Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 114: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 114: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A. Mục tiêu .Giúp học sinh .

- Nắm đựoc mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của câu.

- Vận dụng kĩ năng thay đổi trật tự từ để tăng hiệu quả giao tiếp.

- GD tinh thần say mê hứng thú sáng tạo khi học bài.

B. Chuẩn bị.

 I. Giáo viên : Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.

 I. Học sinh : soạn bài theo hướng dẫn của GV.

C. Tiến trình lên lớp.

 I. Ổn định tổ chức:1'

 II. Bài cũ :5' Trong hội thoại cần tuân theo những nguyên tắc nào khi nói?

 III .Bài mới

 Giới thiệu bài :1' Trong một câu văn chúng ta có thể thay đổi trật tự của các từ. Nhưng phải biết lựa chọn để tăng hiệu quả trong giao tiếp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rõ hơn.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 5315Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 114: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 1/4/07.
Tiết 114 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU.
A. Mục tiêu .Giúp học sinh .
- Nắm đựoc mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của câu.
- Vận dụng kĩ năng thay đổi trật tự từ để tăng hiệu quả giao tiếp.
- GD tinh thần say mê hứng thú sáng tạo khi học bài.
B. Chuẩn bị.
 I. Giáo viên : Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.
 I. Học sinh : soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. Ổn định tổ chức:1'
 II. Bài cũ :5' Trong hội thoại cần tuân theo những nguyên tắc nào khi nói?
 III .Bài mới
 Giới thiệu bài :1' Trong một câu văn chúng ta có thể thay đổi trật tự của các từ. Nhưng phải biết lựa chọn để tăng hiệu quả trong giao tiếp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rõ hơn.
TG
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung bài học.
10'
13'
10'
Hoạt động 1:
Gv yêu cầu HS đọc đoạn văn SGK , chú ý câu văn in đậm và hướng dẫn tìm hiêủ .
Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm mà không làm thay đổi nghĩa của câu ? 
GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm viết một câu thay đổi trật tự từ.
HS cho kết quả .
Vì sao tác giả chọn trật tự từ như đoạn trích ? ( câu hỏi này GV tổ chức theo nhóm )
Các câu thay đổi trật tự khác có tác dụng như thế nào ?
Từ nhận xét trên GV yêu cầu HS rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 2:
BT nhanh.Thay đổi trật tự từ câu .Nó bảo sao không đến.
(40 câu thay đổi trật tự từ )
GV yêu cầu Hs đọc các đoạn văn SGK và hướng dẫn HS tìm hiểu.
Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện điều gì ? 
HS đọc ví dụ 2. So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm ? 
Từ tìm hiểu 2 phần trên, hãy rút ra nhận xét tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
GV chỉ định HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong các câu.
 I. Khái niệm về ''Trật tự từ ''
 1.Ví dụ : SGK
 2. Nhận xét :
- Cách thay đổi trật tự từ trong câu.
(1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng .....cũ.
(2) Cai lệ thét ....cũ, gõ đầu roi...
(3) Thét bằng ...cũ, cai lệ... đất.
( 4) Bằng giọng...cũ, cai lệ... đất, thét.
(5) Bằng ...cũ, gõ.. đất, cai lệ thét.
(6) Gõ đầu... đất, bằng...cũ, cai lệ thét.
Có 6 cách thay đổi trật tự từ mà không 
làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu. 
- Cách viết nhằm mục đích nhấn mạnh vị 
thế xã hội, thái độ hung hãn của tên cai 
lệ và tạo sự liên kết câu.
- Tác dụng của 6 câu thay đổi trật tự từ.
(1), (2) Nhấn mạnh vị thế xã hội, liên kết câu.
( 3) Nhấn mạnh tháo độ hung hãn.
(4), (5) liên kết câu.
 3. Ghi nhớ : SGK
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.
 1. Ví dụ : SGK
 2. Nhận xét.
* a. ( 1) (2) thể hiện thứ tự trước sau của hành động.
b. (1) thể hiện thứ bậc cao thấp của nhân vật.
(2) Thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự cụm từ đứng trước.
* Cách viết của tác giả tạo nên nhịp điệu cho câu văn.
*Tác dụng: 
Thể hiện thứ tự sự vật, hiện tượng...
Thể hiện vị thế xã hội của nhân vật.
Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm....
Tạo liên kết câu.
Tạo nhịp điệu cho câu
 3. Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập.
a. Kể tên các anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện trong lịch sử.
b.'' Đẹp vô cùng'' đảo lên phía trước nhấn mạnh vẻ đẹp tổ quốc sau giải phóng.
''hò ô'' đảo lên để bắt vần ''sông Lô'' đồng thời bắt vần chân ''ngạt-hát''
c. Lặp từ và cụm từ ''mật thám'', ''đội con gái'' để tạo sự liên kết
 IV Củng cố - Dặn dò:5' 
 1 Củng cố : Vì sao phải lựa chọn trật tự từ ?
 2 Dặn dò : Học bài nắm được tác dụng trật tự từ.
 Viết đoạn văn triển khai luận điểm : Đọc sách làm giàu thêm tri thức.
 Chuẩn bị : Lập dàn ý đề văn bài viết số 6 tiết sau trả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doct114.doc