Tiết 123, 124:
KIỂM TRA
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 - LỚP 8
I. Mục tiêu:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn:
- Kiến thức, kĩ năng: phân môn Tập làm văn
- Khả năng tạo lập văn bản: Văn nghị luận kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả
II. Hình thức:
- Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài trong thời gian 90 phút
III. Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra (ma trận)
Tiết 123, 124: Kiểm tra Bài Tập làm văn số 7 - lớp 8 I. Mục tiêu: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn: - Kiến thức, kĩ năng: phân môn Tập làm văn - Khả năng tạo lập văn bản: Văn nghị luận kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả II. Hình thức: - Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài trong thời gian 90 phút III. Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra (ma trận) Mức độ Chủ đề (ND, phần, ...) 1. Yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận 2. Làm văn (văn nghị luận giải thích, chứng minh) Tổng số câu: Tổng số điểm Tỉ lệ: Nhận biết Chỉ ra các từ ngữ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của tác giả trong đoạn văn Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Điểm : 1 = 10% Thông hiểu Nêu ý kiến về vai trò, tác dụng của các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Điểm: 1,5 = 15% Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Viết đoạn văn nghị luận với câu chủ đề đã cho, kết hợp biểu cảm tự sự, miêu tả, Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Viết bài văn nghị luận giải thích, chứng minh, kết hợp biểu cảm, tự sự miêu tả Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Số câu: 1 Số câu: 1 Điểm: 1,5 Điểm: 6 = 15% = 60% Cộng Số câu: 3 Điểm: 4,0 = 40% Số câu: 1 Điểm: 6 = 60% Số câu: 4 Điểm: 10 = 100% IV. Đề bài: Câu 1 (1 đ) Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của tác giả trong đoạn văn sau: Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) Câu 2 (1,5 đ) Có ý kiến cho rằng: Văn nghị luận không cần phải kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả. Theo em, ý kiến đó có đúng không? Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn cần phải làm gì? Câu 3 (1,5 đ) Lấy luận điểm sau đây để viết đoạn văn nghị luận kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả (chỉ ra các yếu tố đó) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Câu 4: (6 đ) Văn học và tình thương. V. Đáp án, biểu điểm: Câu 1 (1 điểm: chỉ ra đầy đủ các từ ngữ - các từ ngữ gạch chân) Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) Câu 2: - ý kiến cho rằng văn nghị luận không cần phải kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả là không chính xác. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có sức thuyết phục cao bởi nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc (người nghe). Yếu tố tự sự, miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục hơn. Các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm, không lấn át, phá vỡ mạch nghị luận (1 đ) - Để làm bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói), đồng thời phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn truyền cảm. (0,5 đ) Câu 3: * Yêu cầu: - Độ dài: 4 -> 5 câu, đúng chủ đề (câu văn nêu luận điểm), chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả, biết lập luận (0,5 đ) - Biết kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả. Chỉ ra được các yếu tố đó (1 đ) * Ví dụ: Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng những chữ nước ngoài, sau lưng là hình ảnh quảng cáo của một bộ phim đang ăn khách - hình ảnh vừa thiếu đứng đắn, vừa không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Có bạn mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện khi đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối. Các bạn nghĩ rằng ăn mặc như thế là hợp “mốt” lắm sao? (Độ dài: 4 câu, đúng chủ đề Yếu tố tự sự: Có bạn ...Có bạn ... Yếu tố miêu tả: trút bỏ, loè loẹt, loằng ngoằng Yếu tố biểu cảm: Các bạn...lắm sao?) Câu 4: - Hình thức (1,5 đ) Độ dài 1 bài văn nghị luận vừa; chữ viết rõ ràng; bố cục 3 phần, đúng nhiệm vụ mỗi phần; biết lập luận; ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Nội dung (4,5 điểm) Làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa văn học và tình thương bằng giải thích và chứng minh * Dàn bài gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa văn học và tình thương - Nêu nhận xét chung về vấn đề (vấn đề cội nguồn) b. Thân bài: - Giải thích: + Văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh và góp phần cải tạo cuộc sống bằng ngôn ngữ thông qua hình tượng, có chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. + Tình thương là biểu hiện cao đẹp nhất có tính nhân văn, nhân bản của tình cảm con người. + Giữa văn học và tình thương có mối quan hệ khăng khít, có tính chất cội nguồn bởi văn học nhận thức, phản ánh cuộc sống chủ yếu bằng con đường tình cảm, tác động giáo dục con người bằng con đường tình cảm. Chính vì thế văn học luôn gắn bó với nội dung tình thương. Hoài Thanh cho rằng: nguồn gốc của văn học là lòng thương yêu con người và vạn vật. - Chứng minh: + Ca dao, tục ngữ (Bầu ơi thương lấy bí cùng ; Chiều chiều ra đứng ngõ sau; thương người như thể thương thân; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; ) + Các văn bản truyện đã học trong và ngoài chương trình (Tình thương yêu vô bờ đối với người mẹ bất hạnh của chú bé Hồng, căm phẫn đối với những gì gây ra đau khổ cho người mẹ, làm hoen ố tình mẹ con - Trong lòng mẹ; tình thương yêu chồng con của chị Dậu; thái độ căm phẫn chế độ TDPK bất nhân, tàn bạo; ca ngợi bênh vực người phụ nữ nông dân của Ngô Tất Tố - Tức nớc vỡ bờ; tình thương yêu con gắn với sự hi sinh cao cả của lão Hạc; lời ngợi ca bất hủ xuất phát từ sự trân trọng và chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân - Lão Hạc; tình thương yêu đến quên mình để cứu người của cụ Bơ men - Chiếc lá cuối cùng; ...) Tất cả đều nói đến nội dung tình thương, ca ngợi tình thương yêu của con người, lên án những thế lực xấu xa, tàn bạo chà đạp lên tình cảm con người. c. Kết bài: - Khẳng định vấn đề (Văn học và tình thương là hai phạm trù khác nhau nhưng luôn thống nhất với nhau bởi chúng có mối quan hệ khăng khít). - ý kiến, hoặc cảm nghĩ riêng. ______________________________________________________
Tài liệu đính kèm: