I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác.
- Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.
3.Thái độ
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
5. kĩ năng quản lí thời gian
Bài 31 Tiết 130 : Văn bản tường trình I. Mục Tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính. - Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình. 2. Kĩ năng - Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác. - Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình. 3.Thái độ Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tự xác định giá trị 2. Kĩ năng hợp tác. 3. Kĩ năng lắng nghe tích cực 4. Kĩ năng giao tiếp. 5. kĩ năng quản lí thời gian III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ) V. các bước lên lớp 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra( không kiểm tra) 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động *Khởi động ( 1’) Chúng ta đã được học về các loại văn bản đơn từ , đề nghị, báo cáo . đó là những văn bản thuộc kiểu văn bản điều hành rất khác so với những kiểu văn bản tự sự, miêu tả mà chúng ta đã học. Hôm nay chúng ta học thêm một kiểu loại văn bản hành chính công vụ mới : đó là văn bản tường trình . HĐ1.Hình thành kiến thức mới * Mục tiêu - Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính. - Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình. HS đọc 2 văn bản tường trình SGK H. Trong các văn bản trên , ai là người phải viết tường trình và viết cho ai?Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì ? - Người viết tường trình là học sinh THCS cả hai đều có liên quan đến vụ việc, người gây ra vụ việc và người là nạn nhân của vụ việc - Người nhận văn bản là cô giáo hiệu trưởng , giáo viên bộ môn-> người có thẩm quyền và có trách nhiệm biết và giải quyết . - Mục đích :Làm rõ bản chất của sự việc để mọi người xem xét nhìn nhận , đánh giá sự việc một cáchchính xác hợp lí. H. Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý? - ND: Tường trình về việc nộp bài chậm và về việc mát xe đạp để người có thẩm quyền và trách nhiệm hiểu rõ nội dung và bản chất sự việc. -Thể thức trình bày đúng theo quy cách của văn bản hành chính ( Phần mở đầu , phần nội dung và phần kết thúc ) H. Người viết bản tường trình cần có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình ? - Cần khiêm tốn trung thực, khách quan, thể hiện trong lời văn rõ ràng , mạch lạc , từ ngữ chuẩn mực H. Qua tìm hiểu bài tập em có nhận xét chung gì về đặc điểm của văn bản tường trình ? H. Em có nhận xét gì về vai trò của người viết và người nhận văn bản ? H. Hãy nêu một vài trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường ? - Đánh nhau trong nhà trường, làm mất hoặc hư hỏng tài sản. H. HS đọc yêu cầu của bài tập 1và nêu yêu cầu - HS thảo luận nhóm 5 phút -> Báo cáo kết quả. + Tình huống (a), (b) nhất thiết phải viết vì để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề , để có thể có kết luận thoả đáng, hình thức kỉ luật thoả đáng. + Tình huống (c) không cần vì đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần tự nhắc nhở nhau hoặc phê bình nhẹ nhàng . + Tình huống (d) xảy ra hai trường hợp: - Nếu tài sản lớn thì cần viết tường trình sự việc với cơ quan công an . - Nếu tài sản bị mất là không đáng kể thì không cần viết tường trình. H. Qua tìm hiểu bài tập em hãy cho biết các tình huống cần phải viết bản tường trình? HS quan sát 2 bài tập ở phần 1và đối chiếu bài tập ở phần hai H. hãy chỉ ra 3 phần của văn bản tường trình trong hai văn bản trên ? HS trả lời theo văn bản H. Từ bài tập rút ra nhận xét về cách làm văn bản tường trình ? H. Từ các nội dung đã tìm hiểu em hãy khái quát về đặc điểm, cách làm văn bản tường trình ? HS đọc ghi nhớ sgk - GV nhắc học sinh những phần cần lưu ý khi viết văn bản HĐ2. Luyện tập * Mục tiêu - Nhận biết tình huống cần làm văn bản tường trình. - Nhận diện văn bản tường trình trng một số văn bản hành chính khác. - Chữa lỗi về hình thức, nội dung trong một văn bản tường trình. - Tạo lập một văn bản tường trình đúng cách. GV hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện. I.Đặc điểm của văn bản tường trình 1/ Tìm hiểu bài tập - Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét . - Người viết là người liên quan đến sự việc , người nhận là cá nhân cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết . II. Cách làm văn bản tường trình 1. Tình huống cần phải viết bản tường trình * Bài tập *Nhận xét - Không phải bất cứ sự việc nào xảy ra cũng cần phải viết bản tường trình, cần phải xác định sự việc này cần viết hay không cần viết giử cho ai và nhằm mục đích gì 2/ Cách làm văn bản tường trình - Văn bản tường trình gồm ba phần + Phần mở đầu : Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, thời gian Tên văn bản Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình . + Phần nội dung :Người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân + Phần kết thúc : Lời đề nghị, cam đoan , chữ kí, họ tên III. Ghi nhớ + Đặc điểm + Cách làm IV. Luyện tập 4. Củng cố ( 1’) GV hệ thống lại bài học và nhắc nhở học sinh những điều cần lưu ý . 5. Hướng dẫn học tập( 1’) HS về nhà học bài Chuẩn bị bài : luyện tập văn bản tường trình + Ôn tập về lí thuyết + Viết một trong ba tình huống trong SGK
Tài liệu đính kèm: