Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8, 9 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8, 9 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc

Tuần 8/ Tiết 29,30

 Văn bản:

 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (O HEN-RI )

 I/ Mục tiêu: Giúp h/s:

 1/ Kiến thức:

 Nhân vật, sự kiện, cốt tryuện trong một tphẩm hiện đại Mỹ. Lòng cảm thông chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo. Ý nghĩa t/phẩm nghệ thuật vì cuộc sộng con người

 2/Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu thể hiện tâm trạng nhân vật.

 - Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc, hiểu văn bản.

 - Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học nước ngoài và văn học VN đã học.

 3/ Thái Độ:

 Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện

II / Phöông tieän:

 Hs: - Soạn bài, sgk, đồ dùng học tập.

 Gv: - Tham khảo các tài liệu có liên quan; SGK, SGV.- Soạn giảng.

 Phương pháp: Đọc diễn cảm, kích thích tư duy, thảo luận theo nhóm phântích giá trị n/dung &n/thuật

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8, 9 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19/09/2011	
Ngày dạy: 26/09/2011 
Tuần 8/ Tiết 29,30
 Văn bản: 
 	CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (O HEN-RI )
 I/ Mục tiêu: Giúp h/s:
 1/ Kiến thức:
 Nhân vật, sự kiện, cốt tryuện trong một tphẩm hiện đại Mỹ. Lòng cảm thông chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo. Ý nghĩa t/phẩm nghệ thuật vì cuộc sộng con người
 2/Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu thể hiện tâm trạng nhân vật.
 - Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc, hiểu văn bản.
 - Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học nước ngoài và văn học VN đã học. 
 3/ Thái Độ:
 Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện
II / Phöông tieän:
 Hs: - Soạn bài, sgk, đồ dùng học tập.
 Gv: - Tham khảo các tài liệu có liên quan; SGK, SGV.- Soạn giảng.
 Phương pháp: Đọc diễn cảm, kích thích tư duy, thảo luận theo nhóm phântích giá trị n/dung &n/thuật
III / Tiến trình lên lớp: 
 1 / Ổn định lớp: 1p
 2 / Kiểm tra bài cũ: 5p
 - Xetvantet đã vận dụng thành công nghệ thuật gì qua việc xây dựng 2 nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa? Hiệu quả của nghệ thuật ấy mang lại?
 - Em rút ra được bài học gì cho mình qua 2 hình tượng nhân vật ấy?
 3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: 2p
- Văn học Mỹ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Hemingway, Jack London, Trong số đó, O Hen-ri nổi bật lên như một nhà văn viết truyện ngắn tài danh. “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn hướng về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mỹ; hướng vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin giúp con người chiến thắng bệnh tật.
 b/ ND: 
HĐ1:Hd h/s tìm hiểu chung: 5p
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kieán thöùc cần đạt
- Giới thiệu vài nét về tác giả?
BS O Hen-ri là bút danh, tên thật của ông là William Sidney Peter.
- O Hen-ri là một trong những danh nhân văn hóa được Hội đồng hòa bình thế giới kỷ niệm 100 năm ngày sinh (1962).
- Đề tài truyện ngắn của ông phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu là tập trung hướng về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mỹ cuối TK XIX, đầu TK XX.
 - Văn bản nằm ở phần nào của truyện ngắn “CLCC”?
- O Hen-ri (1862-1910),nhà văn Mỹ.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng mà toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương con người sâu sắc.
I Giới thiểu chung:
 a/ Tác giả: William Sidney Peter.
 ( SGK/ 89 )
b/ Tác phẩm:
- Văn bản “CLCC” là phần cuối của truyện ngắn “CLCC”.
HĐ2:Hd h/s đọc, tìm hiểu văn bản: 27p
- Hướng dẫn đọc: chậm, thể hiện tâm trạng của Giôn-xi, sự lo lắng của Xiu và sự hân hoan của cô khi Giôn-xi hồi phục.
- Đọc mẫu vài đoạn, gọi h/s đọc tiếp đến hết, nhận xét.
- Yêu cầu h/s nêu thắc mắc về từ ngữ chưa hiểu.
- Tóm tắt truyện ngắn “CLCC”?
- Văn bản có những n/vật, sự việc chính nào?
Gv:Tìm hiểu tâm trạng Giôn-xi, tấm lòng của Xiu và hành động cao đẹp của bác Bơ-men
- Giôn-xi được giới thiệu ntn?
Trong đoạn trích em thấy Giôn-Xi ở trong tình trạng như thế nào?
Tình trạng ấy khiến cô ta có tâm trạng gì?
Suy nghĩ của Giôn-Xi: khi chiếc lá cuói cùng rụng thì cùng lúc đó cô sẽ chết! nói lên điều gì?
Tại sao tác giả viết: “khi trời vừa hửng sáng Giôn-Xi, con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên”?
Hành động ấy thể hiện tâm trạng gì của Giôn-Xi? Có phải cô là người tàn nhẫn?
GV: Đó là tâm trạng thường thấy ở những người ít nghị lực khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Đem sự sống của bản thân gắn với sinh mạng những chiếc lá thuờng xuân trong mưa bão chứng tỏ cô rất yếu đuối, chán nản, tuyệt vọng.
Thái độ, lời nói tâm trạng của cô sau đó như thế nào?
Vậy nguyên nhân làm cho Giôn-xi khởi bệnh là gì?
Việc Giôn-xi khỏi bệnh nói lên điều gì?
- Theo em, đâu là nguyên nhân chính?
GV: 
 Người ta có thể tự chữa bệnh cho mình = nghị lực,= t/yêu c/sống, đấu tranh & chiến thắng bệnh tật + thuốc men+ nghỉ ngơi + điều dưỡng. Chiếc lá là phương thuốc màu nhiệm, diệu kỳ đ/ với Giôn-xi, là một tia lửa, một lực đẩy cần thiết và kịp thời giúp cô lấy lại t/yêu c/sống, bám lấy c/sống. 
- Đọc theo yêu cầu.
-Tóm tắt.
- Giôn-xi bị bệnh.
- Xiu và bác Bơ-men lo lắng.
- Giôn-xi dần bình phục.
- Xiu kể cho Giôn-xi biết việc bác Bơ-men đã chết vì bị bệnh viêm phổi do vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm mưa bão
- Nữ họa sĩ trẻ, nghèo.
- Sưng phổi nặng, bệnh nghèo, chán nản.
- Mệt mỏi, thất vọng.
- Đã chán sống.
- Cô không quan tâm để ý đến sự chăm sóc của Xiu.
- Lạnh lùng, thờ ơ, chán chường.
- không.
- Ngạc nhiên, cô muốn sống, vui vẻ.
- Nhờ sự chăm sóc tận tình của Xiu.
- Nhờ tác dụng của thuốc.
- Nhờ chiếc lá cuối cùng không rụng để cô nhận ra giá trị của cuộc sống.
- Nhờ tâm lý có biến đổi, muốn sống, muốn lao động nghệ thuật, 
- Bệnh tật khỏi nhờ nghị lực, tình yêu cuộc sống
II/ Đọc- hiểu văn bản:
1/ Đọc- chú thích – tóm tắt:
2/ Phân tích:
1/ Diễn biến tâm trạng Giôn-xi:
- Bị sưng phổi nặng.
- Khi thấy chiếc lá vẫn còn trên cành dây leo sau một đêm mưa gió: 
 + ý thức giá trị c/sống. 
 + muốn sống, ham sống và ham hoạt động, lao động nghệ thuật.
à Qua khỏi nguy hiểm, cô vui sống (vui vẻ đan khăn choàng). 
=> Chiếc lá là phương thuốc màu nhiệm, kịp thời giúp cô lấy lại t/yêu c/sống, bám lấy c/sống. 
4/ Củng cố: 3p
- Em có suy nghĩ gì về nhân vật Giôn-xi? Việc Giôn-xi khỏi bệnh khiến em có suy nghĩ gì về cuộc sống? 
 GV: Cuộc sống luôn luôn xảy ra những chuyện không như mong muốn, trong tình trạng xấu nhất, mỗi người cũng nên vững chí, tập sống kiên cường, đừng chán nản buông xuôi, cần cố gắng kiên trì vượt lên hoàn cảnh và số phận để sống và sống có ý nghĩa.).
 5/ Höôùng daãn hoïc baøi ôû nhaø: 2p 
- Học bài, tóm tắt văn bản.
 - Chuẩn bị chu đáo nội dung còn lại:
 +Tấm lòng Xiu dành cho Giôn-xi ntn?(dẫn chứng?).
 + Bác Bơ-men là người ntn qua cái chết và tác phẩm để lại?
 + Ý nghĩa của hình ảnh “CLCC”?
 + Nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của O Hen-ri qua t/phẩm?
 * Rút kinh nghiệm:
.
 ________________________________________
( Hết tiết 29, chuyển tiết 30 )
III/ Tiến trình lên lớp:
 1 / Ổn định lớp 1p
 2 / Kiểm tra bài cũ: 5p
 ? Tâm trạng Giôn-xi diễn biến ntn trong đoạn trích? Vì sao có sự chuyển biến đó? Qua đó, em rút ra bài học gì cho mình? 
 3 / Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
Chuyển ý: diễn biến tâm trạng Giôn-xi ảnh hưởng ntn đến Xiu? Qua đó ta có suy nghĩ gì về Xiu→ tìm hiểu văn bản (tt). 2p
 b/ ND: 
HĐ2:Tiếp tục hd h/s đọc, tìm hiểu văn bản:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kieán thöùc cần đạt
Tại sai Xiu cùng cụ Bơ-Men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì?
Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuói cùng là lá giả, lá vẽ hay không? Vì sao?
Nếu biết thì sao? Không biết thì sao?
Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?
- Vì sao khi Giôn-xi bảo kéo tấm mành lên,“Xiu làm theo một cách chán nản”?
- Tại sao t/giả để cho Xiu kể về cái chết của bác Bơ-men cho Giôn-xi nghe mà không để cô tự tìm hiểu ? Qua đó thể hiện phẩm chất gì ở Xiu?
.
.- Cụ Bơ-men được giới thiệu ntn?
- Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi?
GV: Có lẽ trong lúc này, thâm tâm cụ đang nghĩ đến làm thế nào cho chiếc lá cuối cùng còn mãi trên cành.
- Qua lời kể của Xiu, cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão - cái đêm mà chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng → bị sưng phổi và qua đời.
- Tại sao tác giả lại không tả cảnh cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão?
- Em nghĩ ntn về bác Bơ-men?
- Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?
GV:Quy luật nghiệt ngã của kiệt tác nghệ thuật:hiếm hoi, bất ngờ, ngoài mong đợi của con người. Tác phẩm chỉ thật sự là kiệt tác khi nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật cao, đặc biệt là phải hướng tới phục vụ cuộc sống.
GV: Hình tượng Bơ-men. Đánh đổi bằng cuộc sống của chính mình, cụ đã trả lại màu hồng cho đôi má xanh xao của người thiếu nữ; trả lại niềm tin, nghị lực cho người yếu đuối; và chắp cánh cho ước mơ trở thành hiện thực, mở đường cho những khát vọng lớn lao.(Giôn-xi lại ước mơ vẽ vịnh Na-plơ).
- Vì lo cho bệnh và tính mệnh của Giôn-Xi.
- không. Vì khi kéo mành cô đã làm một cách chán nản.
- Ngay trong ngày hôm đó.
- làm cho câu chuyện diễn ra tự nhiên, bộc lộ phẩm chất của Xiu.
- Kính phục, nhớ tiếc cụ và hết lòng với bạn.
- Là họa sĩ nghèo, già, thuê phòng ở tầng dưới, thường làm mẫu cho các họa sĩ trẻ vẽ.
- Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng hơn 40 năm vẫn chưa thực hiện được.
- “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân” → lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi
- Vì như vậy chiếc lá mới có ý nghĩa đối với Giôn-xi và làm người đọc bị bất ngờ.
- Là người tốt, hy sinh cả bản thân mình vì người khác.
- Vì:
+ Nó rất giống chiếc lá thật 
+ hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt (đêm gió rét, tuyết rơi, ánh sáng vàng vọt, tù mù của ngọn đèn bão, trên chiếc thang ở độ cao 6 m với từng nét cọ trên bức tường gạch của một cụ họa sĩ già, yếu). 
+ Giá quá đắt: cứu một người nhưng lại cướp đi người sinh ra nó.
 2/ Tấm lòng của Xiu:
 - Lo lắng cho bệnh tình của Giôn-xi vì nhớ đến ý định sẽ chết cùng với chiếc lá cuối cùng của cô.
- Khi Giôn-xi bảo kéo tấm mành lên,“Xiu làm theo một cách chán nản” → bất lực trước ý nghĩ kỳ quặc của Giôn-xi và lo lắng cho sinh mạng của Giôn-xi.
- “Nhưng, ô kìa !bám trên bức tường gạch.” → Sự ngạc nhiên xen lẫn vui mừng → cô trân trọng sự sống của Giôn-xi từng giây phút .
=> Nhân hậu, yêu thương Giôn-xi và bác Bơ-men như những người ruột thịt.
 3/ Cụ Bơ-men và “Chiếc lá cuối cùng”:
- Cụ Bơ-men:
 + Là họa sĩ nghèo, già.
+ Mơ ước vẽ một kiệt tác 
+ Lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi.
+Vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão →
 bị sưng phổi và qua đời.
→Tốt bụng, nhân hậu, sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình vì người khác.
- “Chiếc lá cuối cùng”:kiệt tác của bác Bơ-men :
+ Giống như thật 
+ Được hoàn thành trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt.
+ Đem lại niềm tin yêu cuộc sống, cứu sống được Giôn-xi.
+ Chất liệu: nó không chỉ được vẽ bằng bút lông, sắc màu mà còn được vẽ = tất cả tình yêu thương& đức hy sinh thầm lặng, cao cả của cụ Bơ-men.
4) Củng cố- tổng kết:
Đọc xong văn bản, em bất ngờ về điều gì?
→ Đó là 2 lần tác giả đảo ngược tình huống (kết cấu).
- Tại sao tác giả không để cho cụi Bơ-men nói với Xiu về ý định vẽ chiếc lá cuối cùng?
- Nhận xét của em về cách sắp xếp tình huống truyện?
- Đọc và học xong văn bản, khép trang sách lại, trong lòng em còn gì đọng lại?
- Gọi h/s đọc Ghi nhớ (SGK/ 90).
- Giôn-xi bị bệnh, tiến gần đến cái chết nhưng không chết.
- Bác Bơ-men tuy già nhưng vẫn khỏe, cuối cùng lại chết vì sưng phổi.
- Đảo ngược tình huống (kết cấu).
- Vì như thế sẽ làm truyện kém hấp dẫn.
- Tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo.
- T ... + Cách sắp xếp: mạch kể của người xưng “tôi” bao bọc mạch kể của người xưng “chúng tôi”.
+ Trong “chúng tôi”có cả “tôi”(“tôi” là thành viên của “chúng tôi”, thay “chúng tôi” kể lại).
+ Xưng “tôi” để kể thì sự việc được kể mang tính chủ quan theo cái nhìn cá nhân của người kể.
+ Xưng “chúng tôi” để kể thì sự việc được kể mang tính khách quan (vì “chúng tôi” gồm nhiều người, cùng trang lứa, cũng có thể nói rằng đó là tiếng nói chung của cả một thế hệ.).
- Hai cây phong trên ngọn đồi.
4/ Củng cố: 3p
? Đọc xong phần tóm tắt văn bản và đoạn trích, hãy cho biết chủ đề của tác phẩm?
 ? Hãy chỉ rõ yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm được thể hiện trong đoạn văn thứ 2 ở mạch kể của người xưng “chúng tôi”? )
 5/ Höôùng daãn hoïc baûi ôû nhaø: 2p
 - Học bài, kể tóm tắt nội dung phần 2.
 - Chuẩn bị chu đáo nội dung:
 +Hai cây phong trong mạch kể của người xưng “tôi” (họa sĩ) ntn?
 +Qua hình ảnh hai cây phong trong hai mạch kể, tác giả muốn gửi gắm điều gì? 
 * Rút kinh nghiệm:
( Hết tiết 33, chuyển tiết 34)
III/ Tiến trình lên lớp
1 / Ổn định lớp 1p
 2 / Kiểm tra bài cũ: 5p
? Giới thiệu vài nét về tác giả Ai-ma-tốp?
? Đoạn trích “Hai cây phong” có mấy mạch kể? Hãy nhận xét về vai trò và cách sắp xếp các mạch kể?
 3 / Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Chuyển ý: Tìm hiểu tình cảm của người họa sĩ và hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ. 2p
 b) Tổ chức hoạt động:
HĐ2: Hd h/s đọc, tìm hiểu văn bản: tt 30p
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Người họa sĩ giới thiệu ntn về ngôi làng của mình?
- Cách nói ấy thể hiện tình cảm gì của họa sĩ đối với ngôi làng?
- Trong ngôi làng ấy, cây phong ở vị trí nào, vị trí ấy làm cho cây phong có điều gì đặc biệt?
GV:Vị trí độc tôn ấy lôi cuốn sự chú ý và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện.
- Mỗi lần về quê, bổn phận đầu tiên của người họa sĩ là gì?
- Tất cả những biểu hiện đó cho thấy tình cảm của người họa sĩ đối với 2 cây phong ntn
- Theo em, vì sao họa sĩ lại yêu quý hai cây phong đến như vậy? 
GV:Giáo dục h/s tình yêu đối với những vật bình thương của quê hương như văn bản “Lòng yêu nước” hay “Buổi học cuối cùng”đã được học ở lớp 6.
 - Yêu cầu h/s chú ý phần văn bản từ: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây  chiếc gương thần xanh.”
- Trong cảm nhận của người họa sĩ, hai cây phong có gì đặc biệt?
- Vì sao, (điều gì tạo nên?)
Những lời ca êm dịu ấy là gì? Cụ thể ntn?
- T/giả đã sử dụng những bpnt nào?
- Bpnt được dùng ấy mang lại hiệu quả nghệ thuật ntn trong việc thể hiện hình ảnh hai cây phong?
GV: Người họa sĩ đã kể, tả h/ảnh hai cây phong với trí tưởng tượng phong phú, với tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ, có thể cảm biết được tiếng nói, linh hồn, lời ca của hai cây phong.
- Vẻ sinh động, có hồn ấy do điều gì tạo nên? Khi biết được điều đó, cách cảm nhận của họa sĩ ntn?
- Hai cây phong còn gắn với điều gì?
- Yêu cầu h/s chú ý 2 đoạn văn thuộc phần 2 của văn bản (mạch kể xưng chúng tôi).
- Hai cây phong gắn với những kỷ niệm nào trong tuổi thơ của người hoạ sĩ?
- Khi ấy, hình ảnh hai cây phong được miêu tả ntn?
- Ở trên đó có gì thu hút bọn trẻ và làm chúng ngây ngất?
- Thế giới ấy ntn? ( có những gì? )
- Khung cảnh ấy còn được miêu tả với màu sắc ra sao?
- Em có nhận xét gì về cách kể, tả của người hoạ sĩ?( bản thân là một họa sĩ, điều này có giá trị ntn trong việc giúp anh kể, tả h/ảnh hai cây phong?)
- Không gian bao la ấy tác động ntn đến tâm hồn bọn trẻ?
- Ở phần cuối văn bản, họa sĩ có nói đến việc chưa từng nghĩ đến ai là người trồng hai cây phong, khi trồng thì người ấy đã nói gì, ước mơ gì, thế nhưng khi kể lại điều này, đến đây, họa sĩ được biết hay chưa?
- Thầy đã nói gì, ước mơ gì khi vùi hai gốc phong xuống đất?
- Vậy hai cây phong còn gắn với điều gì?
- Cảm nhận về 2 cây phong = tâm hồn người họa sĩ,= những ký ức tuổi thơ và = nhận thức về vai trò chứng nhân câu chuyện cảm động, người họa sĩ cho chúng ta thấy t/cảm đ/với 2 cây phong ntn? (Nếu không yêu quý có thể cảm nhận được như vậy không?)Qua đó thấy được t/cảm của anh với quê hương ra sao? 
- Em học tập được điều gì ở người họa sĩ?
-
- “Làng Ku-ku-rêu chúng tôi.phía tây”.
- Yêu ngôi làng, tự hào về ngôi làng. 
- Phía trên làng, giữa một ngọn đồi→ ai cũng nhìn thấy nó trước tiên khi đến làng, dù là đến từ hướng nào.
- Đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.”
- “Dù chúng có cao  lúc nào cũng nhìn rõ.”
- “Mong sao chóng về tới làng, ngây ngất.”
- T/cảm sâu đậm, yêu quý 2 cây phong như yêu quý người thân, ruột thịt.
- Vì chúng gắn liền với quê hương, là một phần của quê hương.
- Chú ý
- HS nêu
- rì rào: “như 1 làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát.”
- “nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình.”
- “im bặt  cất tiếng thở dài một lượt.”
- “reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.”
- HStrlời
- “chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kỳ chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.”
- Hai cây phong còn gắn với những kỷ niệm tuổi thơ.
- Chạy lên đồi, trèo lên cây phá tổ chim.
- HS nêu chi tiết miêu tả.
- Từ trên cành cao, bọn trẻ nhìn thấy cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
- thảo nguyên: biêng biếc.
- những dòng sông  như những sợi chỉ bạc mỏng manh.
- chân trời :biêng biếc
- làn sương mờ đục
- Kể, tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ đầy màu sắc.
- Suy nghĩ:”đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa... thế này ?” và “lắng nghesức quyến rũ.”, chúng “cố hình dung ra những miền đất xa lạ kia.”
- Biết, đó là thầy Đuy-sen..
-“  Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt ”.
- Hai cây phong còn gắn với câu chuyện cảm động về tình thầy trò giữa Đuy-sen và An-tư-nai.
- Yêu chân thành, sâu sắc quê hương .
- tình yêu quê hương bằng những biểu hiện cụ thể:cố gắng học tập tốt với ước mong đem sức mình góp phần xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp; giữ gìn vệ sinh chung; tham gia các hoạt động công ích ở địa phương; 
a/ Hình ảnh hai cây phong 
- Vị trí: ở phía trên làng, giữa một ngọn đồi “ như những ngọn hải đăng”:
+ lôi cuốn sự chú ý.
+Gây xúc động cho người kể
→ gắn liền với quê hương, là một phần của quê hương.
- “chúng có tiếng nói riêng  lời ca êm dịu.”
- nghiêng ngả ,rì rào,thì thầm, thở dài,reo vù vù
* Bpnt nhân hóa, so sánh làm h/ảnh hai cây phong sinh động, có hồn.
→ Họa sĩ đã cảm nhận bằng trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ.
b/ Hai cây phong với kỷ niệm tuổi thơ của người họa sĩ: 
- Trèo lên cây phá tổ chim:
+ “khổng lồ”, “nghiêng ngả đung đưa”, “bóng râm mát rượi”. 
+ “tiếng lá xào xạc dịu hiền”. 
+ “cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”. 
+ Trên cao có “cả vương quốc loài chim”.
- Không gian bao la và đầy ánh sang:
+ Đất rộng bao la, làn sương mờ đục
+Dải thảo nguyên hoang vu,xa thẳm biêng biếc.
+ “Những dòng sông  như những sợi chỉ bạc mỏng manh.”
+ chân trời :biêng biếc
- Kể, tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa -à tạo thành bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ đầy màu sắc, ánh sáng, làm cho bọn trẻ tò mò, muốn khám phá thế giới 
c/ Hai cây phong và thầy Đuy-sen:
- Hai cây phong là nhân chứng cho câu chuyện cảm động về tình thầy trò giữa Đuy-sen và An-tư-nai 
- Người vun trồng mơ ước cho tất cả bọn trẻ làng Ku-ku-rêu .
=> Yêu chân thành, sâu sắc quê hương .
4/ Củng cố- Tổng kết: 5p
- Theo em, nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản là gì?
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những bpnt gì?
- Qua văn bản, em hiểu được điều gì về câu chuyện “Người thầy đầu tiên”, về 2 cây phong và về người họa sĩ?
- Gọi h/s đọc Ghi nhớ (SGK/ 101).
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Lồng ghép hai mạch kể.
- So sánh, nhân hóa.
- “Người thầy đầu tiên”: Đuy-sen là người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho trẻ em làng Ku-ku-rêu.
- H/ảnh 2 cây phong được kể, tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
- Người họa sĩ yêu quý hai cây phong, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc.
III/ Tổng kết:
 * Ghi nhớ : (SGK/ 101).
 5/ Höôùng daãn hoïc baøi ôû nhaø: 2p
- Học bài.
 - Soạn “ Ôn tập truyện và ký ”: trả lời tất cả câu hỏi và thực hiện các yêu cầu.
 - Chuẩn bị tiết sau: Nói quá, tìm hiểu:+ Nói quá là gì? + Công dụng của nói quá.
 * Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 21/09/2011 	 
Ngày dạy: 0 5/ 10/2011 
Tuần9/ Tiết 35,36	
	Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 	(VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM) 
I/ Mục tiêu: Giúp h/s:
 1/ Kiến thức:
- Ôn lại cách viết bài văn tự sự, chú ý kể việc, kể người kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
- Khắc sâu kiến thức về xây dựng đoạn văn, cách trình bày nội dung đoạn văn, xây dựng bài văn hoàn chỉnh về bố cục, thống nhất về chủ đề.
2/Kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ nội dung nhất định, kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Hình thành thói quen lập dàn bài trước khi tạo lập văn bản.
3/ Thái Độ:
 Giáo dục Hs tự trong trong cách làm bài
II/ Phöông tieän:
 1/ Giáo viên:- Soạn giáo án, ra đề, đáp án, thang điểm.
 2/ Học sinh: - Ôn kiến thức văn tự sự, xây dựng đoạn văn + bố cục + tính thống nhất về chủ đề) + dàn bài một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
III/ Tiến trình lên lớp:
 1/ Ổn định lớp:
 2/ KTBC: Thông qua
 3/ Bài mới:
	a/ Đvđ:
	b/ ND:
HĐ1: Ghi đề 85p
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gv ghi đề lên bảng:
Yêu cầu:
- Học sinh phải xác định được phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả và biểu cảm. Ba phương thức ấy kết hợp nhau trong một bài văn.
 Lưu ý h/s: - Không được sử dụng những bài văn mẫu hoặc bài làm ở nhà.
 - Không nhìn bài của bạn. 
- Chú ý bộc lộ cảm xúc, kể, tả qua sự vật, sự việc.
- Cần tuân thủ các bước:
 + Tìm hiểu đề, tìm ý
 + Lập dàn ý ( trong phần bài làm, được dành 2 điểm ).
 + Viết bài
 + Kiểm tra, sửa chữa.
- Chép đề vào giấy
HS chú ý
I/ Đề: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.
II/ Dàn bài:
 Mở bài: 1.5đ
- Giới thiệu con vật nuôi là loại động vật nào?
- Kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi.
Thân bài: 6đ
Con vật nuôi từ đâu mà có:
+ Hình dáng, màu sắc, tính cách của con vật nuôi đó.
Vì sao nó bệnh.
Thái độ của mình đối với con vật nuôi ntn?
Hết bệnh nó có thái độ nào đối với chủ?
Kết bài: 1.5đ
Nêu cảm nghĩ của mình về con vật nuôi đó.
Hình thức: mạch lạc, rõ rang, có vận dung yếu tố tả, biểu cảm.1đ
* HĐ2: Thu bài.1p
- GV thu bài và kiểm tra số lượng bài
- Nộp bài theo yêu cầu.
 4) Củng cố: Thông qua
5) Höôùng daãn hoïc baøi ôû nhaø: 3p
Soạn: phần I (SGK/109, 110) của bài Luyện tập.
 - Chuẩn bị tiết sau: tìm hiểu bài “Nói quá”:+ Nói quá là gì?
 + Tác dụng của nói quá?
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 TUAN 89.doc