Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt.

3. Giáo dục học sinh đảm bảo nội dung trong quá trình tóm tắt

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, xem tư liệu văn 8, Tìm hiểu những điều cần lưu ý.

2. Học sinh: Học bài cũ,đọc lại các văn bản đã học, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)

II. Bài cũ : (3p)

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

Tóm tắt là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu. Khi ra đường, ta chứng kiến một sự việc nào đó, về nhà kể tóm tắt lại cho gia đình nghe. Xem một cuốn sách, một bộ phim hay mới chiếu, ta có thể tóm tắt lại cho người chưa đọc. Viết một giới thiệu về cuốn sách mới ra ta phải tóm tắt câu chuyện hoặc những nội dung , tư tưởng chính Vậy, làm thế nào để tóm tắt được, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1073Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3/10/06
Tiết 18:	 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
 ***********
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt.
3. Giáo dục học sinh đảm bảo nội dung trong quá trình tóm tắt
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, xem tư liệu văn 8, Tìm hiểu những điều cần lưu ý.
2. Học sinh: Học bài cũ,đọc lại các văn bản đã học, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (3p)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Tóm tắt là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu. Khi ra đường, ta chứng kiến một sự việc nào đó, về nhà kể tóm tắt lại cho gia đình nghe. Xem một cuốn sách, một bộ phim hay mới chiếu,ta có thể tóm tắt lại cho người chưa đọc. Viết một giới thiệu về cuốn sách mới ra ta phải tóm tắt câu chuyện hoặc những nội dung , tư tưởng chínhVậy, làm thế nào để tóm tắt được, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(5 p) Tìm hiểu khái niệm 
GV: Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã học nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải làm gì?
HS trả lời: chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự
Gv gọi hs đọc phần 2
Hs làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
Hoạt động 3:(12p)Tìm hiểu những yêu cầu khi tóm tắt văn bản ỵư sự.
GV: yêu cầu hs đọc thầm văn bản tóm tắt và câu hỏi
Hs làm việc độc lập
Gv yêu cầu hs lần lượt trả lời các câu hỏi
Gv nhận xét và chốt lại
Hoạt động 4:(13p) Tìm hiểu các bước tóm tắt văn bản tự sự.
Gv cho hs thảo luận, trả lời câu hỏi ở SGK.
GV lần lượt nêu nhiệm vụ của từng bước tóm tắt.
Lưu ý cho hs khi tóm tắt cần nêu đầy đủ các nội dung chính, nhân vật quan trọng; bỏ hết các câu chữ thừa, các nhân vật, sự việc và các chi tiết phụ của truyện.
Gọi 2 hs đọc to phần ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VẢN BẢN TỰ SỰ?
1. Muốn ghi lại nội dung chính của văn bản tự sự thì chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự
2. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
b.( Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.)
II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1.Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt.
- Bảo đảm tính khách quan: trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt vào các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt.
- Bảo đảm tính hoàn chỉnh( mở đầu, phát triển, kết thúc)
- Bảo đảm tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần,.. một cách phù hợp.
2. Các bước tóm tắt văn bản
- Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để nắm nội dungcủa nó.
- Xác định nôi dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các nhân vật quan trọng, những sự việc tiêu biểu.
- Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lý.
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
*Ghi nhớ:SGK
D. Củng cố, dặn dò:(7p)
	* Củng cố:
 -Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
-Những yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự?
- Các bước tóm tắt văn bản tự sự?
- Đọc lại phần ghi nhớ.	 
*Dặn dò:
- học bài , xem bài tập 1 và chuẩn bị kĩ bài tập 2 phần luyện tập:Nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trong trong đoạn trích tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích( khoảng 10 dòng).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 18.doc