Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13, 14: Môn văn: Lão Hạc (Nam Cao)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13, 14: Môn văn: Lão Hạc (Nam Cao)

TiếT 13-14 :MÔN VĂN

Bài : Lão Hạc

 (Nam Cao)

I/ Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó thể hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước cách mạng tháng Tám.

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc họa nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giũa tự sự triết lý với trữ tình

- Rèn luyện các kỹ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ, hình dáng, cử chỉ và hành động.

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13, 14: Môn văn: Lão Hạc (Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiếT 13-14 :MÔN VĂN
Bài : Laõo Haïc
 (Nam Cao)
I/ Muïc tieâu caàn ñaït
Giúp học sinh:
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó thể hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước cách mạng tháng Tám.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc họa nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giũa tự sự triết lý với trữ tình
- Rèn luyện các kỹ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ, hình dáng, cử chỉ và hành động.....
II/ Chuaån bò: 
Giaùo vieân: Giaùo aùn, tö lieäu veà taùc giaû.
Hoïc sinh: Soaïn baøi, sgk 
III/ Tieán trình leân lôùp
1.Ổn định :KTSS
2.KTBC: Tóm tắt một số nét chính trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
Phân tích diễn biến thái độ của chị Dậu ?
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1:
H/s đọc lại chú thích(*)Sgk/31
Hoạt động 2
Gv đọc mẫu 1 đoạn, h/s đọc tiếp
Chú ý giọng đọc phù hợp với các nhân vật:
- Ông giáo: đọc giọng chậm, buồn, cảm thông, có lúc xót xa đau đớn.
- Lão Hạc:biến đổi phong phú, khi đau đớn, ân hận, dằn vặt, khi năn nỉ giải bày, khi chua chát mỉa mai.
- Vợ ông giáo: lạnh lùng, khô khan, coi thường
- Binh Tư: đầy nghi ngờ, mỉa mai.
Gv chọ một số từ, yêu cầu h/s cắt nghĩa.
Hoạt động 3
? Đoạn trích kể chuyện gì và có thể chia làm mấy đoạn nhỏ?
- Có thể chia 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu.....rồi cũng xong ð Lão Hạc sang nhờ ông giáo.
- Đoạn 2: Tiếp ......đáng buồn ð Cuộc sống của Lão Hạc sau đó, thái độ của Binh Tư và ông giáo khi biết việc Lão Hạc xin bã chó.
- Đoạn 3: Còn lại ð Cái chết của lão Hạc.
? Cho biết vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu vàng mà đành lòng phải bán cậu?
- Lão quá nghèo, ốm nặng mới khỏi, không có việc làm, không ai giúp đỡ. Hằng ngày lại ăn vào mấy đồng tiền dành dụm, đã vậy phải nuôi thêm cậu Vàng trong khi nuôi thân chưa nổi nên đành phải bán. Nói cho cùng, lão cũng chỉ là người nông dân nghèo, giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, trọng danh dự.
? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của Lão Hạc, khi lão kể chuyện bán chó với ông giáo? Em có nhận xét gì về từ láy ầng ậng? 
- Cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, vết nhăm xô lại, ép nước mắt chảy, đầu ngoẹo, miệng mếu máo, khóc hu hu.
- Từ láy ầng ậng thể hiện sự đau đớn,hối hận, xót xa, thương tiếc....tất cả đang dâng trào và oà vỡ khi có người hỏi đến. 
- Lão cứ day dứt, ăn năn, vì đã lừa con chó.
? Câu nói chuyện hóa kiếp, làm kiếp người sung sướng hơn, hoặc câu nói ‘không nên hoãn sự sung sướng lại” nói lên điều gì?
- Những câu nói đượm triết lý dân gian của những người nông dân nghèo, thể hiện nỗi buồn, bất lực sâu sắc của họ trước hiện tại và tương lai mịt mù vô vọng.
- Câu nói của ông giáo cũng thấm được triết lý lạc quan và thiết thực pha chút hóm hỉnh, hài hước của người bình dân. “Trong nỗi buồn lớn thì 1 niếm vui nho nhỏ cũng trở thành lớn lao”
? Qua các chi tiết trên, em thấy tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng ra sao? Qua đó cho thấy lão là người như thế nào?
- Lão đau đớn, xót xa, ăn năn, thương tiếc vì đã bán chó
- Là con người sống tình nghĩa thuỷ chung, rất trung thực, có tình thương con sâu sắc 
- H/s ghi.
(Hết tiết 13,chuyển tiết 14)
GV: Cái hay trong cách dẫn chuyện của tác giả còn ở chổ vừa khám phá thêm những nét mới trong tâm hồn và tính cách của lão Hạc, vừa chuyển mạch câu chuyện từ chỗ bán chó sang chuyện chính, chuyễn lão nhờ ông giáo, cũng là chuẩn bị cho cái chết của mình một cách buồn thảm và đáng thương.
? Qua việc lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích của việc này? Có ý kiến cho rằng lão làm như thế là gàn dở, nhưng có ý kiến cho như thế là đúng? Vậy theo em ,em có ý kiến gì?
- Tình cảnh đói khổ , túng quẫn, không lối thoát.
- Giữ lại mảnh vườn cho con, không ăn vào tiền bòn vườn của con.
? Tác giả tả cái chết của Lão Hạc như thế nào? Tại sao lão lại chọn cách chết như vậy? Em có nhận xét gì về cái chết của lão Hạc và ý nghĩa của nó?
- H/s thảo luận nhóm sau đó trình bày ý kiến:
- Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép xùi ra, khắp người chốc chốc lại giật lên. Vật vã 2 tiếng đồng hồ mới chết.
- Chọn cái chết đáng sợ nhưng là một cách đẩ tạ tội với cậu Vàng, lão yêu thương con chó như con trai, nhưng lão lại lừa bán nó để người ta giết thịt thì lão cũng phải tự trừng phạt mình, tự chịu hình phạt như 1 con chó chết vì ăn nhằm bã .
- Cái chết của lão thật dữ dội và kinh hoàng, chết trong đau đớn, vật vã. Nhưng cái chết của lão góp phần bộc lộ số phận và tính cách của lão, cũng là số phận và tính cách của người nông dân nghèo trong xã hội VN trước cách mạng tháng 8: nghèo khổ, bế tắc, giàu lòng yêu thưong, lòng tự trọng. Mặt khác, cái chết của lão Hạc còn tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến - cái xã hội nô lệ, tăm tối đã buộc những người nghèo đi đến con đường cùng. Chỉ có thể là tha hoá hoặc giữ bản chất trong sạch của mình bằng cái chết của chính mình. Cái chết của lão Hạc cũng góp phần làm cho những người xung quanh hiểu rõ con người của lão, quí trọng và thương tiếc lão hơn. 
Gv chọn lọc một số ý cho h/s ghi
? Thái độ và tình cảm của nhân vật tôi đối với lão Hạc như thế nào?
- Thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc, tìm nhiều cách an ủi, giúp đỡ lão.
- H/s đọc lại đoạn văn: “Chao ôi!........đáng buồn”và đoạn: “Không !.............nghĩa khác”
? Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật tôi qua 2 lời nói trên khi biết lão Hạc xin bã chó và sau khi lão chết?
- Ông giáo thất vọng trước sự thay đổi cách sống, không chịu được cảnh khổ cực “đói ăn vụng, túng làm liều” của một người trong sạch như lão Hạc.
- Sau cái chết bất ngờ và dữ dội của lão Hạc thì tâm trạng của ông giáo lại biến chuyển, có thêm những nét khác. Chan chứa một tình thương và lòng nhân ái sâu sắc.
? Qua phân tích trên, em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo?
- Là người tri thức nghèo, giàu tình thương, lòng tự trọng. Ông là người luôn thông cảm và tìm mọi cách để an ủi và giúp đỡ lão Hạc
Hoạt động 4
? Truyện ngắn Lão Hạc chan chứa lòng nhân đạo đồng thời in đậm tính hiện thực. Điều đó thể hiện như thế nào qua 2 nhân vật lão Hạc và ông giáo?
- Qua tính cách, tâm trạng và cái chết của lão Hạc
- Qua thái độ, hành động và suy nghĩ của ông giáo.
? Nghệ thuật kể chuyện, tả người, tâm lí, tâm trạng của Nam Cao đặc sắc ở điểm nào?
- Câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi - câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, như chuyện của đời sống thực diễn ra. Chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, có nhiều giọng điệu: vừa tự sự vừa trữ tình, có khi hòa lẫn triết lý sâu sắc.
- Bút pháp khắc học nhân vật tài tình (miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc, cái chết đau đớn của lão...)
H/s đọc ghi nhớ.
I.Tác giả-Tác phẩm
II.Đọc,tóm tắt,tìm hiểu chú thích
III.Tìm hiểu đoạn trích
1.Bố cục.
2.Phân tích
a/Nhân vật lão Hạc
*Tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
-Lão đau đớn, xót xa, ăn năn, thương tiếc vì đã bán chó
-Là con người sống tình nghĩa thuỷ chung, rất trung thực, có tình thương con sâu sắc 
*Cái chết của lão Hạc
Tình cảnh đói khổ, túng quẫn, không lối thoát đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đây thấy được số phận cơ cực đáng thương của những ngưới nông dân nghèo ở những năm đen tối trước cách mạng tháng 8.
b/ Nhân vật ông giáo -người kể chuyện
Là người tri thức nghèo, giàu tình thương, lòng tự trọng.
IV.Tổng kết
Ghi nhớ Sgk/48
4.Củng cố: Nghệ thuật và nội dung chính của truyện ngắn Lão Hạc.
5.Dặn dò: 
Tập tóm tắt đoạn trích, học bài.
Đọc và soạn bài Cô bé bán diêm.
- Taùc giaû, taùc phaåm .
- Ñoïc, toùm taét, tìm hieåu chuù thích ?
- Hình aûnh coâ beù baùn dieâm trong ñeâm giao thöøa ?
- Thöïc taïi vaø moäng töôûng ?
- Caùi cheát cuûa coâ beù baùn dieâm ?
- Ngheä thuaät ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 13-14.doc