Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23 đến 101 - THCS Cát Nhơn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23 đến 101 - THCS Cát Nhơn

Tiết 23 TRỢ TỪ - THÁN TỪ

I . MỤC TIÊU :

Giúp HS :

- Nắm được khái niệm trợ từ và thán từ .

- Biết cách dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể, trong VB nghệ thuật, trong giao tiếp ứng xử .

- Thái độ yêu thích môn học.

II . CHUẨN BỊ :

 GV : Đọc tài liệu tham khảo , SGV, soạn giáo án

 HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài tập theo yêu cầu SGK

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1 .ỔN ĐỊNHTÌNH HÌNH LỚP: (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS

 2 .KIỂM TRA BÀI (5)

 - Phân biệt từ toàn dân với từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Cho vd.

 DKTL: - Từ ngữ toàn dân : Đó là lớp từ ngữ văn hóa chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trong cả nước.

 - Từ ngữ địa phương: Là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

 - Biệt ngữ xã hội: Là những từ ngữ chỉ sử dụng ở trong một tầng lớp xã hội nhất định.

 

doc 340 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23 đến 101 - THCS Cát Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 2 / 10 / 08
Tiết 23 TRỢ TỪ - THÁN TỪ 
I . MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Nắm được khái niệm trợ từ và thán từ .
- Biết cách dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể, trong VB nghệ thuật, trong giao tiếp ứng xử .
- Thái độ yêu thích môn học.
II . CHUẨN BỊ :
	GV : Đọc tài liệu tham khảo , SGV, soạn giáo án
	HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài tập theo yêu cầu SGK
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1 .ỔN ĐỊNHTÌNH HÌNH LỚP: (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS
	2 .KIỂM TRA BÀI (5) 
	- Phân biệt từ toàn dân với từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Cho vd.
	DKTL: - Từ ngữ toàn dân : Đó là lớp từ ngữ văn hóa chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
	- Từ ngữ địa phương: Là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
	- Biệt ngữ xã hội: Là những từ ngữ chỉ sử dụng ở trong một tầng lớp xã hội nhất định.
	3 . BÀI MỚI 
	GIỚI THIỆU BÀI :(1)
	Trong đời sống, để đạt đựơc hiệu quả cao trong giao tiếp, bên cạnh việc phải trình bày đầy đủ nội dung chính , đôi khi người ta cũng cần biểu thị thái đôï đánh giá đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu hoặc biểu lộ cảm xúc , tình cảm của người nói ... Đó la ølí do của sự cần thiết phải dùng Trợ từ và Thán từ. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các từ loại ấy .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 10
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu Trợ từ.
- Ghi bảng các VD /SGK
- Yêu cầu HS quan sát VD
- Nó ăn 2 bát cơm .
- Nó ăn những 2 bát cơm.
- Nó ăn có 2 bát cơm .
H- Nghĩa của các câu trên đây có gì khác nhau?
H- Vì sao có sự khác nhau đó ?
HOẠT ĐỘNG 1
 - HS quan sát VD
- Câu1) nói lên số lượng bát cơm nó ăn một cách khách quan (2 bát)
- Câu 2) nhấn mạnh, hàm ý đánh giáviệc nó ăn 2 bát cơm là nhiều 
- Câu 3) tỏ ý nhấn mạnh việc nó ăn 2 bát cơm là ít.
I . TRỢ TỪ
1. VD\ SGK
- Nó ăn 2 bát cơm
à Thông báo 1 cách khách quan
- Nó ăn những 2 bát cơm 
à Nhấn mạnh , cho là ăn nhiều .
- Nó ăn có 2 bát cơm 
à Nhấn mạnh, cho là ăn ít
H Như vậy, việc khác nhau của 3 câu trên chính là chỗ ngoài nội dung thông báo chính ,còn có các từ tỏ ý đánh giá : những, có .
H- Các từ này đi kèm với từ ngữ nào trong câu ?
Các từ những, có là trợ từ H- Vậy em hiểu thế nào là trợ từ ?
BÀI TẬP NHANH
H- Chỉ ra các trợ từ trong những câu sau :
1- Ăn thì ăn những miếng ngon ,
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm .
2- Chính cậu học trò nhỏ đó đã nhảy xuống dòng nước lũ để cứu em bé.
3- Ngay đến tôi cũng ko làm nổi việc đó .
- 3 câu khác nhau ở chỗ có hoặc ko có các từ : những, có 
- Các từ những, có đi kèm với ngữ : ăn 2 bát cơm
HS phát biểu
 HS đọc ghi nhớ 1
THẢO LUẬN NHÓM :
YÊU CẦU
-Các trợ từ : thì 
	chính
	ngay
 àNhững, có : trợ từ
2. Ghi nhớ:
 Trợ từ là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giásự vật, sự việc được nóí đến ở từ ngữ đó .
 12
HOẠT ĐỘNG 2 
Tìm hiểu Thán từ.
- Dùng bảng phụ ghi các VD / SGK
- Yêu cầu HS quan sát VD
H- Các từ : này, a, vâng trong các VD trên biểu thị điều gì?
 LƯU Ý : Từ a ngoài tác dụng biểu thị sự tức giận còn được dùng biêủ thị sự vui mừng , sung sướng . Tuy nhiên trong 2 trường hợp khác nhau này, có sự khác nhau về ngữ điệu .
H- Các em hãy tìm vdụ và phát âm để phân biệt?
HOẠT ĐỘNG 2
- HS quan sát VD
- Từ này được thốt ra nhằm gây sự chú ý của người đối thoại .
- Từ a biểu thị sự tức giận của người nói khi nhận ra một điều gì đó ko tốt .
- Từ vâng dùng để đáp lại lời người khác 1 cách lễ phép ,tỏ ý nghe theo.
HS tìm VD, đọc
VD : A! Mẹ đã về
II . THÁN TỪ
1. VD\ SGK
- Này ! Ông giáo ạ! -- Này , bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn .
 àNày : gây sự chú ý của người đối thoại .
- A ! Lão già tệ lắm!
à A : Biểu thị sự tức giận .
- Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ .
à Vâng : đáp lời 1 cách lễ phép . 
2. Ghi nhớ:
- Hướng dẫn HS tìm đáp án đúng cho bài tập trắc nghiệm
a) Các từ này, a, vâng có thể làm thành câu độc lập 
b) Các từ ấy ko thể làm thành câu độc lập.
c) Các từ ấy ko thể làm 1 bộ phận của câu.
d) Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành 1 câu và thường đứng đầu câu .
H-Theo em, thán từ là gì ?
H- Thán từ gồm mấy loại chính ? Cho VD?
THẢO LUẬN NHÓM
Chọn đáp án 
HƯỚNG ĐÁP ÁN
 Câu a, c, d
HS dựa ghi nhớ để phát biểu 
VD:
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang ,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu . 
2. Ghi nhớ:
-Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp .
- Thán từ thường đứng đầu câu , có khi nó được tách ra thành 1 câu đặc biệt .
+ PHÂN LOẠI :
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời
 ơi )
- Thán từ gọi đáp ( này, ơi, vâng, dạ, ừ...)
11
HOẠT ĐỘNG 3
HOẠT ĐỘNG 3
III . LUYỆN TẬP
BÀI TẬP 1
H- Trong các câu SGK , từ in đậm nào là trợ từ ? từ nào ko phải là trợ từ ? 
BÀI TẬP 2
 Đọc y/cầu bài tập
H- Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong các câu sau ( SGK) 
TLời :
- Các từ in đậm trong các câu a, c, g, i là trợ từ .
- Các từ in đậm trong các câu b, d, e, h không phải trợ từ .
- a) Mặc dầu non 1 năm ròng , mẹ tôi ko gửi cho tôi lấy 1 lá thư .
BÀI TẬP 1
- Trợ từ : chính (câu a), ngay (câu c) , là( câu g), những (câu i) 
- Không phải trợ từ : chính (câu b) , ngay (câu d), là ø(câu e), những (câu h)
BÀI TẬP 2
Nghĩa của các trợ từ :
à lấy : nhấn mạnh mức tối thiểu, ko y/cầu hơn
à lấy : nhấn mạnh mức tối thiểu , ko y/cầu hơn .
b) Nhưng họ thách nặng quá : nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, ... thì mất đến cứng 200 bạc
à nguyên : ý nhấn mạnh s/việc
đến : nhấn mạnh tính chất bất thường của 1 hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của 1 việc nào đó .
c) Tính ra cậu Vàng ăn khoẻ hơn cả tôi , ông giáo ạ!
à ca û: nhấn mạnh về mức độ cao của sự việc .
à nguyên : ý nhấn mạnh s/việc .
đến : nhấn mạnh tính chất bất thường của 1 hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của 1 việc nào đó .
à ca û: nhấn mạnh về mức độ cao của sự việc .
BÀI TẬP 3
 Gọi HS đọc các đ/văn
H- Chỉ ra thán từ ? 
BÀI TẬP 6
H-Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
Tlời
Câu a) : Này , à
Câu b) : Ấy
Câu c) : Vâng
Câu d) : Chao ôi !
Câu e) : Hỡi ơi !
THẢO LUẬN
HƯỚNG TRẢ LỜI
 Câu tục ngữ này khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp để biểu thị sự lễ phép .
BÀI TẬP 3
Câu a) : Này , à
Câu b) : Ấy
Câu c) : Vâng
Câu d) : Chao ôi !
Câu e) : Hỡi ơi !
BÀI TẬP 6
Gọi dạ bảo vâng
à khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp để biểu thị sự lễ phép 
3
HOẠT ĐỘNG 4 
CỦNG CỐ:
H- Thế nào là trợ từ ?
H- Thế nào là thán từ?
H- Có mấy loại thán từ ?
H- Đặt câu có dùng trợ từ, thán từ 
HS tự tra ûlời
4. DẶN DÒ: (2’)
- Học bài, nắm được khái niệm về trợ từ, thán từ, biết cách dùng trợ từ , thán từ trong những trường hợp giao tiếp cụ thể.
- Làm bài tập 4, 5/72 -SGK	. Chuẩn bị bài Tình thái từ
.IV> RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG
 Ngày soạn : 4 /10/ 08
Tiết 24
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I . MỤC TIÊU :
	Giúp HS :
	- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể , tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong 1 văn bản tự sự . 
	- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong 1 bài văn tự sự .
	- Bồi dưỡng thái độ trân trọng, phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt .
II . CHUẨN BỊ :
	GV : Đọc SGK , sách tham khảo ,tìm tư liệu liên quan , soạn giảng
	HS : Ôn bài cũ, xem Sgk, chuẩn bị các câu hỏi, soạn bài .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1 .ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH LỚP: (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS .
	2 .KIỂM TRA BÀI CŨ(5)
 - Thế nào là tóm tắt 1 văn bản tự sự? Cách tóm táêt ?
- Tóm tắt Vbản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng ?
	3 . BÀI MỚI 
	GIỚI THIỆU BÀI (1) 
	Ở các lớp dưới, các em đã được học các phương thức miêu tả, kể chuyện , biểu cảm 1 cách độc lập . Trong thực tế, khi tạo lập 1 VB, người ta ít khi dùng 1 phương thức biểu đạt mà thường là sự kết hợp, đan xen 2 hay nhiều phương thức trong cùng 1 VB . Vì vậy, đối với VB tự sự , việc kết hợp với các phương thức miêu tả và biểu cảm là 1 cách làm đem lại hiệu quả cao cho việc tiếp nhận Vbản . Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó trong tiết học hôm nay .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 16
HOẠT ĐỘNG 1
- Gọi HS đọc đoạn trích SGK 
- Ôn lại lí thuyết về phương thức biểu đạt
H- Đặc điểm của p/thức kể
HOẠT ĐỘNG 1
HS đọc đoạn trích SGK 
- Kể thường tập trung nêu sự việc, h/động , n/ vật .
I . SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ ,TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1.Đoạn văn \ SGK:
H-Đặc điểm của p/thức ta û
H- Đặc điểm của p/ thức biểu cảm ?
- Tả thường tập trung chỉ ra t/chất, màu sắc, mức độ của sự việc, n/vật, h`/động .
- Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật , hành động 
- Nhận xét:
- Hướng dẫn tìm hiểu đ/văn .
H- Trong đ/v , tác giả kể lại những sự việc gì ?
H- Tìm các yếu tố miêu tả có trong đoạn văn ?
H- Tìm các yếu tố biểu cảm có trong đ/văn ?
GIẢNG :
 Các yếu tố trên ko đứng tách riêng mà đan xen vào nhau : vừa kể ,vừa tả, vừa biểu cảm 
VD : Đ/văn : Tôi ngồi trên đệm xe... thơm tho lạ thường 
Kể : Tôi ngồi trên đệm xe
Tả : Đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi ; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu .
Biểu cảm : Những cảm giác ấm áp bao lâu đã mất đi bỗng lại mơn man ...
- Đoạn văn kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm đo ... ïa vào những yếu tố nào ?
H- Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng ?
DKTL : Những yếu tố:
- Nền văn hiến lâu đời
- Cương vực lãnh thổ
- Phong tục tập quán 
– Lịch sử riêng 
- Chế độ riêng
 	Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽõ, chứng cớ hùng hồn, văn biền ngẫu nhịp nhàng, sử dụng hiệu quả các phép tu từ
	3. BÀI MỚI
GIỚI THIỆU BÀI (1)
	Ở bất kì thời nào, việc học cũng được coi trọng và đánh giá rất cao. Tuy nhiên, học như thế nào là có ích, và học như thế nào thì sai trái, đó là vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
19’
5’
2’
HOẠT ĐỘNG 1
Đọc, tìm hiểu chung
H- Dựa vào chú thích, hãy cho biết vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn bản Bàøn luận về phép học ?
H- Em hãy nêu những đặc điểm chính của thể tấu ?
- Hướng dẫn đọc văn bản : đọc với giọng chân tình, bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin, vừakhiêm tốn. 
+ Đọc kĩ chú thích * và các chú thích 2, 3
H- Xác định bố cục của đoạn trích ?
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu văn bản.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
H-Phần mở đầu tác giả nêu lên vấn đề gì?
H- Khái niệm học được so sánh với hình ảnh nào?
H-Mục đích chân chính của việc học là gì?
LIÊN HỆ :
Theo em, quan niệm về mục đích của đạo học như thế có điểm nào tích cực, có điểm nào cần được bổ sung so với việc học ngày hôm nay?
GV: Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học.
H- TG đã phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học như thế nào ?
H- Thế nào là lối học chuộng hình thức , cầu danh lợi?
H- Khi nhận định : “ Chúa tầm thường .. điều tệ hại ấy”, TG đã chỉ ra những tác hại của việc học lệch lạc, sai trái nào ?
GV liên hệ thực tế.
H- Em có thể nhận được thái độ nào của tác giả qua đoạn văn này ?
- Gọi HS đọc đoạn văn tiếp theo .
H- Sau khi phê phán lối học sai trái, TG khẳng định quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn.
Để khuyến khích việc học, tác giả khuyên Vua QT thực hiện những chính sách gì?
GV : Quan điểm đúng đắn tiến bộ của tác giả" phổ cập hóa phát triển giáo dục trên diện rộng.
H- Đoạn tấu còn bàn về phép học, đó là những phép học nào?
GV giải thích tứ thư, ngũ kinh, Chu sử " Sách vở kinh điển của đạo nho.
H- Trong đoạn văn này, TG đã dùng những kiểu câu gì ?
Gv : Đây là những chủ trương, quan điểm, phương pháp mới, tác giả đưa ra tuy ngắn gọn, chưa thật cụ thể nhưng rất đúng, rất tiến bộ trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, khi sự học đang bị ngừng trợ và biến chất như trên.
GV gọi HS đọc đoạn còn lại.
H- Nêu tác dụng và ý nghĩa của phép học ấy?
Liên hệ: BH “ Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự TQ, nhân dân” Ở thời địa nào cũng cần đến việc học chân chính. Đây là phương pháp cơ bản để phát triển tiến bộ. Điều NT nói là đúng mọi thời đại.
HOẠT ĐỘNG 3
Tổng kết
- Hướng dẫn HS hình thành kiến thức.
H- Đọc những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp về phép học, em cảm nhận những điều sâu xa nào về phép học của cha ông ta ngày xưa
H- Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất ? Vì sao ?
H- Xác định trình tự lập luận của bài văn này bằng sơ đồ?
Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
HOẠT ĐỘNG 4
Củng cố:
H- Nêu những quan điểm và phương pháp đúng đắn?
HOẠT ĐỘNG 1
- Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) thường gọi là La Sơn Phu Tử, quê Hà Tĩnh, là người trí thức giỏi thời Tây Sơn. Là người làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó từ quan về dạy học.
Về sau NT ra giúp triều Tây Sơn về chính trị, văn hóa, giáo dục.
- “Bàn luận về phép học” là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 – 1791.
- TG bày tỏ niềm tin với phép học chân chính có thể đào tạo được người tốt, làm cho quốc gia hưng thịnh
- Tấu là 1 loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày ý kiến, đề nghị, thường viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu . Bài tấu bàn 3 điều mà theo ông bậc đế vương nên biết.
+ Quân đức : đức của vua
+ Dân tâm : lòng dân
+ Học pháp : phép học
Đoạn trích thuộc phần “ Luận học pháp”
Đọc theo yêu cầu
Trả lời theo chú thích
-4 phần :
+ Từ đầu . “điều ấy”
" Bàn về mục đích chân chính của việc học.
+ Tiếp. “tệ hại đó”.
" Phê phán những lối học lệch lạc, sai trái.
+ Tiếp  “ bỏ qua” 
" Khẳng định quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn.
+ Còn lại
" Tác dụng của việc học chân chính.
Kiểu văn bản nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 2
- Nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng câu châm ngôn “Ngọc ko mài ko thành đồ vật; người ko học, ko biết rõ đạo”.
- Con người được học giống như ngọc được mài " Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
- Học để biết rõ đạo. Chỉ có học tập, con người mới trở nên tốt đẹp. Không thể ko học mà tự thành người tốt đẹp. Do vậy học tập là 1 quy luật trong cuộc sống của con người.
Khái niệm “ học” được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu. Khái niệm “ đạo” vốn trừu tượng, phức tạp được giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng : “ Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”.
Như vậy mục đích chân chính của việc học là học để làm người .
- Điểm tích cực : Coi trọng mục tiêu đạo đức của việc học, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường hôm nay là sự phát huy đạo học ngày trước.
-Điểm cần bổ sung :Mục đích học ko chỉ là rèn luyện đạo đức, mà còn rèn năng lực trí tuệ để con người sau này có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực : đạo đức, văn hoá, kinh tế, khoa học, kĩ thuật , .
HS đọc đoạn 2.
- Phê phán lối học lệch lạc : ko chú ý đến nọâi dung học, đua nhau lối học hình thức . 
- Lối học sai trái : học vì danh lợi của bản thân.
- Lối học chuộng hình thức : Học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất.
– Lối học cầu danh lợi : Học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc.
" Những kẻ học theo lối ấy thì không biết đến tam cương ngũ thường, không biết đến đạo làm người ( Tam cương: Ba mối qh gốc trong xh PK là quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ ( chồng vợ); Ngũ thường : Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).
- Tác hại: “Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan
" Tác hại : đảo lộn giá trị con người, không còn có người tài đức, từ đó dẫn đến thảm hoạ cho đất nước.
Cuối thời Lê – Trịnh, tệ nạn buôn quan bán tước hoành hành, năm 1750, đời Vua Lê Hiến Tông, vì Nhà Nước thiếu tiền, đã đặt ra lệ thu tiền thông kinh : hễ ai nộp 3 quan thì được đi thi hương, ko phải khảo hạch, thành ra những người đi buôn, làm ruộng, ai cũng nộp quyển vào thi ; rồi thì dùng sách, thuê người làm bài Sống trong thời kì đen tối, loạn lạc ấy, Nguyễn Thiếp vô cùng đau buồn, thở than : 
“ Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”
+ Thái độ của tác giả :
- Xem thường lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính.
 - Coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp làm cho đất nước vững bền.
" Đó là thái độ đúng đắn, tích cực, cần được phát huy trong việc học ngày nay.
Đọc theo yêu cầu
Trả lời
Về quan điểm:
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp : mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. 
- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.
- Mở trường dạy học ở phủ huyện, mở trường tư, con cháu các nhà tiện đâu học đấy.
- Phương pháp học phải tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Học phải kết hợp với hành, học ko phải chỉ để biết mà còn để làm.
- Học như thế sẽ tạo được nhiều người giỏi, giữ vững đạo đức, biết gắn học với hành, tránh được lối học hình thức.
" câu cầu khiến :Cúi xin .. Xin chớ bỏ qua.
HS đọc đoạn còn lại.
 - Đất nước nhiều nhân tài, chế độ bền vững, quốc gia hưng thịnh.
HOẠT ĐỘNG 3
Yêu cầu trả lời
- Tiên học lễ, hậu học văn.
- Học kết hợp với hành.
Sơ đồ lập luận:
- Đọc ghi nhớ / SGK
HS trả lời.
I. ĐỌC. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả :
Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) thường gọi là La Sơn Phu Tử, quê Hà Tĩnh, là người trí thức giỏi thời Tây Sơn.
2. Tác phẩm :
“Bàn luận về phép học “ là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung
3. Đọc, chú thích:
4. Bố cục:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Mục đích chân chính của việc học:
- Dẫn câu châm ngôn.
- Học để biết rõ đạo.
- “Đạo” là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. 
" Học là để làm người.
2 . Phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:
- Lối học chuộng hình thức
 – Lối học cầu danh lợi
- Tác hại :
“Chúa tầm thường, thần nịnh hót”
" Nước mất nhà tan
3. Khẳng định quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn:
Về quan điểm:
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp.
- Học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản , nền tảng.
Phương pháp học:
- Từ thấp đến cao.
- Học rộng, nghĩ sâu
- Học kết hợp với hành
4. Tác dụng và ý nghĩa của việc học chân chính:
Đất nước nhiều nhân tài, bền vững.
III. Tổng kết:
Sơ đồ lập luận:
Ghi nhớ/ sgk.
4. DẶN DÒ : (2’)
	+ Học bài, nắm kiến thức cơ bản.
	+ Chuẩn bị bài “ Thuế máu”
	+ Tiết sau : “ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm”.
IV RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG
Mục đích chân chính
của việc học
 Phê phán những	Khẳng định quan điểm
 lệch lạc, sai trái	phương pháp đúng đắn	
Tác dụng của việc học
chân chính

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAN 8T23101.doc