Giáo án Ngữ văn 8 tiết 20 bài 5: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 1

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 20 bài 5: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 1

TIẾT 20 TẬP LÀM VĂN

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết.

 b) Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS cách viết bài văn tự sự đúng chủ đề, xen miêu tả và biểu cảm.

 Rèn cách sử dụng từ, viết đoạn văn, tạo văn bản, diễn đạt chuẩn.

 c) Về thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc đối với bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: Sĩ số 8C: .

a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 * Vào bài (1’): Các em đã tiến hành viết bài văn số 1, Giờ học này cô sẽ trả bài để các em thấy được những ưu, khuyết điểm của bài viết.

b) Dạy nội dung bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 20 bài 5: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: . Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: . Dạy lớp 8C
TIẾT 20 TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết.
	b) Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS cách viết bài văn tự sự đúng chủ đề, xen miêu tả và biểu cảm.
	Rèn cách sử dụng từ, viết đoạn văn, tạo văn bản, diễn đạt chuẩn.
	c) Về thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc đối với bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: 	 Sĩ số 8C: ..
a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Các em đã tiến hành viết bài văn số 1, Giờ học này cô sẽ trả bài để các em thấy được những ưu, khuyết điểm của bài viết.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. TÌM HIỂU ĐỀ (4’)
	?TB: Hãy nhắc lại đề bài?
	* Đề: Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp một của em.
	?KH: Xác định kiểu bài, nội dung, giới hạn của đề?
	1. Kiểu bài 
- Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
	2. Nội dung 
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp một của em.
	3. Giới hạn
- Ngày đầu tiên đi học lớp một của em.
	II. DÀN BÀI (9’)
	?KG: Hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
* Mở bài- Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường lưu giữ lâu bền trong trí nhớ.
	 - Những kỉ niệm ngày đầu tiên vào lớp một vẫn sống mãi trong tâm trí tôi.
	* Thân bài: Có thể theo trình tự sau:
	 - Kỉ niệm khi ở nhà, chuẩn bị đến trường
	 + Tôi dậy sớm hơn mọi khi thấy mẹ đã chuẩn bị sách vở (hoặc được ông bà hay chính bản thân chuẩn bị).
	 + Tôi mặc bộ quần áo mới, khoác chiếc cặp trên vai.
	- Trên đường đến trường (xen miêu tả)
	 + Tâm trạng hồi hộp, suy nghĩ miên man về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
	- Kỉ niệm khi tới trường (có thể xen miêu tả và biểu cảm)
	+ Khi đến cổng trường thấy ngôi trường xinh xắn, khang trang...
	+ Khi gặp thầy cô thấy e ngại, lúng túng...
	+ Khi gặp bạn bè...
	+ Khi đứng xếp hàng nghe cô giáo gọi tên mình: hồi hộp, lúng túng...
	- Kỉ niệm trong lớp học và buổi học đầu tiên
	+ Vào chỗ ngồi: cảm giác xa lạ rồi bỗng thấy gần gũi với lớp học, bàn ghế, bạn bè.
	+ Tự tin nghiêm trang bước vào bài học đầu tiên.
	- Lúc kết thúc buổi học:
	+ Tâm trạng bâng khuâng;
	+ Sự quyến luyến, không muốn ra về.
	* Kết bài
	Khẳng định cảm xúc về ngày đầu tiên vào lớp một không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi.
	III. NHẬN XÉT CHUNG (8’)
	- Về nắm kiến thức: Đa số các em xác định đúng yêu cầu của đề, đúng kiểu bài, nắm vững kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Song vẫn còn một số em chưa nắm vững kiểu bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm hoặc xác định đề chưa kĩ nên còn kể lan man hoặc kể cả buổi đi học thứ hai của lớp một
	- Kỹ năng vận dụng: Hầu hết các bài viết đều đi theo đúng yêu cầu của đề, bài viết đầy đủ bố cục ba phần, có sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài làm, một số em có cách viết sáng tạo, giàu cảm xúc: Thuỳ, Hương 8C; Uyên, My 8B. Bên cạnh đó vẫn còn một số em kỹ năng vận dụng chưa thật tốt như: bài làm còn chưa sinh động, yếu tố miêu tả, biểu cảm chưa thật rõ. Một vài bài chưa đảm bảo bố cục, hoặc Mở bài, Kết bài không hợp lí.
	- Cách trình bày, diễn đạt: Một số em diễn đạt trôi chảy, dùng từ đặt câu chính xác, có sự liên kết giữa các phần, trình bày sạch đẹp. Song vẫn còn một số em hành văn yếu, diễn đạt lủng củng, lộn xộn, dùng từ sai, văn viết thiếu cảm xúc, chữ cẩu thả, xưng hô không nhất quán.
	GV: Thông báo sơ bộ kết quả điểm số theo từng lớp.
IV. CHỮA LỖI SAI (12’)
	- Chính tả: sếp hàng, nhang nhẹn, lức lở, không quyên, rõng rạc.
	=> Sửa: xếp hàng, nhanh nhẹn, nức nở, không quên, dõng dạc.
	- Dùng từ: + Những hồi kí tươi đẹp ấy không được tôi ghi lại trên giấy.
	+ Con đường với lạ làm sao, cảnh vật bên đường với đẹp làm sao!
	=> Sửa:+ Những hồi ức tươi đẹp ấy không được tôi ghi lại trên giấy.
	+ Con đường mới đẹp làm sao, cảnh vật bên đường mới đẹp làm sao!
	- Diễn đạt: Trong đời đi học của tôi có rất nhiều kỉ niệm, Nhưng kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp một là có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ và sống động nhất.
	=>Sửa: Trong đời đi học của tôi có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ nhưng tôi thấy ấn tượng nhất vẫn là những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học lớp một của mình.
	V. ĐỌC BÀI MẪU (3’)
	- Lớp 8B đọc bài em Nguyễn Trâm.
	- Lớp 8C đọc bài em Trịnh Thanh Thuỳ.
VI. TRẢ BÀI (2’)
	VII. GỌI ĐIỂM (3’)
c) Củng cố, luyện tập (2’):
GV: Khái quát lại kiến thức: Miêu tả trong văn tự sự gồm: miêu tả nhân vật (ngoại hình, các trạng thái hoạt động, trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm), miêu tả cảnh thiên nhiên, miêu tả cảnh sinh hoạt. Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá,). Việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự phải có chọn lọc, không được quá lạm dụng dẫn tới lạc thể loại.
	Biểu cảm trong văn tự sự gồm: biểu cảm thông qua những ý nghĩ, những cảm xúc của các nhân vật. Trong trường hợp này, nên để cho nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm của mình. Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật hoặc sự việc được đề cập đến trong tác phẩm. Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Xem lại bài làm, ôn lại kiểu bài văn tự sự. Tiết tới soạn Cô bé bán diêm. Yêu cầu về nhà đọc kĩ văn bản, đọc phần chú thích *, chú thích từ khó, đọc - trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản vào vở soạn văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20 bai 5.doc