Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Trường Lâm

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Trường Lâm

Tiết 1-2 Văn bản.

TÔI ĐI HỌC

 - Thanh Tịnh -

A. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

-Hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời

-Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ của Thanh Tịnh

2.Kỹ năng:

-Đọc diễn cảm ,phân tích tâm trạng nhân vật

3.Thái độ:

-Trân trọng,lưu giữ những kỷ niệm đẹp trong đời

B. Chuẩn Bị.

- GV: Bài soạn,bảng phụ.

- HS : Chuẩn bị bài.

C. Tổ chức các hoat động dạy học.

1. Tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (GV kiểm tra sách vở của HS)

3. Tổ chức dạy học bài mới

- GV giới thiệu bài mới: ( )

 

doc 145 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Trường Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 20 tháng 8 năm 2011
Tiết 1-2 Văn bản.
TôI đI học
	- Thanh Tịnh - 
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức: 
-Hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời
-Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ của Thanh Tịnh
2.Kỹ năng:
-Đọc diễn cảm ,phân tích tâm trạng nhân vật
3.Thái độ: 
-Trân trọng,lưu giữ những kỷ niệm đẹp trong đời
B. Chuẩn Bị.
- GV: Bài soạn,bảng phụ.
- HS : Chuẩn bị bài.
C. Tổ chức các hoat động dạy học.
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: (GV kiểm tra sách vở của HS)
3. Tổ chức dạy học bài mới
- GV giới thiệu bài mới: ()
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
-HS đọc phần chú thích.
-GV hỏi: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả , tác phẩm?
-HS: trình bày 
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Yêu cầu: đọc chậm, gợi nhớ. HS đọc
GV nhận xét. HS tóm tắt văn bản.
-GV cho HS đọc một số từ khó.	
-GV hỏi: Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
-HS: trình bày.
-GV: Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung, chốt ý (qua bảng phụ).
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
-Hs đọc 4 câu đầu
-GV hỏi : 4 câu đầu giới thiệu tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào?
-HS: man mác, bâng khuâng nhớ lại kỷ niệm ngày đầu đi học
-GV: Nhận xét, bổ sung.
-GV hỏi:Khi cùng mẹ trên đường đến trường cảm nhận,tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào? Từ loại nào được sử dụng nhiều, mục đích?
-HS: trả lời; GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi:Từ đó cho thấy tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào? 
-HS:trả lời GV:Nhận xét,bổ sung,chốt ý.
(Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2)
-Hs đọc đoạn 2
-GV hỏi: Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi lúc ở sân trường ?
-HS: tìm chi tiết biểu hiện; GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Gv hỏi:Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả?
-Hs trả lời.Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý.
-GV hỏi: Qua đó em hiểu gì về cảm giác,t âm trạng của nhân vật tôi?
-Hs trả lời.Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý.
-Hs đọc đoạn 3
-Gv hỏi: Tìm những chi tiết thể hiện cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi khi ở trong lớp học ?
-Hs trả lời.; Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý
-GV hỏi: Em có nhận xét gì về cảm giác, tâm trạng của nhân vật tôi?
-HS: nhận xét; GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
-GV hỏi: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích?
-HS: thảo luận nhóm –kỹ thuật khăn phủ bàn,trình bày
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý(bảng phụ),giáo dục hs
-GV hướng dẫn hs luyện tập
-HS làm việc.
-GV kiểm tra,hướng dẫn.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: (1928-2008), quê ở Huế.
-Dạy học, viết báo, làm văn. Có nhiều tác phẩm hay, đậm chất trữ tình mang vẻ đẹp đằm thắm trong trẻo.
2. Tác phẩm:
- In trong tập Quê mẹ xuất bản 1941
3. Đọc, tóm tắt văn bản:
4. Tìm hiểu từ khó:
-Chú ý chú thích 2,6,7
5. Bố cục : 3 phần 
a-Từ đầu đến trên ngọn núi : -> Cảm nhận , của nhân vật tôi trên đường tới trường
b- Tiếp theo đến nào hết :-> Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi lúc ở sân trường
c-Phần còn lại -> Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi khi ở trong lớp học
II. Tìm hiểu chi tiết
1- Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường
-Cảm nhận con đường,cảnh vật chung quanh vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ,tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình
-Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo,với mấy quyển vở trên tay
-Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở,vừa lúng túng vừa muốn thử sức,muốn khẳng định khi xin mẹ đượ cẩm cả mình bút thước như các bạn khác
(Động từ ; thèm, bặm, ghì->Khắc hoạ cử chỉ, tư thế ngộ nghĩnh,ngây thơ của chú bé)
->Tâm trạng náo nức,hồi hộp,muốn chững chạc không thua kém bạn
2- Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi lúc ở sân trường
+ Sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt tươi vui sáng sủa
+ Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Cảm thấy mình bé nhỏ so với nó, nhân vật “tôi”đâm ra lo sợ vẩn vơ
+ Hồi hộp chờ nghe tên mình. “Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng”
+ Bỗng càng cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ, khóc trong lòng mẹ. Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và phải xa mẹ hơn bao giờ hết
(miêu tả tâm lý tuổi thơ phù hợp)
à Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi
3- Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi khi ở trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh
- Vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin,nhân vật “tôi” nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên
àTâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi
III.Tổng kết :
1. Nội dung :
2. Nghệ thuật :
- Kết hợp hài hoà giữa kể, tả với bộc lộ cảm xúc .
- Đậm chất trữ tình,tha thiết, êm dịu, cuốn hút 
-Bố cục theo dòng hồi tưởng, trình tự thời gian
-Truyện như không có cốt truyện
-So sánh hiệu quả, hình ảnh giàu sức biểu cảm
3-ý nghĩa văn bản:
 IV. Luyện tập:
 -Đọc diễn cảm một số đoạn trong văn bản 
4. Hướng dẫn học ở nhà.
-Nắm vững kiến thức bài học
-Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc ủa bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ mãi.
- Chuẩn bị bài: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch
.
. 
Soạn ngày: 20 tháng 8 năm 2011
Tiết 3. Tiếng Việt: 
	 	cấp độ kháI quát nghĩa từ ngữ
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức: 
- Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ
2.Kỹ năng:
-Thực hành so sánh,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ
3.Thái độ: 
-Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ vào đọc hiểu và tạo lập văn bản
B. Chuẩn bị .
- Gv: Bài soạn, bảng phụ.
-Hs : Chuẩn bị bài.
C. Tổ chức các hoat động dạy học.
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- (Gv kiểm tra sách vở của Hs)
3. Tổ chức dạy học bài mới
- Gv giới thiệu bài mới:()
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm
-Hs đọc ví dụ trên bảng phụ 
-GV hỏi: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim ,cá ?Vì sao?
-Hs trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Các từ thú, chim ,cá có nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ hươu,voi,tu hú,sáo,cá thu,cá rô ?Vì sao ?
-Hs trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Nhận xét về nghĩa các từ thú, chim ,cá ?
-Hs trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Qua phân tích ví dụ em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp?
-HS: kết luận.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.Giáo dục, lưu ý thêm hs
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập
-Gv yêu cầu hs thực hiện bài 1 bằng sơ đồ tư duy
-Hs lên bảng thực hiện, nhận xét, bổ sung.
-Gv đánh giá, bổ sung, lưu ý
-Gv treo bảng phụ ghi nội dung bài 2 .Yêu cầu hs lên điền từ
-Hs thực hiện, nhận xét, bổ sung.
-Gv đánh giá, bổ sung, lưu ý
-Hs phát biểu trả lời nội dung bài 3
-Gv đánh giá, bổ sung, lưu ý
-Hs làm bài 4 độc lập,trình bày
-Gv kiểm tra, đánh giá
I. từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
1-Ví dụ
-Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim , cá.Vì nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim , cá.
-> Động vật là từ có nghĩa rộng
-Các từ thú, chim ,cá có nghĩa rộng hơn các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô vì có nghĩa bao hàm nghiã các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô
->Các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô
là từ có nghĩa hẹp
+Các từ thú, chim ,cá có phạm vi nghiã rộng hơn nghĩa các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô nhưng lại có phạm vi nghiã hẹp hơn so với từ động vật
-> Từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp 
2-Ghi nhớ :
 Nghĩa của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác :
-Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghiã của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
-Một từ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
- Một từ có nghĩa rộng,đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp với một từ ngữ khác.
II-Luyện tập
Bài 1 :
Vídụ : 
Bài 2 :
a-Chất đốt ;b-Nghệ thuật
c-Thức ăn ;d-Nhìn ; e-Đánh
Bài 3 :
Ví dụ : Xe cộ : xe đạp,xe máy,xe hơi
Bài 4 :
-Gạch các từ : thuốc lá, thủ quỹ, bút điện, hoa tai
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm vững kiến thức bài học
-Tìm các từ ngữ trong cùng một phạm vi nghĩa trong một bài trong SGK Sinh học (hoặc các môn khác). Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó.
- Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch
.
. 
Soạn ngày: 20 tháng 8 năm 2011
Tiết 4: Tập làm văn: 
tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức: 
- Chủ đề văn bản.Tính thống nhất về chủ đề, những thể hiện về chủ đề của văn bản
2.Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Biết trình bày một văn bản (viết,nói) đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
- Biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật được ý kiến, cảm xúc của mình.
3.Thái độ: Tích cực học tập,vận dụng, thực hành kiến thức đã học
B. Chuẩn bị .
- Gv: Bài soạn,bảng phụ.
-Hs : Chuẩn bị bài.
C. Tổ chức các hoat động dạy học.
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
(Gv kiểm tra sách vở của Hs)
3. Tổ chức dạy học bài mới
- Gv giới thiệu bài mới:()
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề của văn bản
Hs đọc lại văn bản Tôi đi học 
-GV hỏi:Tác giả nhớ lại kỷ niệm nào trong thời thơ ấu của mình?Những ấn tượng trong lòng tác giả?
-Hs trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Đó có phải là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản Tôi đi học thể hiện không?
-Hs thảo luận( theo cặp) trả lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý: đó chính là chủ đề văn bản Tôi đi học
-GV hỏi: Để thể hiện chủ đề của văn bản tác giả đã đặt nhan đề, bố cục.sử dụng từ ngữ, câu  như thế nào trong văn bản Tôi đi học?
-Hs trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý:Đó chính là biểu hiện về tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học
-GV hỏi: Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
-HS: kết luận.; GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức. Giáo dục, lưu ý thêm hs
-GV hỏi: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở những phương diện nào trong văn bản?
-HS: kết luận.; GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.Giáo dục,lưu ý thêm hs
-GV hỏi: Cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ?
-HS: kết luận.; GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.Giáo dục, lưu ý thêm hs
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
-Gv yêu cầu hs thự ... . 
	Thực hiện :23/12/2010
Tiết 68 – 69 
Kiểm tra tổng hợp học kỳ I
 (Thực hiện theo đề thi,đáp án,biểu chấm của phòng Giáo dục)
Ngày soạn: 10/12/2010
 Ngày dạy: /12/ 2010
Tiết 70 :
 Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ 7 chữ: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, 3/4,biết gieo đúng vần.
2. Kĩ năng:Nhận biết thơ 7 chữ
3. Thái độ:Tích cực,, sáng tạo làm thơ.
B. chuẩn bị 
 GV:Bài soạn. Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
 HS: Chuẩn bị bài.
 C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 1.Tổ chức lớp :
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3.Tổ chức dạy học bài mới :
*Giới thiệu bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
	Nội dung kiến thức cần đạt
-Gv kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của hs
Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm và phạm vi luyện tập
-Hs trả lời
-Gv nhận xét,bổ sung
-Gv cho hs nhận xét về số câu,chữ,luật bằng trắc,cách gieo vần,ngắt nhịp trong bài “Bánh trôi nước”
-2 Hs lên bảng thực hiện
-Cả lớp nhận xét,bổ sung
- Gv nhận xét,bổ sung(bảng phụ)
-Hs đọc bài Chiều 
-GV hỏi: Xác định luật,nhịp,vần trong bài thơ?
-Hs thảo luận nhóm theo cặp trình bày
-Gv nhận xột, bổ sung chốt ý.
-Hs đọc bài Tối 
-GV hỏi: Xác định chỗ sai? Sửa lại cho đỳng?
-Hs thảo luận nhóm theo bàn trình bày
-Gv nhận xột, bổ sung chốt ý.
I. chuẩn bị ở nhà:
 1.Khỏi niệm và phạm vi luyện tập:
*Khái niệm:Thơ 7 chữ là hình thức thơ lấy câu thơ thơ 7 chữ làm đơn vị nhịp điệu,bao gồm thơ 7 chữ cổ thể,thơ Đường luật 8 câu 7 chữ và 4 câu 7 chữ,thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ 7 chữ
*Phạm vị luyện tập:
-Thơ 4 câu 7chữ hay một khổ bốn câu làm theo đúng luật thơ Đường
-Giới hạn ở cách ngắt nhịp,gieo đúng vần,đúng luật bằng trắc giữa các câu
2. Ví dụ mẫu 
 Bài thơ “Bánh trôi nước”
* Số tiếng : 28, số dòng 4 
à Thất ngôn tứ tuyệt
* Bằng trắc :
a, Dòng 1 : Em(B)–trắng(T)–vừa (B)
b, Dòng 2 : Nổi(T)–chìm(B)–nước(T)
c, Dòng 3 : Nát(T) – dầu(B) – kẻ(T)
d, Dòng 4 : Em(B) – giữ(T) – lòng(B)
* Đôi, niệm : 
- Bằng đối với trắc
- Các cặp niệm : Nổi – nát, chìm – dầu, nước – kẻ 
* Nhịp : 4/3, hoặc 2/2/3
* Vần : Chân, bằng : (on) tiếng 7 ở các câu 1, 2, 4
II. Hoạt động trên lớp
1, Nhận diện luật thơ
* Bài a : Chiều 
-Luật :	B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
-Gieo vần :Tiếng 7 câu 1 với tiếng 7 câu 4 
-Nhịp 4/3
-Bài thơ được làm theo thể bằng 
*Bài b : Tối 
	-Luật :	T T B B T T B
B B T T T B T
B B T T B T T
T T B B T B B
* Chỗ sai:Sau"Ngọn đèn mờ "có dấu phẩy
àDấu phẩy gây đọc sai nhịp, sai vần 
- "ỏnh xanh xanh " àchữ " xanh " sai vần
- Cỏch sửa: + bỏ dấu phẩy.
 + ỏnh xanh lố
4– Hướng dẫn học ở nhà
-Sưu tầm bài thơ 7 chữ
-Tập làm bài thơ 4 câu 7 chữ với đề tài tự chọn
D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/12/2010
 Ngày dạy: /12/ 2010
Tiết 71:
 Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ 7 chữ: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, 3/4,biết gieo đúng vần.
2. Kĩ năng:
-Làm câu thơ,bài thơ 7 chữ với các yêu cầu đối ,nhịp,vần
3. Thái độ:
-Tích cực,, sáng tạo làm thơ.
B. chuẩn bị 
 GV:Bài soạn. Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
 HS: Chuẩn bị bài.
 C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 1.Tổ chức lớp :
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3.Tổ chức dạy học bài mới :
*Giới thiệu bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
	Nội dung kiến thức cần đạt
-Gv yêu cầu hs : Làm tiếp bài thơ dở dang?
Gợi ý : Hai câu tiếp theo là : 
 B B T T B B T
B T B B T T B
 b-
T T B B B T T
B B T T T B B
-Hs trình bày
-Gv nhận xột, bổ sung .
-Hs trình bày những bài thơ 7 chữ đã sưu tầm
-Gv nhận xột, bổ sung .
-Hs trình bày những bài thơ 7 chữ tự làm
-Gv nhận xột, bổ sung .
2, Tập làm thơ
*Tập làm câu thơ 7 chữ:
a- Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
Có dạy cho đời bớt cuội chăng?
-Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng
-Cõi trần ai cũng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
-Đáng cho cáI tội quân lừa dối
Gìa khắc nhân gian vẫn gọi thằng
b-
Nắng đấy rồi mưa như trút nước
Bao người vẫn vội vã đi về
 Phấp phới trong lũng bao tiếng gọi,
 Thoảng hương lỳa chớn giú đồng quờ
*Sưu tầm những bài thơ 7 chữ:
 áO đỏ
áo đỏ em đi giữa phố đụng 
Cõy xanh như cũng ỏnh theo hồng
Em đi lửa chỏy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết khụng?
 (V ũ Quần Phương)
 Trờn hồ ba bể
Thuyền ta lướt nhẹ trờn Ba Bể
Trờn cả mõy trời, trờn nỳi xanh
Mõy trắng bồng bềnh trụi lặng lẽ
Mỏi chốo khua búng nỳi rung rinh.
 (Hoàng Trung Thụng)
*Tự làm bài thơ 7 chữ:
2.Nhận xột:
4– Hướng dẫn học ở nhà
-Sưu tầm bài thơ 7 chữ
-Tập làm bài thơ 4 câu 7 chữ với đề tài tự chọn
D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 30/12/2010
 Ngày dạy: 31 /12/ 2010
Tiết 72 
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I 
A. Kết quả cần đạt 
	* Đánh giá, nhận xét :
-Kiến thức,kỹ năng cả ở 3 phân môn: Tiếng việt, Văn , Tập làm văn trong một bài kiểm tra: Mức độ nhớ kiến thức .Kỹ năng viết đoạn văn,bài văn đúng thể loại.Trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
	* Hs tự đánh giá, sữa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn Gv 
B. Chuẩn bị:
-Gv :Bảng phụ nêu đáp án.
-Hs phiếu học tập
c-Tổ chức các hoạt động trên lớp 
1.Tổ chức lớp :
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Tổ chức trả bài :
I-Đề bài-Yêu cầu,đáp án-Biểu chấm
Đề B
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
1.Hs xác định và phân tích đúng cấu tạo của câu ghép:
Sân nó //rộng,mình nó //cao hơn trongđầy vắng lặng.
 C V C V
-Xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế: Quan hệ đồng thời
2.Hs xác định được:
-Từ tượng thanh: xôn xao,tru tréo
-Từ tượng hình: mải mốt,xồng xộc,vật vã,rũ rượi,xộc xệnh,long sòng sọc
1.0 điểm
1.0 điểm
0,5điểm
0,5 điểm
Câu2
-Về hình thức:Hs trình bày ý kiến của mình dưới dạng một đoạn văn,có mở đoạn,phát triển đoạn và kết đoạn,đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức,đoạn văn được trình bày theo cánh diễn dịch hoặc tổng phân hợp.
-Về nội dung: tập trung vào việc nêu những biểu hiện của tinh thần phản kháng tiềm tàng ở chị Dậu như:biết nhẫn nhịn chịu đựng nhưng cũng sẵn sàng đứng lên chống lại những tên tay sai bảo vệ chồng mình.
0,5điểm
1.5 điểm
Câu3
Từ những hiểu biết về văn bản tự sự,hs biết xây dựng một văn bản tự sự kể về một thầy cô giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc với mình.Bài viết yêu cầu phải có sự kết hợp các yếu tố miêu tả ,biêủ cảm.Hs có thể trình bày diễn biến theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung cần đảm bảo các ý sau:
*Mở bài:
-Giới thiệu về người thầy cô ấy và ấn tượng của em 
*Thân bài:
-Giới thiệu về tuổi tác,ngoại hình,tính tình,những việc làm của thầy cô đối với mình
-Kể một kỷ niệm sâu sắc giữa mình với thầy cô khiến mình không thể nào quên
*Kết bài:
-Khẳng định tình cảm,cảm xúc của mình đối với thầy cô cho đến mai sau
Hình thức: bài viết đầy đủ bố cục,ít sai lỗi chính tả,không mắc lỗi ngữ pháp,trình bày các luận điểm rõ ràng,mạch lạc
0,5điểm
1.0 điểm
2.0 điểm
0,5điểm
1.0 điểm
Đề A
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
1.Hs xác định và phân tích đúng cấu tạo của câu ghép:
Tôi //bặm tay ghì chặt,nhưng một quyển vở//cũng xệnh rađất.
 C V C V
-Xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế: Quan hệ tương phản
2.Hs xác định đúng các từ thuộc trường từ vựng chỉ thái độ con người:hoài nghi ,khinh miệt,ruồng rẫy,thương yêu,kính mến,rắp tâm
-Nếu hs chỉ xác định được 1 từ thì không cho điểm;xác định được 2 từ cho 0,25 điểm;3 từ: 0,5;4 từ:0,75 điểm;5-6 từ: 1,0 điểm.
1.0 điểm
1.0 điểm
1,0điểm
Câu2
-Về hình thức:Hs trình bày ý kiến của mình dưới dạng một đoạn văn,có mở đoạn,phát triển đoạn và kết đoạn,đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức,đoạn văn được trình bày theo cánh diễn dịch hoặc tổng phân hợp. 
-Về nội dung: tập trung vào việc nêu những phẩm chất đáng quý của lão Hạc như:người cha thương con,người nông dân có lòng tự trọng cao
0,5điểm
1.5 điểm
Câu3
Từ những hiểu biết về văn bản tự sự,hs biết xây dựng một văn bản tự sự kể về một thầy cô giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc với mình.Bài viết yêu cầu phải có sự kết hợp các yếu tố miêu tả ,biêủ cảm.Hs có thể trình bày diễn biến theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung cần đảm bảo các ý sau:
*Mở bài:
-Giới thiệu về người thầy cô ấy và ấn tượng của em 
*Thân bài:
-Giới thiệu về tuổi tác,ngoại hình,tính tình,những việc làm của thầy cô đối với mình
-Kể một kỷ niệm sâu sắc giữa mình với thầy cô khiến mình không thể nào quên
*Kết bài:
-Khẳng định tình cảm,cảm xúc của mình đối với thầy cô cho đến mai sau
Hình thức: bài viết đầy đủ bố cục,ít sai lỗi chính tả,không mắc lỗi ngữ pháp,trình bày các luận điểm rõ ràng,mạch lạc
0,5điểm
1.0 điểm
2.0 điểm
0,5điểm
1.0 điểm
II-Nhận xét đánh giá.
 1) Ưu điểm :
- Nội dung : làm bài đúng yêu cầu của đề ,nhiều em có sáng tạo đặt câu,viết đoạn văn hay đặc sắc.
- Nhiều bài trình bày sạch đẹp,ít lỗi chính tả
 2) Nhược điểm :
- Nội dung : chưa nêu đúng kiến thức, đặt câu,viết đoạn văn chưa đúng.
 - Hình thức : lỗi chính tả nhiều, trình bày bẩn, ngắn ,sơ sài.
V.Hướng dẫn sửa lỗi :
 1. Hệ thống lỗi, sửa lỗi :
 2. Rèn luyện tìm lỗi, sửa lỗi :
4– Hướng dẫn học ở nhà
-Củng cố kiến thức ở họ kỳ I
-Soạn bài:Nhớ rừng
D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 8 I.doc