Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 24 - Bài 6: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 24 - Bài 6: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Tiết 24 - Bài 6 MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. KT:Hiểu được sự tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong một văn bản hành chính;cách thức vận dụng những yếu tố đó trong văn băn tự sự.

2. KN: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

3. TĐ: Có ý ý thức đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết văn bản tự sự.

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, tích hợp, quy nạp.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ

2. Học sinh: Nghiên cứu bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định (1)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 ) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu các yêu cầu và trình tự tóm tắt văn bản tự sự ?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 24 - Bài 6: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/ 9/ 2008
Ngày lên lớp: 1/ 10/ 2008
Tiết 24 - Bài 6 Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 
a. Mục tiêu cần đạt:
1. KT :Hiểu được sự tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong một văn bản hành chính ;cách thức vận dụng những yếu tố đó trong văn băn tự sự.
2. KN: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. TĐ: Có ‏‎ ý thức đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết văn bản tự sự.
b. Phương pháp: Nêu vấn đề, tích hợp, quy nạp.
c. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ
2. Học sinh: Nghiên cứu bài
d. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 ‘) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu các yêu cầu và trình tự tóm tắt văn bản tự sự ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
HĐ1 : HD học sinh tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.( 20’ )
* GV yêu cầu HS đọc đoạn văn (SGK/72; 73)
*Nêu những biểu hiện của các yếu tố TS,MT,BC để làm căn cứ cho hs xác định.
*TLN,chia lớp 4 nhóm
Hỏi: Chỉ ra các yếu tố tự sự trong đoạn văn trên?
(Gợi ý: Sự việc chính là gì?
 Các sự việc nào là sự việc nhỏ?).
Hỏi: Xác định các yếu tố miêu tả có trong đoạn văn.
Hỏi: các yếu tố biểu cảm được thể hiện qua những từ, câu nào?
Hỏi: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đứng ở vị trí nào trong đoạn văn tự sự trên ?
*Đưa ra 2 đv : 1 đoạn thuần tuý là TS ; 1 đoạn chỉ có yếu tố MT,BC
Hỏi: Nếu lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm của đoạn văn thì việc kể chuyện của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Hỏi: Vậy yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
Hỏi: Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn biểu cảm và miêu tả thì đoạn văn sẽ ra sao?
Hỏi: Em hãy khái quát lại vai trò cảu yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
* Cho HS đọc Ghi nhớ (SGK/74)
* HS đọc 
Nghe 
TLN 5’ 
N1+ 2
N3
N4
Các nhóm cử đại diện trình bày và nhận xét
 đan xen với nhau, không tách rời
Q/s ,nhận xét
 đoạn văn sẽ khô khan, không gây xúc động.
Nhận xét
- HS trả lời
- HS khái quát
HS đọc Ghi nhớ (SGK/74)
I. sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự 
1. Đọc đoạn văn (SGK/72; 73)
2. Nhận xét 
* Yếu tố tự sự:
- Sự việc lớn: kể lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa nhân vật "tôi" và người mẹ lâu ngày xa cách.
- Các sự việc nhỏ:
+ mẹ tôi vẫy tôi
+ Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.
+ mẹ kéo tôi lên xe
+ tôi oà lên khóc
+ mẹ tôi cũng sụt sùi khóc theo
+ tôi ngồi lên đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
* Yếu tố miêu tả:
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
- Mẹ tôi không còm cõi...
- Gương mặt vẫn tươi sáng... hai gò má.
* Yếu tố biểu cảm:
- hay tại sự sung sướng... còn sung túc (suy nghĩ).
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp... thơm tho lạ thường (cảm nhận).
- Phải bé lại... êm dịu vô cùng (phát biểu cảm tưởng).
 Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm không tách riêng mà đan xen vào nhau một cách hài hoà để tạo nên một mạch văn.
-> Yếu tố miêu tả, biểu cảm làm đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
-> Thiếu yếu tố tự sự thì không còn sự việc, nhân vật, đoạn văn rời rạc, khó hiểu.
* Ghi nhớ (SGK/74)
HĐ2 : Luyện tập ( 15’ )
hoạt động nhóm
* Y/c HS đọc yêu cầu BT1.
* GV yêu cầu HS làm việc theo bàn, mỗi bàn là một nhóm
- Thời gian: 5 phút.
- YC học sinh trình bày
* Y/c HS đọc yêu cầu BT2
- Thời gian: 10 phút
- GV hướng dẫn
-Nên bắt đầu từ chỗ nào ?
- Từ xa thấy người thân ntn ? Lại gần thì thấy ra sao (vóc người, dáng đi, mái tóc, gương mặt, nụ cười, quần áo...)
-Kể hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt, quần áo ...
-Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi gặp nhau như thế nào ? ( vui mừng,xúc động thể hiện bằng các chi tiết nào ? Ngôn ngữ, hành động, cử chỉ ,lời nói, nét mặt....)
- đọc yêu cầu BT1
- hoạt động theo bàn
 đại diện các bàn trình bày
 nhận xét, bổ sung cho nhau
 HS đọc yêu cầu BT2
lắng nghe
 viết và trình bày trước lớp.
nhận xét 
ii. luyện tập 
Bài tập 1: Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu ảt và biểu cảm:
a) Đoạn văn trong VB "Tôi đi học" (Thanh Tịnh): "Sau một hồi trống... trong các lớp".
- Miêu tả: dáng vẻ ngượng ngùng, lo lắng của các cậu bé 
- Biểu cảm: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác chơ vơ, lẻ loi của nv tôi vì không có chỗ dựa vững chắc khi xung quanh chỉ là những đứa trẻ giống mình
b) Đoạn văn trong VB "lão Hạc" (Nam Cao): "Chao ôi! Đối với những người... xa tôi dần dần"..
=> Biểu cảm: bộc lộ nỗi buồn,lòng thương cảm, sự bao dung trong suy nghĩ của ông giáo đối với mọi người.
Bài tập 2: Viết đoạn văn kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại người thân sau một thời gian xa cách.
V. Củng cố - Dặn dò (5’ )
	1. Củng cố: - Nêu vai trò, tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự.
	2. Dặn dò: - Học bài và làm hoàn thiện bài tập 2.
	 - Nghiên cứu tiết theo “Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24.doc