Giáo án Ngữ văn 8 tiết 129, 130: Tổng kết phần văn

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 129, 130: Tổng kết phần văn

Tiết: 129,130. TỔNG KẾT PHẦN VĂN

Tuần: 30

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như cáo, chiếu, , hịch.

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.

b. Kỹ năng:

- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị lậun hiện đại.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.

 - Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình.

c. Thái độ:

Giáo dục học sinh yêu thích văn chương.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 129, 130: Tổng kết phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 129,130.	TỔNG KẾT PHẦN VĂN
Tuần: 30	 	
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như cáo, chiếu, , hịch.
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. 
- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị lậun hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.
	- Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình.
Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu thích văn chương.
Trọng tâm:
- Một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như cáo, chiếu, , hịch.
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. 
- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị lậun hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.
	- Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Gv giới thiệu vào bài.
Hoạt động 2: 
~ Các văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Tấu của Nguyễn Thiếp và Thuế máu, em hãy cho biết các tác phẩm được viết theo thể loại nào?
› Nghị luận.
~ Vậy, em hiểu nghị luận là gì?
à Các văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Tấu của Nguyễn Thiếp à Nghị luận trung đại và Thuế máu à Nghị luận hiện đại. 
~ Vậy Nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại có gì khác nhau?
~ Các văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Tấu của Nguyễn Thiếp có sức thuyết phục cao nhờ những yếu tố nào?
Các văn bản viết có lí ( có các luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ), có tình ( có cảm xúc), có chứng cứ ( có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm).
~ Hãy chỉ ra những điểm ấy trong từng văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Tấu của Nguyễn Thiếp?
Tiết 130.
~ Nêu những nét giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật trong các văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta?
~ So sánh với bài thơ “ Nam quốc sơn hà” thì đoạn “ Nước Đại Việt ta” trong “Bình Ngô đại cáo” có gì kế thừa và phát triển ở quan niệm về chủ quyền quốc gia dân tộc?
Câu 3:
- Nghị luận là loại văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghemột tư tưởng, một quan điểm nào đó. Những tư tưởng quan điểm đó phải hướng tới giải quyết ấn đề vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
- Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ.
- Nhiểu hình ảnh và hình ảnh giàu tình ước lệ .
- Câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng.
- Dùng nhiểu điển tích điển cố.
- Mang đậm dấu ấn của thế giới quan của con người trung đại. ( Tư tưởng thiên mệnh Chiếu dời đô- đạo “thần chủ” - Hịch tướng sĩ- lí tưởng nhân nghĩa - Nước Đại Việt ta-tâm lí sùng cổ) 
( Không có những đặc điểm của văn nghị luận trung đại).
Từ ngữ giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn.
Câu 4:
Chiếu dời đô: 
- Tư tưởng: Khát vọng độc lập, thống nhất của một dân tộc có ý thức, có truyền thống tự cường.
- Có lí, có chứng cứ: 
+ Nêu bài học về việc dời đô của các triều đại Trung Quốc à Bài học về sự định đô có mối liên hệ đặc biệt với sự hưng thịnh của đất nước.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế, tác giả chỉ ra vị thế của Hoa Lư, của Đại La.
Hịch tướng sĩ:
- Tư tưởng: 
+ Vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược. 
+ Bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc.
- Có lí có chứng cứ:
+ Khích lệ tinh thần yêu nước, trung quân, ái quốc.
+ Tình thế đất nước.
+ Hành động của các tướng sĩ phải làm.
Nước Đại Việt ta.
Bàn về phép học.
Câu 5:
Giống:
- Tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh; tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắnglũ giặc xâm lăng bạo tàn; ý thức sâu sắc đầy tự hào về một nước Việt Nam độc lập.
- Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
- Viết theo thể văn biền ngẫu.
Khác: 
Văn bản
Nội dung tư tưởng
Hình thức thể loại.
Chiếu dời đô
Khát vọng độc lập, thống nhất của một dân tộc có ý thức, có truyền thống tự cường.
- Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình đối thoại.
Hĩch tướng sĩ
Vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt.
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động cho người đọc.
Nước Đại Việt ta
Thể hiện tư tưởng tiến bộ về đất nước: bao gồm không chỉ cương vực lãnh thổ mà cả những giá trị tinh thần như văn hóa, truyền thống, tài năng của con người
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào. 
Câu 6: 
Nam quốc sơn hà: Quan niệm về chủ quyền, độc lập của quốc gia, dân tộc được khẳng định ở hai phương diện: 
+ Cương vực lãnh thổ.
+ Chủ quyền.
Nước Đại Việt ta.
- Kế thừa hai phương diện được nêu trong bài “ Nam quốc sơn hà”.
- Phát triển: Nhiều phương diện:
+ Nền văn hiến.
+ Phong tục tập quán.
+ Lịch sử lâu đời.
+ Anh hùng hào kiệt.
à Quan niệm về đất nước, dân tộc của Nguyễn Trãi đã đạt đến độ sâu sắc và toàn diện.
4.4 Củng cố và luyện tập.
Nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại có gì khác nhau?
	4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Soạn bài lập bảng ôn tập ở nhà.
+ Học thuộc lòng một số đoạn văn nghị luận hay, chép lại những câu mà em thích nhất.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tong ket van hoc tiet 129 130.doc