Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến 16

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến 16

Tiết 13 Bài 4

LÃO HẠC

1. Mục tiêu

 a. Kiến thức:

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .

 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn .

 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật .

 b. Kỹ năng :

 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phầm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực .

 c. Thái độ

 - cảm thông với nhân vật

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, TLTK

 b. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy 8A
Tiết (theo TKB)
Ngày dạy: / / 2012
Tổng số: 30
Vắng:
Lớp dạy 8B
Tiêt (theo TKB)
Ngày dạy: / /2012
Tổng số: 27
Vắng:
Tiết 13 Bài 4
LÃO HẠC
1. Mục tiêu
	a. Kiến thức: 
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .
 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn .
 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật .
 b. Kỹ năng :
 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phầm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực 
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực .
 c. Thái độ
 - cảm thông với nhân vật
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, TLTK
	b. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ
 ? Nêu nội dung nghệ thuật văn bản''Tức nước vỡ bờ''
 ? Nêu cảm xúc của em đối với nhân vật chị Dậu
 b. Bài mới: 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- YC HS đọc phần chú thích đấu *
- ? Hãy nêu những sơ lược về nhà văn Nam Cao ?
? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm ?
- Đọc
- Trả lời
- Trả lời
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả: Nam Cao(1915 - 1951) Lí Nhân - Nam Hà, là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng.
2. Tác phẩm: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc về người nông dân
Hoạt động 2: HD HS đọc, tìm hiểu chú thích
- Gọi HS đọc chữ nhỏ đầu trang (yêu cầu HS tóm tắt phần đầu trang)
- GV kiểm tra các từ 5, 6, 9, 10, 11, 15, 21, 24, 28, 30, 31, 40, 49. 
- Đọc
- Trả lời
II. Đọc - chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu văn bản
 ? Tình cảm của Lão Hạc với cậu Vàng ntn
 ? Cậu Vàng được Lão đối xử như thế nào?
( -bắt giận, đem ra ao tắm, cho ăn cơm vào một cái bát, có gì ngon chia cho nó ăn
- Nói chuyện với nó như 1 con người) 
 ? Yêu thương ''cậu Vàng'' nhưng vì lí do gì đã khiến cho Lão Hạc phải bán cậu Vàng ?
 ? Tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng như thế nào ?
? Sau khi bán tâm trạng của Lão như thấ nào( cử chỉ, nét mặt, bộ dạng) ?
 ? Tâm trạng Lão Hạc ra sao ?
 ? Xung quanh việc bán cậu Vàng em thấy Lão Hạc là người như thế nào?
? Qua nhân vật Lão Hạc em hiểu thêm gì về tình cảnh và phẩm chất của người nông dân trước cách mạng như thế nào ? 
 ? Nhà văn Nam Cao đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh Lão Hạc khóc vì chót lừa con chó ?
- GV tổng kết Phần 1
- Trả lời
- Nghe
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Trả lời
- nhận xét
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe
III. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng của Lão Hạc về việc bán 'cậu Vàng'
- Cậu Vàng: như người bạn, như kỉ vật.
- Trước khi bán: suy tính đắn đo nhiều.
- Sau khi bán: day dứt, ăn năn
=> Cõi lòng đau đớn, xót xa ân hận
- Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa thuỷ chung, chung thực đặc biệt có lòng yêu thương con sâu sắc.
 c. Củng cố, luyện tập: 
	Hệ thống nội dung phần 1
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	Học bài, chuẩn bị Phần 2
 --------------------------------------------------------------------
Lớp dạy 8A
Tiết (theo TKB)
Ngày dạy: / / 2012
Tổng số: 30
Vắng:
Lớp dạy 8B
Tiêt (theo TKB)
Ngày dạy: / /2012
Tổng số: 27
Vắng:
Tiết 14 Bài 4
LÃO HẠC
1. Mục tiêu 
	a. Kiến thức: 
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .
 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn .
 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật .
 b. Kĩ năng :
 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phầm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực 
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực .
 c. Thái độ
 - cảm thông với nhân vật
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, TLTK
	b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Chuẩn bị bài
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ
	? Hãy nêu tâm trạng của Lão Hạc về việc bán '' cậu Vàng''
 b. Bài mới: 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu văn bản
- GV nhắc lại 1 số kiến thức của tiết 1.
? Lão Hạc đã nhờ cậy ông giáo việc gì ? 
 ( hai việc)
? Qua những điều nhờ cậy và cuộc sống sau đó của Lão, tình cảnh của Lão Hạc ntn ? Tìm chi tiết miêu tả ?
 ? Vì sao Lão Hạc tự chọn lấy cái chết như vậy ? Tìm chi tiết miêu tả. ( để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn cho con trai) ?
 ? Cái chết tự nguyện của Lão Hạc nói lên điều gì ?
 ? Qua những điều Lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo, qua cái chết của Lão Hạc ta thấy được bản chất tính cách của lão ntn. ?
- GV: Lão không giữ trọn mảnh vườn cho con trai đành nhịn ăn, không muốn gây phiền hà cho làng xóm
? Tại sao Nam Cao lại mô tả cái chết của Lão Hạc một cách giữ dội như vậy ? 
( Tạo ra hình ảnh cụ thể sinh động về 1 cái chết thê thảm giúp người đọc cảm nhận đầy đủ hơn bi kịch của người nông dân nghèo trước CMT8)
? Tại sao Lão Hạc không chọn cái chết lặng lẽ, êm dịu hơn mà lại tự tử bằng cách ăn bả chó ?
- GV: chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang hướng trái ngược
- Lão Hạc lừa cậu Vàng -> lão chọn cái chết theo kiểu 1 con chó bị lừa -> ý muốn tự trừng phạt, chứng tỏ tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý -> gây ấn tượng mạnh ?
 ? Em hiểu thế nào về ý nghĩ nhân vật ''tôi'' qua đoạn văn: ''chao ôi đối với...... đáng thương'' ? 
( con người hãy nhìn thật gần với nhau bằng tình thương yêu và lòng cảm thông thì sẽ tránh đi những định kiến xấu xa không cần thiết)
? Ông giáo đã từng nghĩ '' không ! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác'' em hiểu ý nghĩ ấy ntn ? 
- GV nhận xét, bổ sung
 ? Theo em cái hay của chuyện thể hiện ở những điểm nào ?
( đoạn miêu tả cử chỉ, miêu tả sự vật vã...) 
- YC HS thảo luận nhóm.
? Nêu cảm nhận của em qua đoạn trích ?
- GV nhận xét, bổ sung
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- chú ý nghe
- Trả lời
- nhận xét, bổ sung
- Trả lời
- Trả lời
- nhận xét, bổ sung
- Nghe
- Trả lời
- Nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe
- suy nghĩ trả lời.
- Trả lời
- Nghe
- Trả lời
- nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm
- đại diện nhóm trình bày
- Trả lời
- Đọc
II. Tìm hiểu văn bản
1.Tâm trạng của Lão Hạc về việc bán 'cậu Vàng'
2. Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc
- Tình cảnh đói khổ quẫn túng cùng đường -> cái chết tự nguyện là hành động tự giải thoát -> số phận đáng thương.
- Lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính
=> Lão Hạc là người hay suy nghĩ tỉnh táo nhận ra hoàn cảnh của mình, cẩn thận, chu đáo tự trọng cao.
- Tố cáo một xã hội phi nhân tính, tàn ác đối với con người, gợi lên một niềm thương cảm sâu sắc cho người đọc.
+ Chi tiết Lão Hạc xin bả chó có 1 vị trí nghệ thuật: có ý nghĩa đánh lừa -> tình huống truyện được đẩy lên điểm đỉnh.
- Cái chết đau đớn của Lão Hạc, khiến ông giáo giật mình và ngẫm nghĩ về cuộc đời.
* Nhân vật tôi: Khẳng định thái độ sống một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo sâu sắc khi đánh giá về một con người, tự đặt mình vào cảnh ngộ, hiểu đúng, thông cảm.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật đặc sắc sinh động
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên
- Kể bằng lời kể của nhân vật tôi làm câu truyện gần gũi, chân thực.
- Câu chuyện được dẫn dắt linh hoạt kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, cùng chứng kiến.
b. Nội dung
- Số phận đau thương, phẩm chất cao quý của nhân dân trong xã hội cũ.
- Tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả với họ.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 4: HD HS Luyện tập
- Tóm tắt nội dung truyện
 Gọi 1-2 HS tóm tắt
- Bổ sung - nhận xét
- Tóm tắt truyện.
- nhận xét
III. Luyện tập
- Tóm tắt nội dung truyện
 c. Củng cố, luyện tập
	- Hệ thống nội dung bài
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	Học bài, chuẩn bị bài
 ----------------------------------------------------------------
Lớp dạy 8A
Tiết (theo TKB)
Ngày dạy: / / 2012
Tổng số: 30
Vắng:
Lớp dạy 8B
Tiêt (theo TKB)
Ngày dạy: / /2012
Tổng số: 27
Vắng:
Tiết 15 Bài 4
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
1. Mục tiêu 
 a. Kiến thức :
 - Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh .
 - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh .
 b.Kỹ năng :
 - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả 
 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
 c. Thái độ
 - có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
2. các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài 
 - Ra quyết định: Sử dụng linh hoạt từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Suy nghĩ sáng tại: Phân tích, so sánh từ tượng hình, từ tượng thanh, đặc điểm và Sử dụng linh hoạt từ tượng hình, từ tượng thanh
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, TLTK
	b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Chuẩn bị bài
4. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra 15 phút)
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm: 
 Hãy khoanh tròn chữ cái vào đầu câu đúng trong các câu sau
Câu 1. Các từ gạch chân trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?
'' Giá như cổ tục đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi"
 A. Hoạt động của miệng C. Hoạt động của lưỡi
 B. Hoạt động của răng D. Cả A,B,C đều sai
Câu 2. Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?
 A. Hoạt động kinh tế C. Hoạt động văn hoá
 B. Hoạt động xã hội D. Hoạt động thể thao
II. Tự luận:
Câu 1: Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy sau
a. Bút máy, bút bi, bút chì, phấn
b. Thơm, cay, đắng, chát, ngọt, hắc, nồng
c. Buồn, vui, nghỉ ngơi, phấn khởi, rầu rĩ
d. Nằm, ngồi, chạy, nhảy, bò, bơi, đứng, cúi
Câu 2: Hãy lập các trường từ vựng cho từ: Cây
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1. Đáp B (2 điểm)
Câu 2. Đáp A (2 điểm)
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1:(3 điểm)
a. Đồ dùng để viết ( 1 điểm)
b. Mùi vị ( 1 điểm)
c. Tâm trạng của con người ( 1 điểm)
d. Các tư thế của con người ( 1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Cây:
+ Các loại cây: cây ăn quả, cây lương thực
+ Các bộ phận của cây: Thân, hoa, cành, rễ
+ Tính chất của cây: Cao, thấp, to nhỏ, khẳng khiu
+ Tập hợp cây: vườn cây, bụi cây
+ Hoạt động sinh trưởng của cây: nảy mầm, vươn cao
b. Bài mới:
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung 
*Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu đặc điểm công dụng
- Gọi HS đọc 3 đoạn trích sgk
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sgk.
- Gv sử dụng bảng phụ 
+ Từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thái: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
+ Mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử..
- Gv chốt lại
? Từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng ntn
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Đọc
- Thảo luận nhóm
- đại diện nhóm trình bày
- Quan sát
- Nghe
- ghi vở
- Trả lời
- Đọc
I. Đặc điểm công dụng
1. Ví dụ:
 SGK
2. Nhận xét:
- Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái -> từ tượng hình
- Từ mô phỏng âm thanh -> từ tượng thanh
- Tác dụng: gợi h/ả cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao
* Ghi nhớ: sgk/ 49
Hoạt động 2: HD HS luyện tập
- Gọi đọc yêu cầu btài tập 1
 ? Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau
- Gọi đọc yêu cầu bài tập 
 ? Tìm 5 từ tượng hình gợi hình dáng ? 
- GV HD HS làm bài tập 
- GV nêu YC của bài tập 3
 ? Phân biệt nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười ? 
- YC HS làm bài tập 
? Đặt câu với các từ
- Đọc
- Thảo luận nhóm
- đại diện nhóm trình bày
- Đọc
- làm bài tập theo sự HD của GV
- Trình bày
- nhận xét
- Trả lời
II. Luyện tập
Bài 1:
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo
- Từ tượng thanh: bịch, bốp, soàn soạt
Bài 2:
- Đi lò dò
- Đi tất bật
- Đi đủng đỉnh
- Đi thong thả
- Đi lom khom -> liêu xiêu
Bài 3:
- Cười ha hả: cười to, tỏ ra rát khoái chí.
- Cười hi hi: tiếng cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, hiền lành.
- Cười hô hố: cười to, thô lỗ
- Cười hơ hớ: thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
Bài 4:
Mẫu: gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe rõ tiếng cành khô gẫy răng rắc.
- Em bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
 c. Củng cố, luyện tập
 	- Hệ thống nội dung bài
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 	- Học bài, chuẩn bị bài
---------------------------------------------------------------------------
Lớp dạy 8A
Tiết (theo TKB)
Ngày dạy: / / 2012
Tổng số: 30
Vắng:
Lớp dạy 8B
Tiêt (theo TKB)
Ngày dạy: / /2012
Tổng số: 27
Vắng:
Tiết 16 bài 4
LIÊN KẾT ĐOẠN TRONG VĂN BẢN
1. Mục tiêu 
 a.Kiến thức :
- Sự liên kết giữa các đoạn, phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối) .
 - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong qua trình tạo lập văn bản. 
 b. Kỹ năng :
 - Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản .
 c. Thái độ:
	- Có ý thức trong việc liên kết các đoạn văn trong qua trình tạo lập văn bản
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, TLTK
	b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Chuẩn bị bài
3. Tiến trình bài dạy
	a. Kiểm tra bài cũ
	b. Bài mới:
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung 
*Hoạt động1: HD HS tìm hiểu tác dụngcủa việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
- YC HS đọc các đoạn văn trong SGK.
? Trường hợp 1 miêu tả cảnh gì ?
? Hai đoạn văn có mạch lạc với nhau không ? tại sao ?
 ? Trường hợp 2 cụm từ "trước đó mấy hôm" bổ sung ý gì cho đoạn văn 2 ? với cụm từ trên 2 đoạn văn đã liên kếtvới nhau ntn ?
 ? Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản ? 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ .
- đọc
- Trao đổi trả lời
- nhận xét, bổ sung.
- trả lời
- ghi vở.
- đọc
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1. Ví dụ.
 SGK
2. Nhận xét.
- TH1: hai đoạn văn không liên kết chặt chẽ với nhau . Tuy cùng viết về ngôi trường nhưng thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ không hợip lí.
- TH2: Cụm từ "trước đó mây hôm" bổ sung ý về thời gian, tạo sự liên tưởng với đoạn 1, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn.
* Ghi nhớ:
 *Hoạt động2: HD HS tìm hiểu cách liên kết các đoạn văn trong
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn trong SGK.
? Hai khâu lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học là những khâu nào ? Tìm từ ngữ liên kết giữa 2 đoạn văn đó ?
 ? Hãy kể thêm các từ ngữ để chuyển đoạn có tác dụng liên kết ? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn b.
 ? Hãy tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn ?
 ? Từ ngữ liên kết ?
- YC HS đọc đoạn văn mục I.2
 ? Từ "đó" thuộc" từ loại nào ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn d.
 ? Mỗi quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn là gì ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn trong SGK (Tr 53).
 ? Hãy tìm câu liên kết trong đoạn văn ?
- YC HS đọc mục ghi nhớ.
- đọc 
- suy nghĩ trả lời.
- nhận xét, bổ sung.
- ghi vở.
- đọc
- trả lời
- trả lời
- đọc
- trả lời
- đọc
- suy nghĩ trả lời
- đọc
- trả lời
- đọc
II. Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
a. Từ ngữ có tác dụng liên kết :
- Trước hết, đầu tiên, một mặt, mặt khác, một là, hai là, ngoài ra.
=> Thể hiện ý liên kết.
b. Hai đoạn văn có ý đôi lập từ ngữ liên kết:
- Nhưng, trái lại, tuy vậy, tuynhiên.
c. "Đó" thuộc từ loại chỉ từ là phương tiện liên kết đoạn 9này, kia, ấy)
d. Hai đoạn văn có quan hệ ý nghĩa với nhau là quan hệ tổng kết, kết quả. Từ ngữ liên kết:
- Tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, tổng kết lại.
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
- Câu liên kết: Ai dà ! Lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
*Ghi nhớ:
*Hoạt động3: HD HS luyện tập.
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1 trong SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 1.
- GV quan sát theo dõi.
- GV nêu Yêu cầu của bài tập 2.
- HD HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung.
- đọc
- thảo luận nhóm
- đại diện nhóm trình bày.
- chú ý nghe.
- làm bài tập theo sự HD của GV.
- trình bày
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
 SGK
a. Nói như vậy (tổng kết)
b. Thế mà (tương phản)
c. Tuy nhiên (đối lập)
2. Bài tập 2:
 SGK
 Các từ thích hợp điền vào chỗ trống là:
a. Từ đó.
b. Nói tóm lại.
c. Tuy nhiên.
d. Thật khó trả lời.
 c. Củng cố, luyện tập
	- Hệ thống lại nội dung bài học.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Học bài, làm bài tập 3
 - Chuẩn bị bài mới.
 ------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8 chuan hay.doc