Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 30 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 30 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

CÔ BÉ BÁN DIÊM

 (A n - đéc – xen)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

F Đọc trôi chảy, diễn cảm, đúng giọng điệu của nhân vật kể chuyện.

F Hiểu sơ bộ tác giả A n - đéc – xen và văn bản “ Cô bé bán diêm”.

F Hiểu những từ ngữ khó trong văn bản, bố cục của văn bản và tình cảnh em bé trong đêm giao thừa.

B.TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Sách giáo khoa.

- Sách giáo viên Ngữ văn 8.

- Chân dung tác giả A n - đéc – xen.

- Bài kiểm tra.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

F Ổn định tổ chức.

F Kiểm tra 15 phút.

I.Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Trong tác phẩm Lão Hạc, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?

a. Là con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.

b. Là người nông dân sống ích kỷ đến mức gàn dỡ, ngu ngốc.

c. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.

d. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 30 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 21
 Ngày 4/10/2008
Cô bé bán diêm 
	 	(A n - đéc – xen)	
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Đọc trôi chảy, diễn cảm, đúng giọng điệu của nhân vật kể chuyện.
Hiểu sơ bộ tác giả A n - đéc – xen và văn bản “ Cô bé bán diêm”.
Hiểu những từ ngữ khó trong văn bản, bố cục của văn bản và tình cảnh em bé trong đêm giao thừa.
b.tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Chân dung tác giả A n - đéc – xen.
Bài kiểm tra.
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra 15 phút.
I.Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Trong tác phẩm Lão Hạc, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào? 
Là con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
Là người nông dân sống ích kỷ đến mức gàn dỡ, ngu ngốc.
Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Câu 2: ý nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết? 
Lão Hạc ăn phải bã chó.
Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
Lão Hạc rất thương con.
Lão Hạc không muốn làm liên luỵ đến mọi người.
Câu 3 Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.
Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng. 
Thế hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân.
Cả 3 ý kiến trên đều đúng.
II.Tự luận:
 Tóm tắt ngắn gọn văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ?
Đáp án: 
- Trắc nghiệm: Câu 1: a	Câu 2: c	Câu 3: d
- Tự luận: + Kể tóm tắt các sự việc chính.
 + Kể theo ngôi thứ 3.//
 + Sắp xếp hợp lý các sự việc.
Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu văn bản.
Hướng dẫn phương pháp đọc: Giọng nhẹ nhàng, tha thiết thể hiện sự thương cảm đối với cô bé bán diêm – nhân vật chính của truyện.
Gọi 2 em đọc tiếp, giáo viên nhận xét.
I) Đọc – tìm hiểu chung
1.Đọc.
Từ đầu đ tay cứng đờ ra.
Tiếp theo đ thượng đế
Phần còn lại.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và văn bản?
Kiểm tra học sinh những từ đã chú thích để biết được mức độ học ở nhà.
? Bố cục của văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
? Với em phần nào hấp dẫn nhất? Vì sao?
? Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu cảnh gì? Cảnh đó được vẽ nên bởi những chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống đó?
? ánh đèn sáng rực, mùi ngỗng quay sực nức làm cho cô bé hồi tưởng lại những gì đã qua?
? Cuộc sống thực thật là bình dị hạnh phúc song hiện tại có còn như vậy nữa hay không?
? Từ những sự việc đó đã làm xuất hiện một em bé bán diêm như thế nào trong cảm nhận của em?
? Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện? 
Chú thích
Tác giả:
 An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn nổi tiếng với loại truyện kể viết cho thiếu nhi. Nhiều truyện được biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng vẫn thể hiện sự sáng tạo và mang phong cách An-đéc-xen như: Bầy chim thiên nga; nàng tiên cá; bộ quần áo mới của hoàng đế; nàng công chúa và hạt đậu; người bạn đồng hành.
Văn bản: Trích từ tập truyện ngắn của ông. Kể về em bé gái đi lang thang trong đêm giao thừa rét mướt, đói khát để bán những bao diêm kiếm tiền  
Những từ chú thích: 2, 3, 5, 7, 8,10, 11:
Học sinh phát hiện, giáo viên giải đáp.
Văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu  tay cứng đơ ra: Em bé trong đêm giao thừa.
+ Phần 2: Tiếp đó  thượng đế: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
+ Phần 3: Còn lại: Cái chết của em bé.
Học sinh tự bộc lộ. 
II. Hiểu văn bản 
Em bé trong đêm giao thừa:
Đêm giao thừa sáng rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay.
Cuộc sống đầy đủ, sung túc về vật chất và tinh thần.
Quá khứ đẹp khi bà và mẹ còn sống có một ngôi nhà xinh xắn, có dây thường xuân leo lên, gia đình êm ấm hạnh phúc.
Thực tại: Bà và mẹ không còn nữa, gia tài tiêu tan, em bé sống với ông bố nghiện ngập, bị đánh đập và luôn ngày nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa, sống chui rúc ở gác xép tối tăm, phải lang thang bán diêm trong đên giao thừa giá rét không dám về nhà.
- Nhỏ nhoi cô độc, đói rét, khốn khổ đáng thương, bất hạnh.
III. Luyện tập.
 Vào một đêm giao thừa, ngoài đường phố lạnh giá xuất hiện một cô bé ngồi nép trong góc tường không dám về nhà vì sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào. Em quyết định quẹt một que diêm để sưởi. Lần quẹt thứ nhất em thấy ánh lửa lò sưởi. Lần quẹt thứ 2 thấy bà ăn có ngỗng quay. Lần quẹt thứ 3 em thấy cây thông Noel. Lần quẹt thứ 4 thấy bà hiện về. Em quẹt hết những que diêm còn lại thì thấy bay về chầu thượng đế. 
 Buổi sáng đầu năm người ta thấy thi thể em giữa những bao diêm. Không ai biết được những điều kỳ diệu mà em bé đã trông thấy.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc lại văn bản, nắm được nội dung học trong tiết 1.
Soạn tiếp các câu hỏi ở SGK để tiết sau học.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 22
 Ngày 4/10/2008
Cô bé bán diêm 
	 	 (A n - đéc – xen)	
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn có sự đan xen giữa thực và mộng tưởng với các tình tiết hấp dẫn, diễn biến hợp lý của truyện cô bé bán diêm.
Qua đó A n - đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Một số tác phẩm của A n - đéc – xen.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả An - đéc- xen và văn bản Cô bé bán diêm
Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động 1: Hiểu văn bản
Hiểu văn bản
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
? Theo dõi phần truyện kể cô bé quẹt diêm, em hãy cho biết cô bé đã quẹt diêm mấy lần?
? Cô bé đã thấy những gì?
? Đó là một cảnh tượng như thế nào?
? Điều đó cho thấy cô bé mong ước điều gì?
? Qua ánh lửa diêm cô bé đã thấy những gì?
? Em có nhận xét gì về cảnh tượng này?
? Điều này nói lên mong ước gì của cô bé?
? Sau hai lần quẹt diêm đó, thực tế đã thay cho mộng tưởng như thế nào? 
? Sự sắp đặt song song cảnh mộng tưởng và cảnh thực tế đó có ý nghĩa gì?
? Trong lần quẹt diêm thứ 3, cô bé thấy gì?
? Em đọc được mong ước nào của cô bé từ cảnh tượng ấy?
? Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ 4?
? Khi nhìn thấy bà, em bé reo lên và nói: “Bà ơi! Cháu van bà, bà xin thượng đế chí nhân cho cháu về với bà”, lúc đó cô bé bán diêm đã mong ước điều gì?
? Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé bán diêm từ bốn lần quẹt diêm ấy?
? Trong số các mộng tưởng ấy, mộng tưởng nào gắn với thực tế, mộng tưởng nào chỉ hoàn toàn do tưởng tượng nên?
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thực tế và mộng tưởng?
? Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên, là lúc cô bé bán diêm thấy mình bay lên cùng bà, chẳng còn đói, rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa, điều đó có ý nghĩa gì? 
? Tất cả những điều trên đã nói với chúng ta về một em bé như thế nào?
2. Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng:
Năm lần quẹt trong đó 4 lần đầu mỗi lần quẹt một que, lần thứ 5 quẹt hết tất cả các que diêm còn lại trong bao.
Trong lần quẹt diêm thứ nhất: 
- Em ngồi trước lò sưởi rực hồng.
 - Sáng sủa, ấm áp, thân mật. đ Mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc.
Trong lần quẹt diêm thứ hai:
- Phòng ăn có đồ đạc quý và ngỗng quay.
- Sang trọng, đầy đủ, sung sướng. đMong ước được ăn ngon trong một mái nhà thân thuộc.
Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cũng bị mắng.
Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, họ hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em.  
Làm nổi rõ mong ước hạnh phúc chính đáng và thân phận bất hạnh của em.
Cho thấy sự thờ ơ, vô nhân đạo của xã hội đối với người nghèo.
Lần quẹt diêm thứ 3: Cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng. Những ngôi sao trên trời (do tất cả những ngọn nến bay lên, bay mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời ) 
- Mong được vui đón Tết trong ngôi nhà của mình.
Lần quẹt diêm thứ tư:
- Em thấy bà nội hiện về.
- Mong được ở mãi cùng bà - người ruột thịt duy nhất thương em ở trên đời.
- Mong được che chở yêu thương.
Là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị như bất cứ đứa trẻ nào.
Mộng tưởng gắn với thực tế: Lò sưởi, bàn ăn, cây thông noel. Mộng tưởng gắn với hoàn toàn do mộng tưởng: Ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời .
Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên sự đối lập, hấp dẫn cho câu chuyện.
Cuộc sống trên thế giới chỉ là buồn đau và đói rét đối với người nghèo khổ, chỉ cái chết mới giải thoát được bất hạnh của họ. Vì cái chết sẽ đưa linh hồn họ đến nơi hạnh phúc vĩnh hằng theo quan niệm của Thiên chúa giáo.
Thế gian không có hạnh phúc, hạnh phúc chỉ có ở Thượng đế chí nhân.
Bị bỏ rơi, đói rét và cô độc, luôn khao khát được ấm no, yên vui và yêu thương.
? Tác giả đã miêu tả cảnh vật ngày mồng một Tết như thế nào?
? Kết thúc đó gợi cho em suy nghĩ gì về số phận của những người nghèo khổ? 
? Nhận xét của em về kết thúc truyện?
? Em có muôn một cách kết thúc truyện khác không? Vì sao?
? Đọc truyện Cô bé bán diêm em nhận thức được điều gì về con người và xã hội mà tác giả muốn nói với chúng ta? ? Từ đó em hiểu gì về tấm lòng của tác giả dành cho thế giới nhân vật tuổi thơ của ông?
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện của A n - đéc – xen?
3.Cái chết của em bé bán diêm:
Tuyết phủ kín mặt đất, mặt trời lên trong sáng và chói chang, bầu trời xanh nhạt.
Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà đón xuân.
Em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười xuất hiện giữa đống bao diêm.
Số phận hoàn toàn bất hạnh, xã hội thờ ơ với nỗi bất hạnh của họ.
Đó là một cái chết vô tội không đáng có.
Học sinh tự bộc lộ.
Trên thế gian lạnh lùng và đói khát không có chỗ cho ấm no, niềm vui và hạnh phúc của trẻ thơ nghèo khổ.
Thương cảm, bênh vực.
Đan xen yếu tố thật và huyền ảo.
Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Kết cấu theo lối tương phản đối lập.
Trí tưởng tượng bay bổng.
Trình tiết diễn biến hợp lý. 
? A n - đéc – xen nổi tiếng viết truyện thiếu nhi. Em còn biết những truyện nào của ông?
? Nếu có thể, em hãy kể 1 câu chuyện của A n - đéc – xen mà em thích nhất?
* Ghi nhớ: Học sinh đọc ở sách giáo khoa.
 - Học sinh tự trình bày bộc lộ.
(II) Hướng dẫn học bài ở nhà
- GV hướng dẫn.
Nắm kỹ nội dung, nghệ thuật văn bản .
Sưu tầm những mẫu chuyện của tác giả An- đéc- xen.
Soạn bài mới: Trợ từ, thán từ.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 23
 Ngày 6/10/2008
Trợ từ – thán từ 
Mục tiêu bài dạy: 
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.
- Nhận biết ... t động 1: 
(I) Chức năng của tình thái từ
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- Học sinh quan sát ví dụ ở sách giáo khoa
 Nếu ta bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu a,b c có gì thay đổi?
Có những tình thái từ tuy không có chức năng tạo lập câu như trên nhưng có tác dụng biểu thị thái độ, sắc thái, tình cảm. Em hãy chứng minh qua ví dụ d?
"Em chào cô ạ!". Từ "ạ" biểu lộ sắc thái tình cảm gì?
Các từ in đậm trên là tình thái từ. Công dụng của lớp từ này là gì?
GV chốt nội dung bài học.
Nếu ta lược bỏ các từ in đậm thì quan hệ giao tiếp bị thay đổi .
+ Câu a: Bỏ từ "à" đi thì không còn câu nghi vấn nữa.
+ Câu b: Bỏ từ "đi" thì không còn là câu cầu khiến (đi: Yếu tố cấu tạo câu cầu khiến).
+ Câu c: Bỏ từ "thay"thì không còn là câu cảm thán nữa ( thay: Yếu tố cấu tạo câu cảm thán).
Câu d: Bỏ từ "ạ" thì tính lễ phép chưa cao.
Sắc thái tình cảm: Thể hiện sự kính trọng.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa.
Bài tập nhanh:
Bài 1: Bảng phụ
 Xác định tình thái từ trong câu sau:
Anh đi đi.
Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ?
Chị đã nói thế ư?
Tình thái từ:
đi ( từ thứ 2).
cơ chứ.
ư
Hoạt động 2: (II) Sử dụng tình thái từ
Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa.
Các tình thái từ in đậm được dùng trong tình huống giao tiếp khác nhau như thế nào?
Em hãy sử dụng một số tình thái từ trong giao tiếp?
Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?
à: Hỏi thân mật, bằng vai nhau.
ạ: hỏi lễ phép, người dưới hỏi người trên.
nhé: Cầu khiến, thân mật bằng vai.
ạ: Cầu khiến, lễ phép kính trọng, người nhỏ tuổi nhờ người lớn tuổi.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa.
Hoạt động 3: (III) Luyện tập
Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.
Phân nhóm học sinh làm các bài tập: 1; 2; 3.
Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả.
Giáo viên đánh giá kết luận.
Bài 1: Các câu có dùng tình thái từ: b; c; e; i.
Bài 2: Giải nghĩa các tình thái từ:
a. Chứ: Nghi vấn dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b. Chứ: Muốn nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác.
c. ư: hỏi với thái độ phân vân.
d. nhỉ: Thái độ thân mật.
e. nhé: Dặn dò thân mật.
g. vậy: Miễn cưỡng, không hài lòng.
h. cơ mà: Thuyết phục. 
Bài 3: Đặt câu:
Anh cũng đã thấy rồi mà.
Cho em đi với cơ..
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
Học kỹ lý thuyết.
Làm bài tập 4; 5.
Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Tiết: 28
 Ngày 20 / 10 /2008
Luyện tập viết đoạn văn tự sự 
kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh thông qua thực hành biết vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Một số đoạn văn tham khảo.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?
Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh.
Giới thiệu bài mới: Mục đích, ý nghĩa của tiết luyện tập.
Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Giáo viên cho các sự kiện và nhân vật theo nội dung ở sách giáo khoa.
Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố biểu cảm và miêu tả.
Em hãy chọn sự việc chính và ngôi kể?
Xác định thứ tự kể?
Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm cho đoạn văn?
Viết thành đoạn văn kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
Yêu cầu 3 học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên đối chiếu quy trình nhận xét và sửa chữa cho hoàn chỉnh.
Bước 1: Lựa chọn sự việc chính: học sinh chọn 1 trong 3 sự việc.
Bước 2: Lựa chọn ngôi kể: Ngôi thứ nhất ( xưng là em, tôi, mình).
Bước 3: Xác định thứ tự kể: theo trình tự thời gian.
Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả, bối cảnh.
Bước 5: Viết đoạn văn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập viết đoạn văn 
(II) Luyện tập
Bài 1:
Học sinh đọc bài tập 1 ở sách giáo khoa.
Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ cho học sinh.
Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu trên.
yêu cầu:
Viết đoạn văn tự sự.
Ngôi kể thứ nhất
Kể sinh động và hấp dẫn.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn đối chiếu, so sánh và rút ra nhận xét.
Em hãy tìm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ?
Đoạn văn của Nam Cao kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm chổ nào?
Tác dụng của các yếu tố đó?
Đoạn văn em viết đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa? 
Bài 2:
Từ “ Hôm sau  hu hu khóc”.
Tả chân dung đau khổ của Lão Hạc với nhiều chi tiết: nụ cười, mắt, mặt, nếp nhăn, đầu, miệng, khóc 
Làm người đọc rõ 1 lão khốn khổ về hình dáng bên ngoài, thể hiện sinh động sự đau đớn quằn quại về tinh thần khi lão lừa con chó của mình.
Học sinh tự so sánh để phát biểu.
D. Hướng dãn học bài:
- Gv hướng dẫn.
Hoàn thành viết đoạn văn với nội dung ở phần 1.
Đọc thêm: Sách giáo khoa T84.
Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 29
 Ngày 21 / 10 /2008
Chiếc lá cuối cùng 
	 ( Trích) 	(O-Hen-ri)	 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Nắm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, thấy được sự rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những bất hạnh của người nghèo.
Giáo dục học sinh sự cảm thông, chia sẻ với những người gặp khó khăn, bất hạnh.
Rèn luyện kỹ năng đọc và tóm tắt truyện ngắn.
b.tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Chân dung tác giả O. Hen – ri.
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích “ Đánh nhau với cối xây gió” của Xec-van-tet. Nêu ý nghĩa của đoạn trích?
Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
(I) Đọc – Chú thích
Hướng dẫn học sinh đọc bài, gọi học sinh đọc.
Em hãy tóm tắt nội dung đoạn trích trên?
Nêu những nét cần ghi nhớ về tác giả vá đoạn trích?
Kiểm tra một số chú thích: 2, 3, 4, 6
1.Đọc.
2.Chú thích:
* Tác giả: O. Hen- ri( 1862-1910) là nhà văn Mỹ.
Ông có nhiều truyện ngắn để lại ấn tượng tốt đẹp cho bạn đọc.
Các truyện của ông toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc vơí người nghèo khổ.
* Đoạn trích là phần cuối của truyện Chiếc lá cuối cùng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nọi dung văn bản.
(II) Cấu trúc văn bản
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
Nhân vật chính trong truyện này là ai?
PTBĐ nào tác giả đã sử dụng trong văn bản này? 
. Tự sự.
. Tự sự và miêu tả.
. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Bố cục văn bản: Chia làm 3 phần:
. Giôn- xi chờ đợi cái chết.
. Giôn –xi vượt qua cái chết.
. Bí mật của chiếc lá cuối cùng.
Giôn- xi là nhân vật chính.
Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
III) Hướng dẫn học bài ở nhà
- Gv hướng dẫn.
Bài tập: Tóm tắt nội dung câu chuyện.
Soạn nội dung câu hỏi ở sgk tiết sau học tiếp.
Tiết: 30
 Ngày 21 / 10 /2008
Chiếc lá cuối cùng 
	( Trích) 	 (O. Hen-ri)	
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Nắm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, học sinh thấy được sự rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những bất hạnh của người nghèo.
Giáo dục học sinh sự cảm thông, chia sẻ với những người gặp khó khăn, bất hạnh.
Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật.
b.tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Chân dung tác giả O – Hen – ri.
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy tóm tắt lại nội dung đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của Ô. Hen –ri?
Dạy bài mới:
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
(III) Đọc – hiểu văn bản
	1. Kiệt tác của cụ Bơ men
Cụ Bơ - men là người như thế nào? qua giới thiệu của bác sỹ?
Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ - men đối với Giôn –xi?
Thái độ sợ sệt của cụ khi thấy bhững chiếc lá thi nhau rụng có ý nghĩa gì?
Chúng ta biết được điều đó bằng lời kể của ai? Em có nhận xét gì về hành động đó?
Tại sao người kể chuyện bỏ qua chi tiết cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể của Xiu?
Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ có phải là 1 kiệt tác không ? vì sao?
Là nghệ sỹ, già yếu, bệnh nguy kịch.
Nhìn ra ngoài cửa sổ ngó cây thường xuyên, nhìn Xiu và chẳng nói năng gì, vẽ kiệt tác để cứu Giôn – xi.
Thương yêu, lo lắng cho số mệnh của Giô -xi đ Nghĩ đến cách cứu Giôn –xi.
Qua lời kể của Xiu.
Cụ thật cao thượng, quên mình vì người khác, im lặng làm không cho ai biết ý định của mình.
Tạo sự bất ngờ cho Giôn-xi và người đọc.
Là kiệt tác vì rất giống lá Thường xuân, vì nó đem lại sự sống cho Giôn –xi; Chiếc lá được vẽ bằng cả bút lông, bột màu và bằng cả tình thương bao la, lòng hy sinh cao thượng.
2. Tình thương yêu của Xiu
Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá. Em hãy tìm dẫn chứng để chứng minh điều đó?
Nếu Xiu biết trước là cụ Bơ-men vẽ thì truyện có kém hay đi không? Vì sao?
Lo sợ khi thấy lá Thường Xuân ít ỏi trên cây; Chăm sóc, động viên chu đáo Giôn – xi; Lo sợ Giôn –xi chết; Chán nản kéo mành theo theo lệnh của Giôn –xi; Ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng bám trên cành.
Truyện sẽ không có yếu tố bất ngờ, người đọc sẽ không thấy được tâm trạng lo lắng, thắm đượm tình người của Xiu.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn – xi.
Em hãy hình dung tâm trạng của bạn đọc khi 2 lần Giôn - xi bảo Xiu kéo mành lên?
Tâm trạng của Xiu và Giôn – xi như thế nào? 
Nguyên nhân nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn – xi?
Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn – xi phản ứng gì?
Truyện được kết thúc trên cơ sở 2 sự kiện đối lập, bất ngờ tạo nên tình huống đảo ngược 2 lần. Đó là những tình huống nào?
Hai lần đảo ngược tình huống đều liên quan đến điều gì?
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? 
Căng thẳng, hồi hộp.
Xiu: lo lắng ( lần 1 ).
Giôn – xi: Lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết.
Sự gan góc của chiếc lá chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt đối lập với nghị lực yếu đuối, buông xuôi của Giôn-xi.
Kết thúc vừa đủ, để lại trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ và dự đoán.
Nghệ thuật đảo ngược tình huống:
Lần 1: Giôn-xi ngày càng gần cái chết nhưng gần cuối truyện lại trở nên yêu đời, chiến thắng cái chết.
Lần 2: Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh nhưng kết thúc truyện cụ chết.
Bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng.
Gây hứng thú, bất ngờ.
 Hoạt động 3: Tổng kết nội dung bài học.
Giáo viên tổng kết nội dung và nghệ thuật của truyện.
Học sinh đọc sách giáo khoa.
4 Ghi nhớ: 
 ( Sách giáo khoa)
(IV) Hướng dẫn học bài ở nhà
Học sinh làm bài tập ở nhà.
Bài tập: Tóm tắt nội dung câu chuyện Chiếc lá cuối cùng.
Soạn nội dung chương trình điạ phương: theo nội dung bảng ở bài 31.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnNguvan8(Tiet21-Tiet30).doc