Giáo án Ngữ văn 8 tiết 24 bài 6: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 24 bài 6: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

TIẾT 24 TẬP LÀM VĂN

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. Về kiến thức: Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.

 2. Về kĩ năng: Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự

 3. Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc bộ môn.

II. Chuẩn bị của GV và HS

 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C:

 Sĩ số 8D:

A. Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

 Đáp án:- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày mộtcách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó). (4 đ)

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 24 bài 6: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	..	Ngày dạy: . Dạy lớp 8C
	Ngày dạy: . Dạy lớp 8D	
TIẾT 24 TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	1. Về kiến thức: Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
	2. Về kĩ năng: Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự
	3. Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc bộ môn.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: 
	Sĩ số 8D: 	
A. Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
	Đáp án:- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày mộtcách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó). (4 đ)
	- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. (2 đ)
 Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí sau đó viết thành văn bản tóm tắt. (4đ)
	* Vào bài (1’): Trong một văn bản tự sự hay thường có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Hôm nay, ta tìm hiểu về điều đó.
B. Dạy nội dung bài mới:
	I. SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (22’)
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK. T. 72.
	?TB: Hãy cho biết đặc điểm của yếu tố kể trong kể chuyện?
	HS: Kể thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
	?TB: Yếu tố miêu tả thường biểu hiện như thế nào?
	HS: Tả thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
	GV: Miêu tả có miêu tả nhân vật: bao gồm miêu tả ngoại hình (gương mặt, dáng người, trang phục); miêu tả các trạng thái hoạt động (việc làm, lời nói); miêu tả trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm (yêu thương, giận dữ, hằn học, vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc). Miêu tả cảnh thiên nhiên tạo nền cho diễn biến sự việc trong cốt truyện tự sự. Miêu tả cảnh sinh hoạt với những hoạt động cụ thể của các nhân vật tham gia vào cốt truyện. Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hóa). Mục đích chính là qua các hình ảnh miêu tả để làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động và gây ấn tượng hơn.
	?TB: Yếu tố biểu cảm thường thể hiện như thế nào?
	HS: Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
	GV: Biểu cảm thông qua những ý nghĩ, những cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Thông thường trong những trường hợp này, nhà văn để cho nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm của mình. Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật hoặc sự việc được đề cập trong tác phẩm. Đối với trường hợp ở ngôi kể thứ nhất (hình thức tự truyện), cảm xúc của nhà văn thường lồng vào cảm xúc của nhân vật “tôi”. Còn đối với trường hợp dùng ngôi kể thứ ba, cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn chuyện. Hoặc có khi tác giả hóa thân vào nhân vật, nói hộ cảm xúc của nhân vật. Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ.
	?KH: Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại những việc gì?
	HS: Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật “tôi” (bé Hồng) với người mẹ lâu ngày xa cách. Sự việc ấy được kể lại bằng các chi tiết nhỏ: Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà lên khóc. Mẹ cũng sụt sùi theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay, quan sát gương mặt mẹ.
	?KH; Tìm các yếu tố miêu tả có trong đoạn văn?
	HS: Các yếu tố miêu tả: Tôi thở hồng hộc trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Mẹ tôi không còm cõi. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
	?TB: Chỉ ra những yếu tố biểu cảm trong đoạn trích?
	HS: Yếu tố biểu cảm: “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?” (suy nghĩ).
“Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (cảm nhận)
“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho,mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.” (phát biểu cảm tưởng)
	?KG: Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự? Hãy chỉ ra điều đó trong đoạn trích ta đang tìm hiểu?
	HS: Chúng đan xen nhau: vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm. Ví dụ trong đoạn văn “Tôi ngồi trên đệm xe thơm tho lạ thường”. bao gồm: Kể sự việc: Tôi ngồi trên đệm xe, Tả: đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu. Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường.
GV: Yêu cầu HS bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ chép lại các câu văn kể sự việc, nhân vật thành một đoạn văn.
HS: Đoạn văn đó như sau: “Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.”
GV: Yêu cầu HS so sánh đoạn văn này với đoạn văn của Nguyên Hồng.
?KH: So sánh hai đoạn văn, em rút ra nhận xét gì về vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
HS: Đoạn văn vừa lược bớt chỉ kể lại sự việc hai mẹ con gặp nhau, nhưng tình cảm giữa hai mẹ con thì chưa bộc lộ rõ, người đọc chưa hình dung được tình cảm của hai mẹ con như thế nào (người mẹ thương yêu con tha thiết ra sao? Đứa con sung sướng như thế nào khi gặp lại mẹ và ở trong lòng mẹ). Còn đoạn văn của Nguyên Hồng, các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động, tất cả màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động, như hiện lên trước mắt người đọc. Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện được rõ tình mẫu tử sâu nặng, buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.
GV: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm này làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.
?KH: Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (Nó có thành “chuyện” không? Vì sao?)
HS: Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện, bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.
?KG: Từ đó, hãy rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong kể chuyện?
HS: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
?KH: Qua phân tích ví dụ, em hãy nhận xét về sự kết hợp giữa các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn bản tự sự?
2. Bài học
- Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 74.
II. LUYỆN TẬP (14’)
1. Bài 1 (T. 74)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV: Chia lớp làm hai nhóm thảo luận: Nhóm 1-2: Tìm hiểu văn bản “Tôi đi học”, nhóm 3-4: văn bản “Lão Hạc”. Cử đại diện trình bày.HS nhận xét, gv bổ xung.
a) Văn bản “Tôi đi học”
* Đoạn văn “Những ý tưởng ấy...tôi đi học”.
- Yếu tố miêu tả:
+ Rụt rè núp dưới nón mẹ.
+ một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
+ Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
+ Con đường này...thay đổi lớn.
- Giá trị của các yếu tố: 
+ Yếu tố miêu tả: Giúp ta hình dung khung cảnh thiên nhiên trong trẻo của buổi sáng mùa thu, sự rụt rè của những em bé buổi đầu đến trường và tình cảm của người mẹ dành cho con khi đưa con đến trường học buổi đầu tiên.
+ Yếu tố biểu cảm bộc lộ rõ cảm giác mới mẻ ngỡ ngàng của nhân vật Tôi.
b) Văn bản “Lão Hạc”
* Đoạn văn: “Không cuộc đời chưa hẳn... một sào”.
- Yếu tố miêu tả:
+ Tôi mải miết chạy sang.
+ Tôi xồng xộc chạy vào...nảy lên.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Không! Cuộc đời...một nghĩa khác.
+ Nhưng nói ra làm gì nữa...một sào.
Giá trị của các yếu tố: Tác giả đã kể kết hợp miêu tả và biểu cảm để giúp người đọc hình dung được các chết dữ dội vật vã đầy thương tâm của lão Hạc và bộc lộ niềm xót thương sâu sắc của ông giáo với lão Hạc.
2. Bài 2 (T. 74)
GV: Yêu cầu viết một đoạn văn kể lại giây phút đầu tiên khi mình gặp lại người thân sau nhiều ngày xa cách. (có thể tả hình dáng của người thân, kể về hành động của mình và người thân khi gặp lại, những kỉ niệm của mình và người thân đã gặp nhau như thế nào?)
- GV dành thời gian cho HS viết, gọi HS đọc và cho HS nhận xét. GV bổ sung, sửa lỗi.
VD: Đã lâu rồi tôi mới được về thăm bà ngoại, nên khi vừa xuống xe tôi chạy thật nhanh về nhà bà. Từ ngoài nhìn vào, tôi thấy ngoại đang lúi húi quét sân. Vóc dáng ngoại tôi vẫn gầy xương xương như ngày nào. Không kìm được xúc động, tôi gọi lạc cả giọng:
- Bà ơi! Cháu đã về với bà đây. 
Bà ngoại ném vội cái chổi dang rộng tay đón tôi. Tôi nhào vào ôm chặt lấy bà. Ngả đầu vào lòng bà, tôi thấy lòng mình tràn ngập niềm vui. Tất cả những mệt nhọc của chuyến đi như tan biến hết chỉ còn lại cảm giác vui sướng và hạnh phúc đang trào dâng trong tôi.
GV: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài viết của mình.
C. Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Nhắc lại đặc điểm của các yếu tố: kể chuyện, miêu tả, biểu cảm?
	HS: Kể thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
	Tả gồm miêu tả ngoại hình nhân vật, miêu tả cảnh thiên nhiên, miêu tả cảnh sinh hoạt. Các yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá).
	Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động hoặc thông qua những ý nghĩ, những cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự (nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm).
D. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2 (T. 74).
	- Soạn: Đánh nhau với cối xay gió. Yêu cầu về nhà: Tìm đọc Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Đọc kĩ đoạn trích và phần chú thích *, chú thích từ khó.
	+ Soạn bài theo câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24 bai 6.doc