn văn của mình trước lớp, cho HS khác nhận xét. GV đúc kết cho điểm luyện tập.
Hoạt động 3: H.dẫn học tập ở nhà
Học bài, xây dụng 2 đoạn văn còn lại của đề a, b (phần I, SGK tr.83)
Làm bài tập 2 (phần II, SGK tr.84).
µ Hướng dẫn bài tập 2: So sánh và rút ra nhận xét về đoạn văn của Nam Cao (film trong)
? Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở những chỗ nào?
Miêu tả: Đặc tả chân dung đau khổ của lão Hạc.
Biểu cảm: Suy nghĩ, tình cảm của ông giáo.
? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?
Đã khắc sâu vào lòng người đọc sự đau đớn về mặt tinh thần của một người già khi ân hận
Đọc văn bản “Chiếc lá cuối cùng” và trả lời vào vở bài soạn những câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu văn bản”, SGK tr.86
Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	Chọn một trong ba bài tập đề (a), (b), (c), SGK tr.83.
Đoạn văn tham khảo: (đề c)	 
	Tôi run run mở hộp quà trong khi những ánh mắt lấp lánh niềm vui của bạn bè vẫn đổ dồn vào nó. Khi nắp hộp được mở ra, tôi ngẩn người và thật ngạc nhiên, lòng tôi trào dâng một niềm sung sướng bởi trong hộp có bao nhiêu thứ mà tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới: một chú gấu bông nhỏ xinh, trắng muốt, mấy quyển vở mới tinh thơm ngát và cả chiếc bút máy mà tôi hằng mơ ước. Hạnh phúc biết bao khi tôi được bạn bè tặng món quà sinh nhật thật bất ngờ và đầy ý nghĩa.
Luyện tập
Bài tập 1 – SGK tr.84
	Bán chó! Sự việc này dường như không còn xa lạ với tôi bởi tôi đã từng nghe lão tâm sự. Thế nhưng lần này lại khác. Lão Hạc sang nhà tôi với dáng vẻ đau khổ. Bước vào nhà, vừa thấy tôi, lão báo ngay: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”. Lúc này, dù cố làm ra vui vẻ nhưng lão cười như mếu và đôi mắt của lão ầng ậng nước. Vừa ngạc nhiên vừa ái ngại và muốn an ủi lão nên tôi hỏi cho có chuyện: “Thế nó cho bắt à?” Chao ôi! Bao nhiêu nỗi niềm trong lòng lão bỗng chốc đã tuôn trào khiến tôi áy náy vô cùng. Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khócLão nói trong tiếng nấc:
Khốn nạnÔng giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục với thằng Xiên đã tóm và trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Lúc này đây, trông lão khắc khổ thật đáng thương. Tôi lại an ủi lão rằng bán hay giết thịt chính là hóa kiếp cho nó để cho nó làm kiếp khác. Trầm ngâm giây lát, lão chua chát bảo: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chútkiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...” Câu nói của lão khiến lòng tôi đau thắt, tôi muốn nói nhiều điều để an ủi lão nhưng có lẽ phải chờ dịp khác. Lão Hạc chào tôi và lủi thủi ra về. Nhìn dáng vẻ gầy guộc, từng bước chậm rãi liêu xiêu của lão trong buổi chiều tà, tôi chạnh lòng nghĩ về số phận và nỗi đau khổ của lão.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8(18).doc