Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 117 đến 120 - Tuần 32

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 117 đến 120 - Tuần 32

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU

 - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu qủa thuyết phục cao.

1. Kiến thức.

Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố cần thiết trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng.

Vậng dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ

- Gv: sgk, soạn giáo án, bảng phụ.

- Hs: sgk, soạn bài.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- Hs nắm lại yêu cầu của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 117 đến 120 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn :
Tiết 117 Ngày dạy :
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU
 - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu qủa thuyết phục cao.
1. Kiến thức.
Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố cần thiết trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng.
Vậng dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ
- Gv: sgk, soạn giáo án, bảng phụ.
- Hs: sgk, soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Hs nắm lại yêu cầu của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
-Nghe, ghi
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Hoạt động 2 (18’)
- Gọi Hs đọc ví dụ 1 sgk. 
- Gv nêu câu hỏi cho Hs trao đổi nhóm.
1. Chỉ ra yếu tố tự sự ở đoạn a, yếu tố miêu tả ở đoạn b?
2. Tại sao những đoạn văn đó có yếu tố tự sự và miêu tả mà lại không phải là văn bản tự sự miêu tả?
? Vậy yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong hai đoạn văn trên?
- Gọi Hs đọc ví dụ 2 sgk. 
? Em hãy tìm yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản sgk. 
? Vì sao tác giả không kể lại cặn kẽ và đầy đủ hai truyện trên mà chỉ kể lại một số hình ảnh, chi tiết trong đó?
? Từ bài tập trên, em hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào nghị luận em cần chú ý điều gì?
Hoạt động 3 (15’)
- Hướng dẫn Hs làm bài tập.
=> Gv sửa chữa. 
- Hs đọc ví dụ
- Hs thảo luận, trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- Tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu của người viết nhằm đạt tới 
+ Tác giả Nguyễn Ái Quốc viết hai đoạn văn trên nhằm vạch trần sự tàn bạo giả dối của thực dân Pháp trong cái gọi là “Mộ lính tình nguyện”, bày tỏ thái độ phê phán tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
+ Hai đoạn văn nằm trong số văn bản tạo lập nhằm làm rõ đúng sai, phải trái, đó là đoạn văn nghị luận, thuộc loại văn bản trình bày những quan điểm, thái độ của người viết. Tự sự và miêu tả chỉ là yếu tố chứ không phải là mục đích chủ yếu.
+ Đoạn a: Bỏ đoạn kể về thủ đoạn bắt lính thì đoạn văn mất đi sự thuyết phục bởi người chỉ có nhận xét mà không có dẫn chứng.
+ Đoạn b: Bỏ đoạn tả về những người lính Việt Nam bị xích tay, bị canh giữ nghiêm ngặt thì đoạn văn thiếu thuyết phục. Người đọc khó hình dung sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về việc lính tình nguyện sốt sắng, tấp nập không ngần ngại đầu quân.
- Hs trả lời
- Hs đọc ví dụ 2 sgk.
- Hs tìm
- Hs trao đổi, trả lời.
- Có thể thấy rằng tác giả đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ hai truyện trên mà chỉ kể kĩ một số chi tiết và tả cụ thể một số hình ảnh. (Ví dụ: Kể tả kĩ chàng Trăng không nói, không cười, cưỡi ngựa đá, sau khi thắng giặc chàng bay lên mặt trăng. Nàng Han thành tiên trên trời. Đó là những chi tiết chứng minh rằng hai câu chuyện này rất giống với truyền thuyết Thánh Gióng của người Việt).
- Hs trả lời, rút ra kết luận.
- Hs làm việc cá nhân sau đó trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 
1. Ví dụ 
* Ví dụ 1 (sgk trang 113) 
- Đoạn a: yếu tố tự sự là kể về thủ đoạn bắt lính. 
- Đoạn b: Tả lại cảnh khổ sở của những người bị bắt lính.
=> Yếu tố miêu tả và tự sự tạo cho hai đoạn văn trên có sức thuyết phục mạnh mẽ.
* Ví dụ 2 (sgk)
- Yếu tố tự sự và miêu tả:
+ Đoạn văn tự sự: Kể chuyện chàng Trăng, nàng Han. 
+ Miêu tả ít 
2. Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập 
Bài tập 1 
Trong văn bản được dẫn, yếu tố tự sự chỉ rõ hoàn cảnh Hồ Chủ tịch sáng tác bài thơ (một đêm trăng). Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ khung cảnh đêm trăng ấy.
Bài tập 2
Khi viết bài tập làm văn “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen”, có thể đưa một số chi tiết tự sự và miêu tả sau:
- Tự sự: kể lại hoàn cảnh ra thăm đầm sen (giả định).
- Miêu tả: tả vẻ đẹp của bông sen, đầm sen...
4. Củng cố (3’)
- Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong văn nghị luận?
- Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào nghị luận em cần chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn (2’)
 - Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả để phân tích tác dụng.
- Về học bài và làm bài tập .
- Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 118 + 119	
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích Trưởng giả học làm sang)
 Mô-li-e
I. MỤC TIÊU
 Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hài kịch.
Thấy được tài năng của nhà văn Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn.
1. Kiến thức.
Tiếng cười chế giễu thói “Trưởng giả học làm sang”.
Tài năng của Mô – li – e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
2. Kĩ năng.
Đọc phân vai kịch bản văn học.
Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
II. CHUẨN BỊ
- Gv: sgk, soạn giáo án, chân dung tác giả. 
- Hs: sgk, soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’) 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Dạy bài mới 
 Môlie là một nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII. Ông chuyên viết và diễn hài kịch, những vở kịch gây ra tiếng cười vui vẻ, lành mạnh, châm biếm, giễu cợt những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời. “Gã tư sản học làm qúy tộc” là vở hài kịch gồm 5 hồi chế giễu Giuốc - đanh – lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm quý tộc. Đây là vở hài kịch tiêu biểu nhất của Môlie.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (16’)Hướng dẫn h/s đọc, tìm hiểu chung
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc.
2. Chú thích:
a. Tác giả.
Môlie ( 1622 – 1673), nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp.
b. Tác phẩm.
Tác phẩm ra đời năm 1670, là lớp kịch kết thúc hồi II.
3. Bố cục. 2 cảnh:
-ÔngGiuốc-đanh và phó may.
-Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Nội dung.
 a. Ông Giuốc-đanh và bác phó may.
-Ông Giuốc-đanh đã phát hiện trên chiếc áo của mình hoa may ngược điều đó chứng tỏ ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo.
-Bác phó may đã vận dụng chèo khéo chống, bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc áo ngược
=> Là người kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi.
b. Ông Giuốc -đanh và tay thợ phụ.
- Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc- đanh . (Ông lớn -> Cụ lớn -> Đức ông).
- Mục đích: chúng muốn moi tiền từ ông chủ ngu ngốc, hiếu danh.
=> Một kẻ háo danh ưa nịnh, sẵn sàng bỏ hết túi tiền để được phỉnh nịnh được “làm sang”.
3. Nhân vật hài kịch bất hủ.
- Giuốc-đanh thích sang trọng, danh giá nhưng lại dốt nát, vì thói học đòi làm sang mà bị phó may và thợ phụ lợi dụng kiếm chác.
- Cười vì:
+ Tưởng mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.
+ Bỏ tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.
+ Hành động: lố bịch, ăn mặc lố lăng lại tỏ ra là nhà quý phái.
2. Nghệ thuật.
- Khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói và hành động.
- Dựng lên lớp hài kịch với mâu thuẫn kịch sinh động hấp dẫn.
3. Ý nghĩa văn bản.
Kể về việc ông Giuốc – đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học làm sang của tầng lớp trưởng giả.
* Ghi nhớ / 122.
Gv nêu yêu cầu đọc: Đọc phân vai.
Ông Giuốc- đanh: giọng ông chủ giàu có nhưng ngu ngơ, dễ bị lừa phỉnh.
Phó may và thợ phụ: giọng khéo léo chiều khách và nịnh hót.
Gọi h/s đọc bài.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Môlie?
? Vị trí của đoạn trích ông Giuốc - đanh mặc lế phục?
? Theo dõi lớp kịch em thấy có mấy cảnh chính?
Hoạt động 2:(20’) Hướng dẫn h/s tìm hiểu văn bản.
? Ông Giuốc-đanh và bác phó may trò chuyện xung quanh những việc gì? Sự việc nào là chủ yếu?
? Trong đoạn đối thoại ta thấy ông Giuốc-đanh sắp phát khùng lên vì những lí do gì?
? Ông Giuốc- đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may của mình? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông?
? Vậy tại sao ông Giuốc- đanh lại dễ dàng chấp nhận bộ lế phục may không đúng quy cách đó?
? Qua đó cho ta thấy đặc điểm nào trong tính cách của ông?
? Vậy kịch tính, mâu thuẫn gây cười ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào?
? Lúc ông Giuốc -đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phó bằng cách nào? Cách đối phó ấy có tác dụng gì?
? Hình ảnh ông Giuốc -đanh bị lột quần áo khi mặc lễ phục đi lại trên sân khấu hết cởi áo lại mặc áo, chân bước miệng nói. Khiến ta càng hiểu rõ thêm về con người này ntn?
? Thông thường, người bị kẻ xấu lợi dụng đều đáng thương. Nhưng khi Giuốc- đanh bị lợi dụng lại là kẻ đáng cười? Vì sao thế? 
( H thảo luận nhóm bàn).
HĐ 3 (20’)
? Gọi h/s đọc lại đoạn 2?
? Cuộc đối thoại giữa Giuốc- đanh với đám thợ phụ diễn ra xung quanh việc gì?
? Tay thợ phụ gọi ông Giuốc- đanh là gì? Việc liên tục thay đổi cách gọi ấy của tay thợ phụ nhằm mục đích gì?
? Trước lời lẽ tâng bốc phỉnh nịnh ấy ông Giuốc -đanh có phản ứng gì.
? Qua đó cho ta thấy ông Giuốc đanh là người ntn?
? Thông qua cuộc đối thoại của ông Giuốc-đanh, tác giả Môlie muốn phê phán điều gì?
HĐ 4 (15’)
? Vì sao ông Giuốc-đanh được coi là nhân vật hài kịch.
? Chúng ta cười ông ta vì những điểm gì?
? Nhân vật ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trên sân khấu khiến ta liên tưởng đến truyện cổ tích nào của nhà văn An-đéc-xen? 
HĐ 5 (6’)
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
HĐ 6 (5’)
? Ý nghĩa văn bản?
Gọi h/s đọc ghi nhớ/122.
H đọc bài theo phân vai.
Dựa vào SGK trả lời.
Tác phẩm ra đời năm 1670, là lớp kịch kết thúc hồi II.
2 cảnh: -Ông Giuốc -đanh và phó may.
-Ông Giuốc đanh và tay thợ phụ.
- Đôi bít tất lụa chặt quá dễ rách.
- Đôi giày khiến ông đau chân ghê gớm.
-Ông Giuốc -đanh đã phát hiện trên chiếc áo của mình hoa may ngược điều đó chứng tỏ ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo.
- Bởi vì bác phó may đã vận dụng chèo khéo chống, bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc áo ngược hoa là ông ưng thuận ngay và đành rút lui ‏ý kiến của mình.
->Là người kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi.
- Kịch tính gây cười của cảnh này ở chỗ: ông Giuốc -đanh từ chỗ khó tính, khắt khe, chủ động của ông chủ có tiền trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi.
-Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách mang áo ngược hoa) chuyển sang thế chủ động vừa không phải làm lại, không bị trách phạt mà làm cho ông chủ lúng túng “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà”, “Xin ngài cứ việc bảo”, càng làm Giuốc-đanh ngớ ngẩn tin tưởng chắc chắn rằng hoa may ngược mới là sang, mới là mốt.
Ông Giuốc-đanh chyển sang thế chủ động trách bác phó may gạn vải của mình để may áo. Bác phó may chống đỡ yếu ớt rồi nhanh chống lảng sang chuyện khác hỏi ông Giuốc đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục không.
 => Làm cho hành động kịch phát triển sang sự việc mới, tình tiết mới gây cười.
Hình ảnh gây cười cho khán giả. Cười vì sự ngu dốt nhưng lại thích khoe mẽ, không biết cách làm sang -> kệch cỡm, dốt nát thành ra nhố nhăng.
Hs thảo luận nhóm.
Vì: + Giàu có nhưng ngu dốt.
 + Học đòi làm sang trong khi thực chất không đáng được sang trọng .
Hs đọc.
-Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc- đanh .
-Ông lớn -> Cụ lớn -> Đức ông.
-Mục đích: chúng muốn moi tiền từ ông chủ ngu ngốc, hiếu danh.
- Về tâm lí: cực kì sung sướng và hãnh diện, nở từng khúc ruột ( Ông lớn ưCụ lớn! ồ! ồ cụ lớn!Lại đức ông”.
-Về hành động: liên tục thưởng tiền cho 4 tay thợ phụ (không phải cho sự giúp đỡ mặc quần áo mà cho hai tiếng tôn vinh cao qúi địa vị của ông).
=> Một kẻ háo danh ưa nịnh, sẵn sàng bỏ hết túi tiền để được phỉnh nịnh được “làm sang”.
-Môlie đã đưa lên sân khấu một kiểu tính cách đáng phê phán trong xã hội đương thời trưởng giả học làm sang. Đó là loại người háo danh một cách mù quáng, trơ tráo, ngớ ngẩn trở thành trò cười cho thiên hạ mà không hề biết
Hs thảo luận nhóm:
- Khán giả cười ông vì sự ngu dốt, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác.
+ Người ta cười vì thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.
+ Người ta cười khi thấy ông cứ moi tiền ra để mua lấy cái danh hão.
- Khán giả có thể cười đến vỡ rạp khi tận mắt nhìn thấy trên sân khấu ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng, màu sắc dớ dẩn.
-Truyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế”
Khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng 
Dựng lên lớp hài kịch với mâu thuẫn kịch 
Tác giả phê phán thói học làm sang của tầng lớp trưởng giả.
-Suy nghĩ trả lời
-Trả lời
Hs đọc ghi nhớ.
4. Củng cố (2’)
- Theo em nghệ thuật nổi bật của văn bản Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục này là gì? Qua đó em hiểu gì về nhân vật ông Giuốc-đanh?
- Nhà viết kịch Mô-li-e muốn gửi gắm điều gì qua văn bản này?
5. Hướng dẫn (2’)
 - Đọc chú thích
 - Tập diễn lớp hài kịch của Mô -li-e trong giờ ngoại khóa.
- Về nhà học bài và viết đoạn văn ngắn phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Giuốc-đanh.
- Chuẩn bị bài: Lựa chọ trật tự từ trong câu (Luyện tập).
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 120
 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU 
(LUYỆN TẬP)
I. MỤC TIÊU
 Phân tích được tác dụng của một số cách sắp xếp trật tự từ.
 Biết viết câu có sử dụng trật tự từ hợp lý.
 1. Kiến thức.
 Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
 2. Kĩ năng.
 Phân tích được hiệu quả diến đạt của trật tự từ trong văn bản.
 Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
	- Gv: sgk, giáo án, bảng phụ.
	- Hs: sgk, chuẩn bị bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1.Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? cho ví dụ?
3.Dạy bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU 
(LUYỆN TẬP)
Hoạt động 2 (33’)
- Gv nêu yêu cầu của bài tập 1 sgk.
- GV viết các câu in đậm lên bảng.
- Gv hướng dẫn Hs đọc yêu cầu, sau đó trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Gv hướng dẫn Hs đọc yêu cầu, sau đó trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Gv hướng dẫn Hs đọc yêu cầu, sau đó trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập 5, Gv viết các từ in đậm lên bảng, sau đó yêu cầu Hs thử đổi trật tự các từ, so sánh và rút ra nhận xét.
- Hướng dẫn Hs viết đoạn văn theo yêu cầu bài tập 6.
- Hs đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hs phân tích hiệu quả của việc sắp xếp trật tự từ trong hai câu a và b.
- Hs đứng tại chỗ trả lời.
- Hs đọc yêu cầu bài tập 3 và làm bài tập theo yêu cầu.
- Hs trao đổi, phát biểu.
- Hs lên bảng làm bài tập theo yêu cầu.
- Hs làm bài tập cá nhâ.
Bài tập 1 
- Trong đoạn văn (a), mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng: ban đầu là giải thích cho quần chúng hiểu về tinh thần yêu nước, sau đó mới tuyên truyền, lãnh đạo...
- Trong đoạn văn (b), bán bóng đèn là việc diễn ra thường xuyên nên được nêu trước, việc bán vàng hương chỉ diễn ra trong những phiên chợ chính nên nêu sau.
Bài tập 2 
- Trong các đoạn văn (a), (b), (c), các cụm từ Ở tù, Vốn từ vựng ấy, Còn một trâu và một thúng gạo được đặt ở đầu câu nhằm tạo sự liên kết với câu trước.
- Trong đoạn văn (d), hai cụm từ Trong mười năm ấy và Trong sự thắng lợi ấy được đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh thời gian và thành quả của thơ mới.
Bài tập 3 
Trong hai đoạn thơ (a) và (b), các từ lom khom, lác đác, nhớ nước, thương nhà, rất đẹp được đảo lên đầu câu với sắc thái nhấn mạnh.
Bài tập 4 
Từ trịnh trọng trong câu (b) được đảo lên trước động từ (tiến vào) nhằm nhấn mạnh sắc thái “làm bộ làm tịch” của Bọ Ngựa.
Bài tập 5 
Việc đảo trật tự các từ trong câu văn dường như không mấy ảnh hưởng tới ý nghĩa diễn đạt. Mặc dù vậy, khi đặt nó trong văn bản sẽ thấy dụng ý của nhà văn Thép Mới:
- Đúng trình tự miêu tả trong bài văn.
- Liệt kê các đặc điểm của cây tre theo trình tự tăng tiến: ban đầu là những đặc điểm thông thường, giản dị (xanh, nhũn nhặn), sau đó đến các phẩm chất đáng quý (ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm).
Bài tập 6 : (Viết đoạn văn)
4. Củng cố (3’)
Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? cho ví dụ?
5. Hướng dẫn (2’)
 - Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề và giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu văn trong đoạn văn đó.
	- Về làm các bài tập chưa làm ở lớp.
	- Chuẩn bị bài:Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.	
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt của lãnh đạo
Ngày//2012
Biện Lộc Tới
Kí duyệt tuần 32
Ngày//2012
KiÒu ThÞ Phóc

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8 tuan 32 20112012.doc