Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Bình Thịnh

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Bình Thịnh

Tiết 73

 Văn bản: NHỚ RỪNG

 (THẾ LỮ )

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

 - Tích hợp với phần Tiếng việt bài Câu nghi vấn, phần Tập làm văn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: - Soạn bài, nghiên cứu SGK, SGV, tìm đọc các tài liệu khác liên quan, ảnh chân dung Thế Lữ, tập thơ của ông.

 2. HS: - Soạn bài, tìm đọc thêm tài liệu liên quan khác.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức:

 2. Bài cũ: - GV kiểm tra ý thức chuẩn bị bài của HS.

 

doc 163 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Bình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày 09 tháng 01 năm 2011
Tiết 73 
 Văn bản: Nhớ rừng
 (Thế Lữ )
 A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: 
 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
 - Tích hợp với phần Tiếng việt bài Câu nghi vấn, phần Tập làm văn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị
 1. GV: - Soạn bài, nghiên cứu SGK, SGV, tìm đọc các tài liệu khác liên quan, ảnh chân dung Thế Lữ, tập thơ của ông...
 2. HS: - Soạn bài, tìm đọc thêm tài liệu liên quan khác...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức:
 2. Bài cũ: - GV kiểm tra ý thức chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
 HĐ của HS và nội dung cần đạt
 HĐ1: GV giới thiệu bài
 HĐ 2: 
GV: Cho HS tự nghiên cứu về tác giả ở chú thích SGK.
- Hãy nêu những nét hiểu biết chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Thế Lữ?
HĐ 3: 
GV hướng dẫn HS đọc với giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ.
- Bài thơ mượn lời của ai? Vì sao, tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú? Việc mượn lời đó có tác dụng gì trong thể hiện cảm xúc?
- Để thể hiện tâm sự của mình tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Hãy quan sát bài thơ Nhớ rừng, chỉ ra những điểm mới về hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học thuộc thể thơ Đường luật?
- Dựa vào mạch cảm xúc, bài thơ có thể chia làm mấy phần?
- Bức tranh SGK có liên quan như thế nào tới nội dung bài học?
 GV gọi HS đọc khổ thơ 1 và 4
- Con hổ đã cảm nhận được những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cụi sắt ở vườn bách thú?
- Trong các nỗi khổ đó,theo em nỗi khổ nào của con hổ có sức biến thànhkhối căm hờn. Vì sao?
- Trong cũi sắt nỗi hờn căm của hổ trở thành khối căm hờn.Em hiểu khối căm hờn này như thế nào?
- Khối căn hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu như thế nào.
GV gọi HS đọc khổ thơ 4.
- Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua các chi tiết nào ở khổ thơ 4?
- Có gì đặc biệt trong tính chất của các cảnh tượng ấy?
- Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của hổ?
- Từ đó em hiểu niềm uất hận ngàn thâu như thế nào?
 ẩn sau tâm sự của con hổ chính làn nỗi lòng của ai.
HĐ 4: 
- Hãy nêu những nét ấn tượng nhất của em về nhà thơ Thế Lữ? Em hiểu gì về tâm sự của nhà thơ qua hai khổ thơ vừa phân tích?
- Đọc thuộc lòng một khổ thơ trong bài thơ Nhớ rừng mà em thích nhất và nõi rõ lí do vì sao?
 - HS liên tưởng và tạo tâm thế vào bài. 
 I. Đọc - tìm hểu chú thích.
 1. Tác giả
- Thế Lữ sinh năm 1907, mất năm 1989.
- Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ.
- Quê: tỉnh Bắc Ninh.
- Nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới( 1932- 1945).
- Ông là người góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca.
- Ngoài viết thơ ông còn viết truyện và hoạt động trên lĩnh vực sân khấu.
- Năm 2003 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: Mấy vần thơ (1935), Vàng và máu (truyện, 1934),...
2. Tác phẩm
- Ra đời vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX.
- In trong tập Mấy vần thơ mới(1935) 
3. Giải nghĩa từ khó
 - HS trả lời 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc văn bản.
 - HS đọc
 - HS nhận xét
2. Tìm hiểu cấu trúc văn bản 
 Mượn lời con hổ trong vườn bách thú. Để nói lên tâm sự chán ghét, uất hận trước thực tại xã hội đương thời.
 Thể hiện sâu sắc tân sự của mình.
 Biểu cảm gián tiếp.
 - Không hạn định số câu, số chữ.
- Mỗi dòng có 8 tiếng.
- Ngắt nhịp tự do, vần không cố định.
- Giọng thơ dạt dào, phóng khoáng.
 + Bố cục: 3 phần
P1: Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú.
P2: Hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.
P3: Hình ảnh con hổ khao khát giấc mộng ngàn.
 - HS trả lời 
3. Phân tích
a. Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú
 Ta năm dài trông ngày tháng dần qua,
 - Nỗi khổ không được hoạt động trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài.
 Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
- Nỗi nhục bị biến thành đồ chơi tầm thường cho thiên hạ.
 Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
 Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
 - Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng bọn thấp kém.
 => Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho: lũ người ngạo mạn,ngẩn ngơ.
 Vì hổ là chúa sơn lâm,vốn được cả loài người khiếp sợ.
=> Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát.
 Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng.
 => Khát vọng tự do, được sống đúng với phẩm chất của mình.
Hoa chăm,cỏ xén,lối phẳng,cây trồng;
 Dải nước đen giả suối,chẳng thông dòng
 Len dưới nách những mô gò thấp kém;
-> Đều giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
 -> Nỗi uất hận, chán ghét khi phải sống trong cảnh giam cầm, nô lệ.
 HS thảo luận nhóm
 Trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phải chung sống với mọi sự tầm thường, giả dối.
- Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường,giả tạo.
- Khát khao được sống tự do,chân thật.
=> Nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta trong cảnh xiềng xích nô lệ, sống trong tăm tối ''nhơ nhuốc lầm than"
 III. Luyện tập củng cố
1. HS trả lời
2. HS tự bộc lộ
 4. Hướng dẫn học ở nhà 
 - Đọc thuộc lòng và tập đọc diễn cảm bài thơ.
 - Nắm nội dung chính tiết 1.
 - Soạn bài theo câu hỏi ở Sách giáo khoa.
 *******************************
 Soạn ngày 09 tháng 01 năm 2009
Tiết 74
 Văn bản: Nhớ rừng
 (Thế Lữ )
 A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: 
 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
 - Tích hợp với phần Tiếng việt bài Câu nghi vấn, phần Tập làm văn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị
 1. GV: - Soạn bài, nghiên cứu SGK, SGV, tìm đọc các tài liệu khác liên quan, ảnh chân dung Thế Lữ, tập thơ của ông...
 2. HS: - Soạn bài, tìm đọc thêm tài liệu liên quan khác...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức:
Ngày dạy
Tiết/ lớp 
 HS vắng
 Nhận xét, xếp loại giờ dạy - học
..................................
..............
..............
........................................................
........................................................................
...........................................................................
 2. Bài cũ: Nêu những nét chính về tác giả và văn bản?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Định hướng Hoạt động của HS
 HĐ1: GV giới thiệu nội dung tiết học
 HĐ 2: 
GV gọi HS đọc khổ thơ 2 và 3
- Theo em khi về sống vườn bách thú hổ nhớ tới điều gì nhất?
- Những chi tiết nào diễn tả nỗi nhớ cảnh sơn lâm của hổ?
- Nhận xét về cách dùng từ trong những lời thơ này?
- Tác dụng của nó?
- Hình ảnh chúa tể của muôn loài được hiện lên như thế nào giữa không gian ấy?
- Có gì đặc sắc trong dùng từ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài.
- Từ đó hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc hoạ mang vẽ đẹp như thế nào? 
GV đọc đoạn thơ tả cảnh rừng nơi hổ đã từng sống thời oanh liệt.
- Cảnh rừng ở đây là cảnh của các thời điểm nào?
- Cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bật?
- Cảm nhận của em về hình ảnh thiên nhiên qua nỗi nhớ của con hổ?
- Giữa thiên nhiên ấy, chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào?
- Việc lặp lại đại từ ''ta'' ở các lời thơ trên có ý nghĩa gì?
- Trong lời thơ này, điệp từ ''đâu'' kết hợp với câu thơ cảm thán:''Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?'' có ý nghĩa gì.?
- Đoạn thơ này xuất hiện những câu thơ thật mới lạ. Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
- Hãy chỉ ra tính chất đối lập của hai cảnh tượng này?
- Theo em,sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ ở vườn bách thú và của con người.
- Có ý kiến cho rằng khổ thơ 3 có cấu trúc như một bức tranh tứ bình mang vẽ đẹp nghệ thuật cổ điển, có nhiều cách tân sáng tạo. Em hiểu như thế nào về ý kiến đó?
GVgọi HS đọc khổ thơ 5
- Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào?
 - Các câu thơ cảm thán ở cuối đoạn có ý nghĩa gì?
- Từ đó giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào?
? Có thể coi giấc mộng ngàn là một bi kịch không. Vì sao?
- Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy đã phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú. Đồmg thời đó chính là khát vọng nào của con người?
HĐ 3:
- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Có người cho rằng bài thơ Nhớ rừng có hai lớp nghĩa? Em có đồng ý không và lí giải điều đó?
GV chốt ý và gọi HS đọc nội dung bài học.
 HĐ 4 :
1. Đọc thuộc lòng một đoạn thơ mà em yêu nhất và viết vài câu nêu cảm nhận khát quát về đoạn thơ vừa đọc thuộc?
2. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh
có nhận xét về thơ Thế Lữ: Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường.Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được
( Thi nhân Việt Nam). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ này hãy chứng minh.
 - HS liên tưởng và tạo tâm thế vào bài. 
I. Đọc - hiểu chú thích
II. Đọc - hiểu văn bản 
b. Hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ
 -> Cảnh sơn lâm
-> ''Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,"
-> Điệp từ ''với'' cùng các động từ chỉ đặc điểm của hành động''gào, thét, hét''.
 -> Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn, thiêng liêng, hùng tráng.
- Ta bước chân lên,dõng dạc,đường hoàng,
 Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
 Trong hang tối,mắt thần như đã quắc,
 Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
-> Các từ ngữ gợi tả hình dáng, tính cách con hổ (bước chân dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng ,mắt thần đã quắc...) 
- Nhịp thơ ngắn, thay đổi phù hợp với tâm trạng.
 =>Ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.
=> Những đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều.
 - Đêm vàng,ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng...
 -> Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ và bí ẩn.
-> Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
 - Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
 - Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
 - Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
-> Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ bản thân.
- Tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng.
- Tự tin, quyền uy, vang lên đầy kiêu hãnh, tự hào.
=> Nhấn mạnh và bộc lộ sự tiếc nối cuộc sống độc lập, tự do của chính mình.
=> Đối lập một bên là cảnh tù túng, tầm thường, giả dối với một bên là cuộc sống chân thật, phống khoáng, sôi nổi.
-> Diễn tả niềm căm ghét cuuộc sống tầm thường, giả dối.
- Diễn tả khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do, cao cả, chân thậ ... a giáo viên
HĐ của HS và nội dung cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài
 HĐ 2:
- Hãy đọc các văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi ? (GV Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ) 
- Trong các văn bản trên ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích thông báo là gì?
- Hãy đọc lại ghi nhớ 
- Khi trình bày văn bản thông báo ta cần nhớ điều gì ? 
- Em thấy thông báo khác thông cáo, chỉ thị ở chổ nào ? 
- Hãy cho một số tình huống cần phải viết thông báo?
HĐ 3:
- Thông báo của trạm y tế Nam hà về việc tiêm phòng bệnh "Quai bị" ngày 5/5/2006. 
	Em hãy thay mặt trạm trưởng y tế viết thông báo gửi cho các xóm.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo
Nhóm 1, 2: văn bản 1 
Nhóm 3, 4: Văn bản 2 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc lưu ý trong SGK 
- Thông cáo: Có tầm vĩ mô lớn, thường là các văn bản của Nhà nước, của Trung ương Đảng với nội dung có tầm quan trọng nhất định. 
- Chỉ thị: Có tính chất pháp lệnh, nặng vệ mệnh lệnh, tác động hành động phải thi hành. 
- Thông báo: Có thể có cả nội dung thông tin lẫn nội dung tác động hành động song cũng có thông báo chỉ đơn thuần là thyông tin để mọi người được biết.
- Ví dụ: Thông báo về đại hội đảng toàn quốc lần thứ X; tình hình I Rắc) 
III.. Luyện tập
Cho học sinh viết trong 5 phút. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung
4.Hướng dẫn về nhà
- Viết một văn bản thông báo với nội dung không trùng với các nội dung trong SGK .
- Ôn tập văn nghị luận trung đại theo hướng dẫn ôn tập phần văn trong SGK. 
 ********************************
 Ngày 9/5 /2009 
Tiết 138 
 Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
 - Nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
 - Có ý thức tự điều khiển cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1.Giáo viên: Soạn bài, tìm thêm các đoạn thơ văn có sử dụng từ địa phương và sưu tầm thêm từ địa phương ở các vùng lân cận,..
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức:
Ngày dạy
Tiết/ lớp 
 HS vắng
 Nhận xét, xếp loại giờ dạy - học
........................................
..............
..............
..................................................................
..............................................................
..............................................................
2. Bài cũ: Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho ví dụ ? 
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS và nội dung cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài
- Em hiểu xưng hô như thế nào?
HĐ 2:
Học sinh đọc hai đoạn trích trong SGK
- Hãy xác định từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích?
- Trong hai từ trên từ nào không là từ ngữ toàn dân cũng không phải từ ngữ địa phương? Vì sao? 
- Thế nào là biêt ngữ xã hội?
HĐ 3:
- Tìm một số từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em?
- Từ ngữ xưng hô địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
* giáo viên cho học sinh so sánh, nhận xét.
- Xưng: người nói tự xưng mình
- Hô: người nói gọi người đối thoại (người nghe)
- Để xưng hô: dùng đại từ, danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước.
- Quan hệ xưng hô: quan hệ quốc tế, quan hệ quốc gia, quan hệ xã hội.
- Chú ý vai xã hội trong giao tiếp.
1. Xác định từ ngữ xưng hô
- U
- Mợ
- Mợ -> biệt ngữ xã hội
- HS trả lời.
2. Tìm từ xưng hô ở địa phương em và địa phương khác.
- Mi -> Mày, choa -> tôi
- Tau (tao) => Hà Tĩnh
- Enh (anh), ả (chị) , mạ (mẹ) => Huế
- Mầy (mày) => Nam trung bộ
- Tía (bố) , ba (bố), tui (tôi), ổng (ông ấy) =>miền Nam Trung bộ, Nam bộ
- U, bầm, bủ, thầy....... => Bắc Ninh
- Dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp, địa phương mình, trong gia đình, khi gặp đồng hương.
- Dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương cho tác phẩm
HĐ 4: 3. Nhận xét
- Trong tiếng Việt có một lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và nghề nghiệp, chức tước được dùng âm từ ngữ xưng hô.
VD: Để gọi tên một người tên là T có thể lựa chọn như sau: ông T, lão T, gã T, tay T, anh T, thằng T, giám đốc T, trưởng phòng T......( thể hiện thái độ khinh, trọng nhất định)
- Cách dùng từ ngữ xưng hô có hai thuận lợi
+ Thoả mãn nhu cầu giao tiếp của con người
+ Trong tiếng Việt đại từ xưng hô còn hạn chế về số lượng và sắc thái biểu cảm => từ xưng hô có thể dùng thay thế
VD: Trong giao tiếp con người có những biến thái tình cảm vô cùng phong phú và phức tạp, có khi có ngay trong một cuộc hội thoại như khi hai người nói chuyện bình thường xưng anh, em nhưng vì một lí do nào đó dẫn đến cãi vã, xô xát nhau, nổi nóng dẫn đến xưng hô mày, tao
HĐ 5: 4. Củng cố
- Trong giao tiếp cần chú ý khi dùng từ xưng hô ở địa phương với người lạ, người từ nơi khác đến.
 4. Hướng dẫn học ở nhà
 - Về nhà tìm cách xưng hô, từ xưng hô ở địa phương em và một số địa phương khác.
 - Soạn bài Luyện tập làm văn bản thông báo.
 Ngày 10/5/2009
Tiết 139
Luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
 - Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo.
 - Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị 1 bản thông báo mẫu.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức:
Ngày dạy
Tiết/ lớp 
 HS vắng
 Nhận xét, xếp loại giờ dạy - học
........................................
..............
..............
..................................................................
..............................................................
..............................................................
2. Bài cũ: Lồng vào bài mới
3. Bài mới 
hoạt động của giáo viên
HĐ của HS và nội dung cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2:
 Cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo?
- Ai thông báo và thông báo cho ai?
- Nội dung và thể thức của văn bản thông báo?
- Văn bản thông báo và văn bản tường trình có điểm nào giống và khác nhau?
HĐ 3: 
- Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau? 
- Chỉ ra những chổ sai trong văn bản thông báo sau đây và chữa lại cho đúng?
- Hãy nêu một số tình huống thường gặp cần phải viết thông báo.
- Hãy viết một văn bản thông báo theo tình huống tự chọn?
I. Lí thuyết
- Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đảng, nhà nước .... cần thông báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề, chủ trương, chính sách, việc làm......
- Ai thông báo: xác định chủ thể
- Thông báo cho ai: xác định đối tượng
- Trong tình huống nào: nguyên nhân, kết quả
- Thông báo về việc gì: nội dung
-Thông báo như thế nào: cách thức, bố cục
* Giống: đều là văn bản điều hành (hành chính công vụ)
* Khác: Tường trình là văn bản mà cấp dưới cas nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hoạt đông, một kết quả....để cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền, tổ chức liên quan và có trách nhiệm xem xét, kết luận.
II. Luyện tập
Bài tập 1 
a. Thông báo: Hiệu trưởng thông báo, GV và HS nhận nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác.
b. Báo cáo.
c. Thông báo.
Bài tập 2
 Chỗ sai trong văn bản thông báo:
- Nội dung cảu văn bản chưa phù hợp với tên của văn bản.
+ Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra.
+ Nội dung thông báo: Chưa rõ kế hoạch (từ ngày náo đến ngày nào, tháng nào) mà mới chỉ là yêu cầu lập kế hoạch.
- Còn thiếu nơi nhận ghi ở phía góc trái, cuối văn bản.
Để sửa văn bản này, cần viết lại phần nội dung thông báo và thêm nơi nhận.
Bài tập 3
+ Một số tình huống thường gặp trong nhà trường và ngoài xã hội cần phải viết thông báo:
- Thông báo họp.
- Thông báo ngày thi KSHK.
- Thông báo Đại hội Đội.
- Thông báo kiểm tra các hoạt động của chi đội,....
Bài tập 4
- HS viết.
- HS đọc và sau đó HS khác bổ sung sửa chữa.
 4. Hướng dẫn học ở nhà
 Tập viết văn bản thông báo theo tình huống tự chọn.
 Ngày 10/5/2009
Tiết 140
 trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của HS qua một bài làm tổng hợp về:
- Mức độ nhớ kiến thức Văn học, Tiếng việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn.
- Mức độ vận dụng kiến thức Tiếng Việt để giải các BT phần văn, tập làm văn và ngược lại.
- Kĩ năng viết đúng thể loại văn bản biểu cảm, thuyết minh, kết hợp biểu cảm, miêu tả trong văn bản tự sự - Kể chuyện.
- Kĩ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
2. HS được thêm một lần củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận ( Tự phân phối thời gian cho các câu, các phần, cách lựa chọn câu trả lời đúng, tổ chức bài viết ngắn gọn).
B. Chuẩn bị của GV và HS
 1. GV: Chấm kĩ, chính xác theo đáp án và biểu điểm đã được soạn cùng với đề bài. Trả bài trước cho HS khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần kèm theo bản phô tô đáp án và biểu điểm, yêu cầu HS xem kỹ và bước đầu tự sữa chữa bài làm của mình.
 2. HS: Đọc kỹ và tự sửa chữa bài làm của mình theo đáp án và hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức
 Ngày dạy
Tiết/ lớp 
 HS vắng
 Nhận xét, xếp loại giờ dạy - học
................................
..............
..............
........................................................
........................................................................
.........................................................................
2. Bài cũ: Kết hợp trong trả bài
 3. Bài mới:
HĐ 1: I. Kiểm tra việc chuẩn bị kết quả tự chữa bài của HS
 ( GV và cán bộ lớp).
hđ 2: II. Nhận xét, đánh giá bài của HS
- Nhận xét về việc việc viết đoạn văn thuyết minh, nắm vững cách viết bài văn theo kiểu bài ( Nghị luận).
 - Nhận xét về bố cục bài làm ( 3 phần).
- Nhận xét mức độ diễn đạt ( Từ ngữ, câu chữ).
- Nhận xét về những sáng tạo riêng.
- GV nhận xét về những bài viết sai kiến thức về Tiếng Việt, thuyết minh về tập '' Nhật kí trong tù'' cách xây dựng và triển khai luận điểm ở câu 2.
hđ 3: III. ý kiến của HS
GV động viên các nhóm, các cá nhân phát biểu trao đổi mạnh dạn, tự tin về những ưu, nhược điểm trong từng bài viết của mỗi người.
- HS tự do phát biểu, trao đổi.
- GV lắng nghe và trả lời, giải đáp, làm rõ hơn từng vấn đề.
 hđ 4: IV. Đọc và bình một số bài viết tự luận của HS
( GV đề cử 2 bài: 8B (Phương, Thuỳ) 8A ( Huyền, Hoà) 
- HS tự đề cử những bài viết cụ thể đọc cho cả lớp nghe.
* GV cùng HS đọc diễn cảm lại một lần, nói lời bình về từng bài từng đoạn văn đó.
 4. Hướng dẫn luyện tập ở nhà
- Bổ sung hoặc viết lại bài viết tự luận.
- Tự nghĩ ra và tìm tòi một số câu hỏi trắc nghiệm cho một đoạn văn tự chọn trong chương trình văn học lớp 8 tập 1, và tự giải thích bài tập mình đặt ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NVan 8 ki 2 2010 2011.doc