Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng ( trích) (Ô hen-ri)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng ( trích) (Ô hen-ri)

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

( Trích)

 (Ô Hen-ri)

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.

 -Thấy được nghệ thuật kể chuyện dộc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1.Kiến thức.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

 - Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.

 - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

 2. Kỹ năng.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc-hiểu tác phẩm.

 - Phát hiện, phân tích điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

 - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3 Thái độ : - GD Lòng thương yêu con người.

III/ CHUẨN BỊ

 - GV : Giáo án, CKTKN.

- HS : Học bài - chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

IV .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1/ Ổn định

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 -Tóm tắt văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”.

 -Qua 2 nhân vật Đôn-ki –hô-tê và Xan-chô Pan –xa,em rút ra cho mình bài học gì?

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng ( trích) (Ô hen-ri)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 08	 Ngày dạy : /10/2011
TPPCT:29-30	 Lớp dạy:8.1,2,
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
( Trích)
 (Ô Hen-ri)
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
 -Thấy được nghệ thuật kể chuyện dộc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
 - Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
 - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
 2. Kỹ năng.
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc-hiểu tác phẩm.
 - Phát hiện, phân tích điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
 - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
3 Thái độ : - GD Lòng thương yêu con người.
III/ CHUẨN BỊ
 	- GV : Giáo án, CKTKN..
- HS : Học bài - chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
IV .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1/ Ổn định 
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 -Tóm tắt văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”.
 -Qua 2 nhân vật Đôn-ki –hô-tê và Xan-chô Pan –xa,em rút ra cho mình bài học gì?
 3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : HDTH giới thiệu chung
GV yêu cầu HS đọc chú thích.
Nêu những nét nổi bật về nhà văn ÔHen-ri và văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”.
Nhấn mạnh vài nét về nhà văn Ohen-ri và tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng”:
 OHen-ri là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới.Cha ông là thầy thuốc,mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3.Mười lame tuổi đã phải thôi học và đi làm nhiều nghề để kiếm ăn. Ông chuyên viết truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông rất phong phú và đa dạng về đề tài nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. Truyện ngắn của ông thường nhẹ nhàng, toát lên tinh thàâøn nhân đạo cao cả, thương yêu con người nghèo khổ, nhiều khi rất cảm động. Về nghệ thuật ông thường sử dụng kiểu đảo lộn tình tiết hai lần một cách đột ngột, bất ngờ.
Hoạt động 2 : HD đọc – tìm hiểu chung
GV tóm tắt phần bị lược bỏ của tác phẩm
GV hướng dẫn HS đọc – đọc mẫu – gọi 2 HS đọc nối tiếp văn bản.
TH : Tóm tắt đoạn trích theo sự việc chính.
- Qua nội dung tóm tắt hãy xác định nhân vật chính của truyện?
- Hãy tách văn bản theo các phần nội dung liên quan đến nhân vật chính này?
HS trình bày ý kiến : Gồm 3 phần.
- Phần 1:Từ đầu -> “Hà Lan”: Giôn-xi đợi chết.
- Phần 2 : Tiếp theo -> “vịnh Naplơ”:Giôn-xi vượt qua cái chết.
- Phần 3 :Còn lại: Bí mật của chiếc lá.
- Văn bản đã sử dụng những PTBĐ nào? PT chủ đạo nào làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm?
I/ Giới thiệu tác giả – tác phẩm
 1. Tác giả
- O Hen-ri( 1862 -1910)
- Là nhà văn Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.
- Có lòng thông cảm đối với người nghèo bất hạnh.
 2/ Tác phẩm. ( sgk)
- Đoạn trích là phần cuối của tác phẩm.
II/ Đọc- tìm hiểu chung
 1 / Đọc – từ khó
 2/. Tóm tắt đoạn trích
 3/ Nhân vật chính: Giôn-xi
 4/.Bố cục 3 phần
 5/ Phương thức biểu đạt:
 TS + MT + BC
Hoạt động 3 : HD tìm hiểu tác phẩm.
-> Chuyển ý:
- Nội dung đoạn văn đầu kể về việc gì?
HS: Trả lời.
- Tìm chi tiết mtả dáng vẻ,giọng nói của Giôn-xi?
- Hình dung của em về nhân vật Giôn-xi từ chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói?
- Việc Giôn-xi mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên là vì lí do gì?
HS: Cô nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng bên cửa sổ đã rụng chưa.
-Em hiểu gì về trạng thái tinh thần của Giôn-xi qua câu nói: “ đó là chiếc lá cuối cùngchết”?
GV: Tâm trạng của Giôn-xi khi bị ốm là tâm trạng của một người tuyệt vọng,cô nghĩ khi chiếc lá cuối cùng trên cây rụng xuống là lúc cô cũng chết.
- Xiu đã dùng lời lẽ yêu thương để an ủi Giôn-xi. Giôn-xi đáp lại bằng thái độ và suy nghĩ gì?
HS: Ko trả lời và đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa bí ẩn của mình.
-Điều đó cho ta hiểu thêm gì về tâm hồn con người của Giôn?
Bình: Con người tuyệt vọng và bi quan thì không có gì cứu được họ. Điều đó đã được bác sĩ nói với Xiu.
GV yêu cầu học sinh theo dõi phần tiếp theo của văn bản.
- Sau đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng Giôn-xi đã phát hiện ra điều gì?
-HS: Trình bày
- Theo em, Giôn-xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó?
HS: Chiếc lá mong manh nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ và mãnh liệt.
- Từ đó có những thay đổi gì đối với Giôn-xi?
HS: Tìm kiếm , trả lời
- Những thay đổi ấy cho thấy nhu cầu gì đã trở lại với Giôn-xi? 
 - Chiếc lá có ý nghĩa gì đối với Giôn-xi?
-Theo em, vì sao con người có thể vựơt qua cái chết chỉ vì một chiếc lá mỏng manh vẫn còn sống ở trên cây?
Bình chốt: Tình yêu cuộc sống, tình bạn, tình yêu NT đã trở lại với Giôn-xiChiếc lá dù mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sông bền bỉ, mãnh liệt,là một sự sống, thúc đẩy, kích thích tình yêu sự sống cho con người tuyệt vọng.
GV chuyển ý sang mục 2
-Tình yêu thương của Xiu với Giôn-xi được thể hiện qua những chi tiết nào?
-HS: Trả lời
- Vì sao Xiu lại lo sợ khi thấy những chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết như vậy?
- Ngoài ra tình thương yêu ấy còn được thể hiện ở những chi tiết nào?
Lời nói?
Việc làm?
- Qua tất cả những chi tiết ấy, ta bắt gặp ở Xiu một tấm lòng như thế nào?
Bình chốt: Tình cảm nhân đạo, đầy tình nghĩa ấy đã làm cho lòng người ấm lại và đây cũng chính là tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này.
Chuyển ý sang mục 3.
- Cụ Bơ-men được giới thiệu là người như thế nào?
- Khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân đua nhau rụng cụ Bơ-men có tâm trạng gì?
HS: Nhìn Xiu chẳng nói gì-> Lo lắng vì căn bệnh hiểm nghèo có thể cướp đi tính mạng của Giôn-xi.
-Trước tâm trạng đó cụ Bơ-men đã có hành động gì? Với mục đích gì?
HS: Lặng lẽ vẻ bức tranh để cứu sống Giôn-xi,bất chấp gió rét và nguy hiểm.
- Vẽ chiếc lá với mục đích ấy nhưng cuối cùng như thế nào? Vì sao cụ chết?
- Cái chết ấy, đã thể hiện ở cụ một phẩm chất gì?
HS: Trình bày
GD: Em học được điều gì ở cụ Bơ-men và Xiu?
HS: Tấm lòng thương người dù đó ko phải là người thân của mình
LH:Tục ngữ - Ca dao VN: 
 -Thương người như thể thương thân.
 - Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Bình: Sự cao thượng, quên mình vì người khác của cụ Bơ-men đã cứu sống được một con người. Đó chính là tấm lòng nhân đạo mà OHen-ri muốn thể hiện.
-Tại sao người bạn của Giôn-xi lại gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bình: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ-men không phải là thần dược, nó là tác phẩm NT được tạo nên bởi tình yêu thương con người.Hơn nữa bức tranh đúng là một kiệt tác vì nó đã cứu sống một con người;là bức tranh của tình yêu thươg và đức hi sinh cao cả.
-Từ đây, em hiểu gì thêm về ý nghĩa của truyện “Chiếc lá cuối cùng”?
HS: NT chân chính được xuất phát từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người.
TH: Cây bút thần ( lớp 6).
Hoạt động 4. HD tìm hiểu về nghệ thuật.
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện?
? Hãy làm rõ điều này qua cách kết thúc truyện?
HS: - Giôn-xi: từ sắp chết -> sống trở lại.
 - Bơ-men: còn khoẻ mạnh -> chết.
=> Hai quá trình đảo ngược này lồng trong một câu chuyện 
=> Kết thúc bất ngờ.
Hoạt động 5 : HD tổng kết :
- Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” của Ohen-ri, em cảm nhận được gì về tư tưởng và tài năng của Ohen-ri?
LH: Em còn đọc những truyện nào của Ohen-ri ( hoặc của nhà văn khác) viết về lòng nhân ái cao cả của con người?
III./ Tìm hiểu văn bản:
 1/ Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.
 a/ Giôn-xi đợi cái chết.
- Giọng thều thào, mắt thẫn thờ
 -> Yếu đuối, cạn kiệt cả sức sống.
-Chờ chiếc lá cuối cùng rụng -> chết.
-> Chán nản, không còn tin vào sự sống của mình.
=> Tâm hồn cô đơn, tuyệt vọng.
b. Giôn-xi vượt qua cái chết.
- Qua đêm mưa gió chiếc lá vẫn còn.
->Thấy mình tệ, tự phê bình mình.
- Đòi ăn, soi gương, uống sữa, ngồi dậy, đặc biệt là muốn vẽ vịnh Na plơ.
-> Muốn được sống và hoạt động.
=> Chiếc lá là động lực thúc đẩy niềm tin, tình yêu sự sống cho Giôn-xi.
 2/. Tình thương yêu của Xiu.
- Lo sợ khi thấy chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết.
-> Sợ Giôn-xi chết.
- Động viên, an ủi, chăm sóc Giôn-xi tận tình.
=> Tấm lòng nhân ái, thấm đượm tình người.
 3/ Kiệt tác của Bơ-men.
- Cụ Bơ-men: là hoạ sĩ nghèo, khát vọng vẽ một bức tranh kiệt tác.
- Lo lắng cho số phận của Giôn-xi.
-> Lẳng lặng vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
-> Cụ chết vì sưng phổi.
=> Cao thượng, quên mình vì người khác.
- Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì: 
 + Sinh động, giống như thật.
 + Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi.
=> Được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.
4 Ý nghĩa văn bản.
 - Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
5/ Nghệ thuật:
- Đảo ngược tình huống.
- Kết thúc độc đáo, bất ngờ.
- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, chặt chẽ, khéo léo.
* Tổng kết :
 Ghi nhớ (sgk T 90)
4.Củng cố-dặn dò: Hệ thống kiến thức. Soạn bài tt.
TUẦN 8 	 Ngày dạy : /10/2011 
TPPCT:31	 Lớp dạy:8.1,2
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (PHẦN TIẾNG VIỆT) 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích dùng trong giao tiếp ở địa phương.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức.
 - Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
 2. Kỹ năng : 
 - Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
3 Thái độ : GDHS Tình cảm quê hương thông qua từ ngữ địa phương.
III. CHUẨN BỊ
 GV: Giáo án,sưu tầm một số các từ ngữ địa phương ,ca dao,hò,vè
 HS : Chuẩn bị bảng điều tra trên giấy lớn, sưu tầm, tìm hiểu một số đoạn thơ,
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1/Ổn định 
 2/Kiểm tra bài cũ 
 3/ Bài mới : 
Hoạt động 1. Tìm những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
 -Các tổ trình bày bảng điều tra tìm các từ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân đã cho sẵn.
 -Gạch chân các từ ngữ địa phương không trùng với từ ngữ toàn dân ( nếu có).
 -Giáo viên nhận xét, sửa chữa và yêu cầu học sinh tự giải thích nghĩa mỗi từ.
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1
Cha
Bố, cha, bọ, tía, ba, thầy.
2
Mẹ 
Mẹ, má, u, bầm, mạ. 
3
Ông nôi
Ông nội, ông, nội 
4
Bà nội 
Bà nội, bà, nội 
5
Oâng ngoại 
Ông ngoại, ông, ngoại, vãi. 
6
Bà ngoại 
Bà ngoại, bà, vãi. 
7
Bác ( anh trai của cha) 
Bác, bá 
8
Bác ( vợ anh trai của cha) 
Bác, bá 
9
Chú ( em trai của cha)
 Chú 
10
Thím ( vợ của chú) 
Thím 
11
Bác ( chị gái của cha) 
Bác, bá, cô. 
12
Bác ( chồng chị gái của cha) 
Bác 
13
Cô ( em gái của cha) 
Cô 
14
Chú ( chồng em gái của cha) 
Chú 
15
Bác ( anh trai của mẹ) 
Bác, cậu 
16
Bác (vợ anh trai của mẹ)
Bác, mợ 
17
Cậu ( em trai của mẹ) 
Cậu 
18
Mợ (vợ em trai của mẹ)
Mợ 
19
Bác ( chị gái của mẹ) 
Bác, dì, bá già
20
Bác (chồng chị gái của mẹ)
Bác, dượng 
21
Dì ( em gái của mẹ) 
Dì 
22
Chú ( chồng em gái của mẹ)
Chú, dượng 
23
Anh trai 
Anh 
24
Chị dâu ( vợ anh trai) 
Chị 
25
Em trai 
Em 
26
Em dâu ( vợ của em trai) 
Em 
27
Chị gái 
Chị 
28
Anh rể ( chồng của chị gái) 
Anh 
29
Em gái 
Em 
30
Em rể ( chồng của em gái) 
Em 
31
Con 
Con 
32
Con dâu ( vợ của con trai) 
Con 
33
Con rể ( chồng của con gái) 
Con
34
Cháu ( con của con)
Cháu.
 Hoạt động 2: Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương khác.
 - Học sinh thảo luận theo bàn và trình bày theo ý kiến cá nhân.
	+ Bắc Ninh – Bắc Giang: cha -> thầy
 mẹ -> u, bầm, bu.
+ Nam Bộ: cha -> ba, tía
 mẹ -> má
 anh cả -> anh Hai
 chị cả -> chị Hai.
 Hoạt động 3: Sưu tầm thơ, ca dao có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt của địa phương em.
 - Học sinh lên bảng trình bày, hoÏc sinh khác nhận xét.
 - Giáo viên chốt ý.
VD: 	Con ra tiền tuyến xa xôi,
	 Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền. 
 ( Tố Hữu)
 Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc,
 Năm con đau, mế thức một mùa dài.
 	( Chế Lan Viên)
 IV/ Củng cố: Nhấn mạnh về từ ngữ địa phương trong khi dùng.
 V/ Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ: Chiếc lá cuối cùng.
 Chuẩn bị bài mới: Hai cây phong.
RÚT KINH NGHIỆM:
RÚT KINH NGHIỆM:
hïïõ&õïïg
TIẾT 28 :TLV: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 I/ Kiến thức : Sự kết hợp các yếu tố kể ,tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.
 II/ Kĩ năng : - Thực hành kết hợp các yếu tố mtả vàbiểu cảm trong làm văn kể chuyện.
 - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố mtả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
B/ CHUẨN BỊ :
 GV: N/cứu tài liệu ,chuẩn bị giáo án.
 HS : Học bài, chuẩn bị bài.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp,gọi mở,giảng.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 I/ Oån định tổ chức
 II/ Kiểm tra bài cũ: 
 ? Tìm và đọc một đoạn văn tự sự ( trong các văn bản đã học) có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chỉ ra các yếu tố ấy trong đoạn văn? Phân tích sự kết hợp ấy?
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM 
 - Học sinh đọc và tìm đúng: ( 5 đ)
 - Phân tích tốt ( 5đ)
 III/ Bài mới :
 * GV giới thiệu vào bài: 
 Từ nội dung phân tích của bạn chúng ta đã thấy được tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. Bài học hôm nay giúp chúng ta rèn luyện khả năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 * Nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDTH quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Mục tiêu :Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về văn tự sự,các yếu tố mtả,biểu cảm,và các bước xd đoạn văn tự sự.
- Phương pháp : vấn đáp.
- Thời gian: 10 phút.
* GV yêu cầu học sinh đọc to các dữ liệu sgk
?:Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
HS:sự việc đươc kể ,người kể,ngôi kể,trình tự kể
? Yếu tố mtả thường dùng để làm gì?(dựng lại h/ảnh,hình dáng,kích thước,màu sắc,âm thanh-> sự việc trở nên sinh động hơn.sự?
- Biểu cảm làm cho lời văn tự sự trở nên gợi cảm hơn.
? Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Đó là những bước nào?
Ơû bước này: - có thể lựa chọn ngôi kể nào?
 - xưng là gì?
? Bước thứ ba cần phải làm gì?
? Bố cục như thế nào?
Thử dùng một vài lời cho đề 1
Gợi ý: lời mở đầu có thể là nhận xét, cảm tưởng, hành động
HS minh hoạ: Huỵnh một cái, lọ hoa trên tay tôi vỡ tan khi tôi vấp ngã ngay bục cửa
? Đối với đề 1, trong nội dung sự việc, ta sẽ kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?
Suy nghĩ, trạng thái của nhân vật -> biểu cảm
Tả trạng thái, hình ảnh lọ hoa, mảnh vỡ -> miêu tả.
? Ở bước 4, nếu để kể việc làm vỡ lọ hoa bằng một đoạn văn, em sẽ sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?
TH: Có thể sử dụng TTT ở yếu tố nào? Tác dụng?
? Bước cuối cùng? 
? Ta có thể sử dụng những cách trình bày nào cho đoạn văn?
HS: Có thể sử dụng một trong 3 cách: song hành, diễn dịch, quy nạp.
GV nhấn mạnh: Viết theo cách đã chọn, chú ý các phương tiện liên kết.
I/ Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
Bước 2: Lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể
Bước 3: Xác định thứ tự kể:
khởi đầu
diễn biến
kết thúc.
Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
Bước 5: viết thành đoạn văn tự sự có các yếu ố miêu tả, biểu cảm.
Hoạt động 2 HD luyện tập
-- Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm;biết so sánh đoạn văn mình viết với đoạn văn mẫu.
- Phương pháp :Viết bài theo cá nhân.
- Thời gian : 25phút
- Từ cách hướng dẫn trên hs xây dựng đoạn văn( viết ra giấy nháp và trình bày.
- GV nhận xét cho điểm.
- HDHS giải quyết bài tập 1 theo từng cá nhân.
- HS làm bài và cho học sinh so sánh theo ý kiến cá nhân.
II. Luyện tập
BT1: Viết đoạn văn
BT2: So sánh
 IV/ Củng cố : Nhấn mạnh những lưu ý khi trình bày đoạn văn.
 V/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ: Văn bản Đánh nhau với cối xay gió.
 - Chuẩn bị: Chiếc là cuối cùng.
15 phút.
 ĐỀ BÀI:I
Câu 1: (4 điểm )
 Cho 4 câu sau, hãy thêm các tình thái từ phù hợp để tạo thành:
 * 3 câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
 *1 câu biểu lộ sắc thái kính trong, lễ phép.
 a/ Con đi học. c/ Cuộc đời cô bé ấy đáng thương.
 b/ Lan học bài. d/ Con mời mẹ xơi cơm.
 Câu 2:) 
 Trong các từ in đậm sau, đâu là trợ từ . Cho biết các trợ từ đó được dùng để làm gì ?
 a/ Đó là những học sinh giỏi lớp 8A.
 b/ Quyển sách ấy những 50 000 đồng.
 c/ Ngay cả Lan cũng không làm được bài tập ấy.
 d/ Cô vừa giao bài tập là cậu ấy làm ngay.
 Câu 2 : (6 điểm) 
 Qua văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét, em rút ra cho mình bài học gì từ cặp nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂM ĐIỂM KT 15 PHÚT NGỮ VĂN 8
 ĐỀ 1:
Câu 1: Sử dụng TTT phù hợp đêû tạo thành câu. (Mỗi câu đúng 1điểm)
 a/ hả/ ư (1đ)
 b/ đi / thôi (1đ)
 c/ thay /sao (1đ)
 d/ ạ (1đ)
Câu 2: a/ Thủ pháp nghệ thuật đối lâp qua chi tiết:
Buổi sáng mặt trời lên trong sáng,chói chang,mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. (1đ)
Thi thể em bé nằm ở xó tường. (1đ)
 b/ Lamø nổi bật được:
- Thân phận nhỏ nhoi, bất hạnh .(1,5đ)
- Tố cáo sự thờ ơ vô cảm của XH đối với những mảnh đời bất hạnh.(1,5đ) 
* Lưu ý : 
 - Diễn đạt trôi chảy,mạch lạc (0,5đ)
 - Chữ viết, chính tả tốt.(0,5đ) 
 ĐỀ 2:
 Câu 1: XĐ đúng trợ từ (1đ),đúng ý nghĩa (1đ)
 b/ Những (1d) -> ý nghĩa:Đánh giá số tiền 50 000 là quá nhiều.(1đ)
 c/ Ngay (1đ) -> ý nghĩa: Nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu.(1đ)
 Câu 2: (6đ) 
 Trong cuộc sống :
Cần sống có lí tưởng nhưng không nên quá hoang đường, mê muội. (2,5)
Cần tỉnh táo, thực tế nhưng không nên quá thực dụng. (2,5)
* Lưu ý : 
 - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc (0,5đ)
 - Chữ viết, chính tả tốt.(0,5đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc