Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến 72 - THCS Hai Lâm

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến 72 - THCS Hai Lâm

Tiết 13 LÃO HẠC

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh cảm nhận:

-Phẩm chất khốn cùng, nhân cách cao quý của Lão Hạc, qua đó là số phận đau thương và phẩm chất tiềm ẩn của người nông dân lao động trong xã hội cũ.

-Niềm thương cảm và trân trọng của tác giả dành cho người nông dân. Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm. Kể chuyện ngôi thứ nhất.

- Giáo dục học sinh biết yêu thương những con người lao động nghèo khổ.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại - Thảo luận.

C. CHUẨN BỊ

- Thầy: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.

- Trò: Học bài - Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 I. Ổn định tổ chức: Nắm sỉ số lớp

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ được phản ánh như thế nào qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

 III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như lão Hạc thì hiếm. Và quý đến thế, tại sao lão vẫn bán chó để tự dằn vặt hành hạ mình, và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm? Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này?

 

doc 210 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến 72 - THCS Hai Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:......./......./..........
Tiết 13	 	lão hạc	
A. mục tiêu cần đạt 
	Giúp học sinh cảm nhận:
-Phẩm chất khốn cùng, nhân cách cao quý của Lão Hạc, qua đó là số phận đau thương và phẩm chất tiềm ẩn của người nông dân lao động trong xã hội cũ.
-Niềm thương cảm và trân trọng của tác giả dành cho người nông dân. Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm. Kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Giáo dục học sinh biết yêu thương những con người lao động nghèo khổ.
b. Phương pháp: Đàm thoại - Thảo luận.
c. chuẩn bị
- Thầy: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
- Trò: Học bài - Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk.
d. Tiến trình lên lớp
	I. ổn định tổ chức: Nắm sỉ số lớp
	II. Kiểm tra bài cũ:
	- Số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ được phản ánh như thế nào qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
	III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như lão Hạc thì hiếm. Và quý đến thế, tại sao lão vẫn bán chó để tự dằn vặt hành hạ mình, và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm? Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Gv: Yêu cầu Hs đọc mục chú thích ở Sgk.
a. Tác giả: Nam Cao (1915-1951), quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
Gv: Gọi 1 Hs tóm tắt một vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực chuyên viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội phong kiến cũ.
b. Tác phẩm: Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng lần đầu năm 1943.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
Hướng dẫn học sinh khi đọc cần chú ý phân biệt các giọng đọc của các nhân vật.
a. Đọc:
Yêu cầu học sinh cắt nghĩa một số từ khó trong Sgk.
b. Tìm hiểu chú thích
3. Bố cục:
Gv: Văn bản này được chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn?
- 2 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến thêm đáng buồn.
Hs: 4 đoạn:
- Đoạn 1: Lão Hạc tâm sự với ông giáo về đứa con trai.
=> Hoàn cảnh và nỗi lòng của lão Hạc.
- Đoạn 2: Lão Hạc tâm sự với ông giáo về "cậu Vàng".
 + Đoạn 2: Còn lại.
=> Cái chết của lão Hạc.
- Đoạn 3: Nỗi ray rứt, ân hận của lão Hạc sau khi bán "cậu Vàng".
- Đoạn 4: Cái chết của lão Hạc.
Hoạt động 2
II. Tìm hiểu văn bản
1. Phân tích:
a. Hoàn cảnh và nỗi lòng của lão Hạc.
Gv: Tại sao một con chó lại được gọi là cậu Vàng.
- Lão nghèo, mất vợ, sống cảnh "gà trống nuôi con", cô độc chỉ có con chó lão nuôi làm bạn, được lão gọi là Cậu Vàng.
- Bi kịch của con trai -> thương con mà đành bất lực.
- Lão bòn vườn cho con, chịu khổ một mình.
- Yêu quý kỷ vật của con, đồng thời là niềm an ủi duy nhất của lão trong cảnh cô độc.
Gv: Lí do khiến lão Hạc phải bán cậu Vàng?
- Sau khi bị ốm, cuộc sống của lão quá khó khăn, lão nuôi thân không nổi.
- Quyết định bán cậu Vàng là kết quả của những đắn đo, dằn vặt, khổ tâm.
Gv: Cuộc bán cậu Vàng đã lưu lại trong tâm trí lão Hạc như thế nào?
- Nó có biết gì đâu... thế mà lão xử với tôi như thế này?
Gv: Bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại sự việc này?
- Lão cười như mếu... ầng ậng nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại... đánh lừa một con chó...
Gv: Động từ ép trong câu Những vết nhăn... chảy ra có sức gợi tả như thế nào?
-> Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo; một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài thật đáng thương...
-> Miêu tả sinh động -> Khắc hoạ đặc sắc nội tâm nhân vật: đau xót đến cùng cực trước tình thế bắt buộc. 
Gv: Những từ ngữ tượng hình, tượng thanh nào được sử dụng để tạo hình cụ thể, sinh động của lão Hạc?
- ầng ậng nước, miệng móm mém, hu hu khóc.
Gv: Từ đó có thể hình dung lão Hạc là con người như thế nào?
- ốm yếu và nghèo khổ.
- Vô cùng yêu thương loài vật.
Gv: Mảnh vườn và món tiền gửi ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc?
- Mảnh vườn là tài sản duy nhất của lão Hạc có thể dành cho con trai. Mảnh vườn ấy gắn liền với danh dự, bổn phận của kẻ làm cha.
- Món tiền ba mươi đồng bạc cả đời dành dụm sẽ được dùng phòng khi lão chết có tiền ma chay. Món tiền ấy mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm cha.
Gv: Em nghĩ gì về việc lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ?
- Sự việc này cho thấy lão Hạc là người tự trọng, không để người đời thương hại hoặc xem thường.
Gv: Từ đó, phẩm chất nào của lão Hạc được bộc lộ?
- Coi trọng bổn phận là cha, coi trọng danh giá làm người.
Gv: Cũng từ đó, hiện lên một số phận con người như thế nào?
- Nghèo khổ và cô đơn trong sự trong sạch.
-> Hoàn cảnh nghèo khổ đáng thương nhưng nhân cách đáng quý: coi trọng bổn phận làm cha (gởi lại mảnh vườn cho con), coi trọng danh giá làm người (không nhờ vả ai, gửi tiền lo ma chay sau này).
Gv: Cảm xúc muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc đã diễn tả tình cảm nào của ông giáo dành cho lão Hạc?
- Tình xót thương, đồng cảm.
Gv: Tình cảm nào của ông giáo dành cho lão Hạc biểu hiện trong lời mời ăn khoai, uống nước chè?
- Tình an ủi, chia sẻ.
Gv: Lời ông giáo (Ông con mình ăn khoai, ... Thế là sướng) gợi cho ta cảm nghĩ gì về tình người trong cuộc đời khốn khó?
Gv: Từ đó, phẩm chất nào của ông giáo được bộc lộ?
- Cuộc sống khốn khó nhưng tình người vẫn trong sáng, ấm áp.
- Tình cảm chân thật của những người nghèo khổ là niềm vui có thật để người ta sống giữa cuộc đời khốn khó...
- Lòng nhân ái dựa trên sự chân tình và đồng khổ.
Gv: Em hiểu gì về ông giáo từ ý nghĩ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta... không bao giờ ta thương"?
- Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người, có lòng vị tha cao cả.
	E. Củng cố, dặn dò
	* Củng cố:
Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo qua đoạn trên?
 	* Dặn dò: 
- Học bài.
- Soạn tiết 2 của bài Lão Hạc.
Rút kinh nghiệm :.......................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:......./......./..........
Tiết 14	 lão hạc (Tiếp theo)
A. mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh cảm nhận:
- Phẩm chất khốn cùng, nhân cách cao quý của Lão Hạc, qua đó là số phận đau thương và phẩm chất tiềm ẩn của người nông dân lao động trong xã hội cũ.
- Niềm thương cảm và trân trọng của tác giả dành cho người nông dân.
- Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm. Kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Giáo dục học sinh biết yêu thương những con người lao động nghèo khổ.
b. Phương pháp: Đàm thoại -Thảo luận.
c. chuẩn bị
- Thầy: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
- Trò: Học bài - Soạn bài theo câu hỏi gợi ý Sgk.
d. Tiến trình lên lớp
	I. ổn định tổ chức: Nắm sỉ số
	II. Kiểm tra bài cũ:
	- Kết hợp bài mới.
	III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề: Lão Hạc trình bày câu chuyện nhờ vả một cách vòng vo, dài dòng vì lão khó nói, vì câu chuyện quá hệ trọng, vì trình độ nói năng của lão Hạc hạn chế. Nhưng quả thật đây là ý định đã nung nấu từ lâu trong lão. Lão đã quyết mới hướng giải quyết sự khó xử trong hoàn cảnh của mình.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
b. Cái chết của lão Hạc.
Bằng những việc làm cụ thể, lão Hạc đã chuẩn bị cái chết cho mình. Tác giả đã dành đoạn cuối cùng để đặc tả cái chết của lão Hạc.
Gv: Tìm chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc?
- Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, ... ; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
Gv: Để đặc tả cái chết của lão Hạc, tác giả đã sử dụng liên tiếp các từ tượng hình và tượng thanh như vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo... Điều này có tác dụng gì?
- Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động về cái chết dữ dội, thê thảm của lão Hạc.
- Làm cho người đọc cảm giác như cùng chứng kiến cái chết của lão Hạc.
Gv: Theo em, một người đã tự đầu độc chết để giữ mảnh vườn cho con, một người quyết dành dụm cho ngày chết của mình những đồng tiền ít ỏi, thì đó phải là người có phẩm chất như thế nào?
- Có ý thức về lẽ sống (chết trong còn hơn sống đục).
- Trọng danh dự làm người hơn cả sự sống.
Thảo luận: Cái chết đau thương của lão Hạc mang tính chất bi kịch.
Cái chết đau thương của lão Hạc mang tính chất bi kịch.
Gv: Nếu gọi tên bi kịch lão Hạc thì em sẽ chọn cách gọi nào dưới đây:
- Đó là bi kịch của sự nghèo đói.
- Đó là bi kịch của sự nghèo đói, bế tắc, cùng đường.
- Đó là bi kịch của tình phụ tử.
- Đó là bi kịch của tình phụ tử, bảo toàn tài sản cho con.
- Đó là bi kịch của phẩm giá làm người.
- Đó là bi kịch của việc bảo toàn phẩm giá làm người.
-> Một người trọng danh dự, một tình thương con vô bờ bến.
Tại sao em chọn cách gọi đó?
- Học sinh tự bộc lộ.
Gv: Theo em, bi kịch lão Hạc tác động như thế nào đến người đọc.
-> Tình cảm xót thương.
- Lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất người nông dân lao động.
Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc, ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".
- Cuộc đời thật đáng buồn, vì đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như lão Hạc thành kẻ trộm cắp như Binh Tư. Đáng buồn vì đáng để ta thất vọng.
- Cái nghĩa khác của cuộc đời đáng buồn đó là một con người lương thiện như lão Hạc đành phải chết chỉ vì không còn tìm đâu ra miếng ăn tối thiểu hằng ngày.
- Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, vì không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm người lương thiện như lão Hạc, để ta có quyền hi vọng, tin tưởng ở con người.
Gv? Trong ý nghĩ đó nói thêm với ta điều cao quý nào trong tâm hồn nhân vật ông giáo.
-> Trọng nhân cách.
- Không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người.
Hoạt động 2
2. Ghi nhớ
Gv: Những điều sâu sắc nào về số phận và phẩm chất của người nông dân lao động trong xã hội cũ?
- Số phận người nông dân trước cách mạng đau thương, cùng khổ nhưng bản chất lương thiện và nhân cách cao quý.
Gv: Với em, điều nhận thức nào sâu sắc hơn cả?
- Học sinh tự bộc lộ.
Gv: Nhân vật ông giáo trong văn bản Lão Hạc là hình ảnh của nhà văn Nam Cao. Từ nhân vật này, em hiểu gì về tác giả Nam Cao?
- Là nhà văn của những người lao động nghèo khổ mà lương thiện.
- Giàu lòng thương người nghèo.
- Có lòng tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động...
Thảo luận nhóm: 
Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao trong văn bản Lão Hạc?
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ ... truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương. Vậy, nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất nhà tan như thế nào? Nỗi lòng của người cha dành cho con như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
	2. Triển khai bài: 	
Hoạt động 1
I. Nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
Gv: Người cha nhắc đến lịch sử của dân tộc trong những lời khuyên nào? 
- Giống Hồng Lạc... suy thịnh đổi thay,
- Giời Nam... xưa nay kém gì !
Gv: Qua các sự tích: giống Hồng Lạc, giời Nam riêng một cõi, anh hùng hiệp nữ, đặc điểm nào của dân tộc được nói đến?
- Đặc điểm về truyền thống dân tộc (nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt).
Gv: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc?
- Vì dân tộc vốn có lịch sử hào hùng.
- Vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
Gv: Điều này cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tấm lòng người cha?
- Niềm tự hào dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.
Gv: Trong phần tiếp theo, câu thơ nào miêu tả hoạ mất nước?
- Bốn phương khói lửa bừng bừng,
- ... Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con.
Gv: Các chi tiết: bốn phương khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con gợi về hình ảnh một đất nước như thế nào?
- Có giặc giã.
- Bị huỷ hoại.
=> Cảnh nước mất nhà tan.
Gv: Hoạ mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau của người yêu nước. Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau này?
- Thảm vương quốc kể sao xiết kể, 
Trông cơ đồ nhường xé tâm can,
- ... Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất,
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.
Gv: Nhận xét về nghệ thuật diễn tả qua các hình ảnh: đất giời than khóc, khói Nùng Lĩnh... nhường vật cơn sầu. ý nghĩa các biện pháp này là gì?
- Dùng nhân hoá và so sánh. 
- ý nghĩa: cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả đất trời, sông núi Việt Nam.
Gv: Những lời nói về thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc nào trong lòng người cha?
- Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan.
- Lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc Minh.
- Đó cũng là biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng nhà thơ.
II. Nỗi lòng người cha dành cho con.
Gv: Những lời thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha?
- Cha xót phận tuổi già sức yếu,
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
Thân lươn bao quản vũng lầy.
Gv: Các chi tiết: tuổi già sức yếu, đành chịu bó tay, thân lươn bao quản cho thấy người cha đang trong cảnh ngộ như thế nào?
- Già yếu, bị bắt, không còn địa vị, đó là cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực.
Gv: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà, người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình?
- Để khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà.
Gv: Tiếp đó, người cha khuyên con nhớ đến tổ tông khi trước. Đó là một tổ tổng như thế nào?
- Tổ tông đã vì nước gian lao.
- Vì ngọn cờ độc lập.
Gv: Mục đích lời khuyên của người cha ở đây là gì?
- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
Gv: Nhận xét về giọng điệu của lời thơ khuyên nhủ này?
- Thống thiết, chân thành.
Gv: Từ những lời khuyên đó, em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
- Yêu con, yêu nước.
- Đặt niềm tin tưởng vào con và đất nước.
- Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc.
Hoạt động 3
III. ý nghĩa văn bản
Gv: Đọc bài thơ Hai chữ nước nhà, em hiểu gì về nỗi lòng người cha trong hoàn cảnh nước mất nhà tan?
- Tình yêu con hoà hợp với tình yêu đất nước tha thiết, sâu nặng.
Gv: Từ đó, em cảm nhận điều quý giá nào trong tấm lòng nhà thơ Trần Tuấn Khải - người mượn lời ông Nguyễn Phi Khanh để bày tỏ lòng mình đối với đất nước?
- Tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước.
- Thái độ khích lệ lòng yêu nước với mọi người.
Gv: Bài thơ này làm với thể thơ nào của dân tộc?
- Thể thơ song thất lục bát.
*. Ghi nhớ: SGK
	IV. Củng cố:
	- Đọc diễn cảm bài thơ.
 	V. Dặn dò: 
	- Học bài.
	- Ôn tập chuẩn bị thi học kì.
	Ngày soạn:......./......./............ 
Ngày dạy:......./......./............ 
Tuần 17 
Tiết 67+68
Kiểm tra tổng hợp học kì i
(Đề do phòng ra)
	Ngày soạn:......./......./............ 
Ngày dạy:......./......./............ 
Tuần 18 
Tiết 69+70
Hoạt động ngữ văn : 
Làm thơ bảy chữ
A. mục tiêu cần đạt
	- Tích hợp với các văn bản Văn, các kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn đã học, nhất là đối với bài 15.
	- Bước đầu nhận biết được thơ 7 chữ, trên cơ sở đó để phân biệt với thơ 5 chữ và thơ lục bát.
	- Tạo hứng thú cho việc học Ngữ Văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn.
b. phương pháp: Hướng dẫn thực hành.
c. chuẩn bị
- Thầy: Soạn bài - Sưu tầm các bài thơ hay 7 chữ.
- Trò: Học bài.
D. tiến trình lên lớp 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp trong bài mới.
III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Làm thơ bảy chữ nhằm mục đích bước đâu cho các em có ý thức về hình thức thơ bảy chữ, biết nhận ra hình thức câu thơ này, nhận ra câu thơ sai vần, ngắt nhịp, vần, về ý tứ, hình ảnh, ngôn từ, đối tượng.
	2. Triển khai bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt đông 1
I. Ôn tập bài 15
Gv: Muốn làm một bài thơ 7 chữ (4 câu hoặc 8 câu) chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
Hs nêu
Gv nhận xét- bổ sung.
Gv chốt lại vấn đề.
- Phải xác định số tiếng và số dòng của bài thơ.
- Phải xác định bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
- Phải xác định đối niêm giữa các dòng thơ.
- Phải xác định các vần trong bài thơ.
- Phải xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ.
* GV chốt: Luật cơ bản là: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Trong câu thơ thất ngôn: các tiếng 1,3,5 có thể sử dụng bằng trắc tuỳ ý; còn các tiếng 2,4,6 phải phân biệt rõ ràng, chính xác.
Đọc các bài thơ, khổ thơ trong sgk (165).
Gv: Em hãy nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào là luật bằng trắc trong câu ở ví a?
? Số tiếng, số dòng?
? Luật bằng trắc.
- Bài thơ: Bánh trôi nước.
 + Số tiếng: 28, số dòng: 4 (thất ngôn tứ tuyệt).
 + Bằng trắc:
Dòng 1: em(b) - trắng(t) - vừa(b).
Dòng 2: nổi(t) - chìm(b) - nước(t).
Dòng 3: nát(t) - dầu(b) - kẻ(t).
Dòng 4: em(b) - giữ(t) - lòng(b).
? Đối niêm?
? Nhịp?
? Vần?
 + Đối niêm: Bằng đối với trắc.
Các cặp niêm: nổi - nát, chìm - dầu, nước - kẻ.
 + Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
 + Vần: chân, bằng (on): 7 (1), 7 (2), 7 (4).
Gv: Em hãy nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào là luật bằng trắc trong câu trong bài thơ ở ví dụ b?
? Số tiếng, số dòng?
? Bằng trắc?
? Đối niêm?
- Khổ thơ b:
 + Số tiếng: 28, số dòng: 4.
 + Bằng trắc: 
Dòng 1: bạn(t) - đi(b) - đủ(t).
Dòng 2: trào (b) - lực(t) - men(b).
Dòng 3: tung(b) - gió(t) - cao(b).
Dòng 4: mạnh(t) - trong(b) - phút(t)/
 + Đối niêm: Bằng đối với trắc
Các cặp niêm: trào - tung, lực - gió, men - cao.
? Nhịp?
? Vần?
 + Nhịp: 4/3, 2/2/3.
 + Vần: chân bằng(ây): 7 (1), 7 (2), 7 (4).
Gv: Em hãy nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào là luật bằng trắc trong câu trong bài thơ ở ví dụ c?
? Số tiếng, số dòng?
- Khổ thơ c:
 + Số tiếng: 28, số dòng: 4.
 + Bằng trắc:
Dòng 1: tôi(b) - một(t) - lều(b).
Dòng 2: một(t) - cau(b) - trước(t).
Dòng 3: mảnh(t) - bên(b) - giậu(t).
Dòng 4: về(b) - cải(t) - vàng(b).
? Đối niêm?
 + Đối niêm: Bằng đối với trắc
Các cặp niêm: một - mảnh, cau - bên, trước - giậu.
? Nhịp?
? Vần?
 + Nhịp: 4/3, 2/2/3.
 + Vần: chân bằng (e): 7 (1), 7 (2), 7 (4).
Hoạt động 2
II. Hoạt động trên lớp
Gv: Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ "?
- Chiều hôm / thằng bé / cưỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,
Vòm trời / trong vắt / ánh pha lê.
- Mối quan hệ bằng trắc: Bằng đối với trắc.
- Các cặp niêm: ngẩng - sáo, lên - cao, hở - vọi.
- Vần (ê): 7 (1), 7 (2), 7 (4).
Gv: Sửa lại chỗ sai trong bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ?
- Giữa câu 2 không có dấu phẩy.
- Sửa câu 2: ánh xanh lè.
* Học sinh làm tiếp 2 câu cuối trong bài thơ của Tú Xương - Gọi các em trình bày, bổ sung.
	IV. Củng cố:
	- Nhắc lại luật thơ 7 chữ.
 	V. Dặn dò: 
	- Học bài.
	- Về nhà tập làm thơ 7 chữ.
	Ngày soạn:......./......./............ 
Ngày dạy:......./......./............ 
Tuần 18 
Tiết 71
Trả bài kiểm tra tiếng việt
A. mục tiêu cần đạt
	- Ôn tập lại những kiến thức đã học.
	- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
	- Hướng khắc phục những lỗi còn mắc.
b. phương pháp: Đàm thoại.
c. chuẩn bị
- Thầy: Soạn bài - Chấm chữa bài.
- Trò: Ôn lại các bài đã học.
D. tiến trình lên lớp 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
	III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Để giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học trong học kì I và rút ra được những ưu điểm, nhược điểm của bản thân. Chúng ta có tiết trả bài tiếng Việt.
	2. Triển khai bài: 
Hoạt đông 1:
I. Nhận xét chung
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
3. Trình bày:
4. Kết quả về số điểm:
	Giỏi:	Khá:
	Trung bình:	Yếu:
Hoạt động 2:
II. Nhận xét, đánh giá một số bài cụ thể
Hoạt động 3:
III. Trả bài
* Giáo viên: Trả bài cho học sinh và yêu cầu học sinh chữa lỗi. Sau đó, học sinh đổi bài cho nhau để cùng sửa và rút kinh nghiệm.
	IV. Củng cố:
	- Đọc bài hay nhất.
 	V. Dặn dò: 
	- Học bài chuẩn bị kiểm tra học kì.
	Ngày soạn:......./......./............ 
Ngày dạy:......./......./............ 
Tuần 18 
Tiết 72
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. mục tiêu cần đạt
	- Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
	- Học sinh củng cố và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận.
b. phương pháp: Đàm thoại.
c. chuẩn bị
- Thầy: Soạn bài - Chấm chữa bài.
- Trò: Học bài - Ôn lại phần lí thuyết.
D. tiến trình lên lớp 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
	III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Bài kiểm tra tổng hợp giúp các em hệ thống toàn bộ phần đọc - hiểu văn bản, phần Tiếng Việt và phần Tập Làm Văn.
	2. Triển khai bài: 
Hoạt đông 1:
I. Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh
Hoạt động 2:
II. ý kiến trao đổi của học sinh về bài làm của bản thân qua sự đánh giá và nhận xét của giáo viên.
	- Học sinh tự do phát biểu, trao đổi.
	- Giáo viên lắng nghe và trả lời, giải đáp, làm rõ hơn từng vấn đề.
Hoạt động 3:
III. Đọc và bình một số bài viết tự luận của học sinh
	1. GV đề cử 1-2 bài, 1-2 đoạn văn tiêu biểu nhất đối với lời bình ngắn gọn.
	2. Các tổ tự đề cử bài hay của tổ với lời bình ngắn gọn của từng tổ.
	3. GV cùng học sinh đọc lại một lần và bình các bài, đoạn văn hay.
Hoạt động 4:
IV. Hướng dẫn luyện tập ở nhà
	Bổ sung hoặc viết lại bài tự luận.	
	IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ trả bài.
 	V. Dặn dò: 
- Chuẩn bị sách vở cho học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 chuan moi.doc