Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 140 - Trường THCS Phan Đình Phùng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 140 - Trường THCS Phan Đình Phùng

Tiết 113 KIỂM TRA VĂN

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Giúp học sinh củng cố, ôn tập những kiến thức văn học (nội dung + hình thức) trong các văn bản đã học kỳ II.

 - Rèn kỹ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh.

B. PHƯƠNG PHÁP: Trắc nghiệm + tự luận.

C. CHUẨN BỊ:

 - Thầy: Đề, đáp án.

 - Trò: Ôn lại phần Văn + Tiếng Việt học kỳ II.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Bài cũ: Không.

 III. Bài mới: Giáo viên phát đề và nêu yêu cầu bài làm.

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

 Hãy khoanh tròn chữ cái của câu trả lời mà em cho là đúng nhất:

Câu 1: Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng chừng thấy những cái chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ Nhớ rừng?

 A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt C. Giàu hình ảnh

 B. Giàu nhịp điệu D. Giàu giá trị tạo hình

Câu 2: Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

 A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên.

 B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ.

 C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế.

 D. Lòng thương người và niềm hoài cổ.

 

doc 50 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 140 - Trường THCS Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 113
kiểm tra văn 
a. mục đích yêu cầu: 
	- Giúp học sinh củng cố, ôn tập những kiến thức văn học (nội dung + hình thức) trong các văn bản đã học kỳ II.
	- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh.
b. phương pháp: Trắc nghiệm + tự luận.
c. chuẩn bị:
	- Thầy: Đề, đáp án.
	- Trò: Ôn lại phần Văn + Tiếng Việt học kỳ II.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ: Không.
	III. Bài mới: Giáo viên phát đề và nêu yêu cầu bài làm.
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
	Hãy khoanh tròn chữ cái của câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng chừng thấy những cái chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ Nhớ rừng?
	A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt	C. Giàu hình ảnh
	B. Giàu nhịp điệu	D. Giàu giá trị tạo hình
Câu 2: Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
	A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên.
	B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ.
	C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế.
	D. Lòng thương người và niềm hoài cổ.
Câu 3: Dòng nào nói đúng tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu cuối bài thơ Ông đồ?
	A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa.
	B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hoá truyền thống.
	C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ.
	D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.
Câu 4: Trong bài thơ Quê hương, đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì?
	A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
	B. Cảnh đánh cá ngoài khơi.
	C. Cảnh đón thuyền cá về bến.
	D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ Khi con tu hú?
	A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.
	B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
	C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ.
	D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
Câu 6: Nhận định dưới đây đúng hay sai?
	Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
	A. Đúng	B. Sai
Câu 7: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
	A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
	B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
	C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
	D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường?
	 A. Đi đường nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.
	B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.
	C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.
	D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
Câu 9: Câu văn nào dưới đây phản ánh rõ nhất khát vọng xây dựng một đất nước vững bền, giàu mạnh của Lí Công Uẩn?
	A. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
	B. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
	C. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 10: Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?
	A. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257)
	B. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)
	C. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287)
	D. Sau chiến thắng quân Mông - Nguyên lần thứ hai.
II. Phần tự luận: (5 điểm)
	Câu 1: (1 điểm)
Em hiểu thế nào về khái niệm thú lâm tuyền? Thú lâm tuyền được thể hiện như thế nào trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh?
Câu 2: (2 điểm)
Hình ảnh trăng (nguyệt) trong bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh đã thể hiện:
	A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Người.
	B. Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ của Người.
	C. Thơ Bác đầy trăng!
	D. ý kiến riêng của em?
Phát triển một trong những luận điểm trên thành một đoạn văn ngắn khoảng 4 - 5 câu.
Câu 3: (2 điểm)
	Sự phát triển của quan niệm về Tổ quốc được thể hiện như thế nào trong hai bài thơ Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta? Đánh dấu x vào các ô trống trong bảng dưới đây:
Nội dung quan niệm về Tổ quốc
Sông núi nước Nam
Nước Đại Việt ta
- Bờ cõi núi sông
- Vua (đế)
- Làm chủ, cai trị, ở
- Sách trời (thiên thư)
- Văn hiến
- Phong tục tập quán
- Truyền thống lịch sử
	Từ đó, có thể rút ra nhận xét gì về sự phát triển tư tưởng, nhận thức của ông cha ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
* Đáp án:
	I. Trắc nghiệm:
	1. a	6. a
	2. d	7. b
	3. a	8. a
	4. a	9. a
	5. d	10. b
	II. Tự luận:
Câu 1: (1 điểm): 
	- Giải thích khái niệm thú lâm tuyền: Cái thú vị khi được sống nơi núi rừng. Một trong những lẽ sống của các nhà nho, thích gần gũi với thiên nhiên, xa rời danh lợi, quyền thế - lẽ sống của Đào Tiềm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm, Nguyễn Khuyến Bác Hồ cũng rất mong muốn được sống với thú lâm tuyền: làm một căn nhà nho nhỏ nơi rừng suối, sớm chiều làm bạn với các cụ già đốn củi, với trẻ chăn trâu
	- Thú lâm tuyền được thể hiện trong bài Tức cảnh Pác Bó
	+ Vui với cuộc sống nghèo, thiếu thốn nơi núi rừng, cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
	+ Vui với lối sống ăn, ở, sinh hoạt, làm việc nền nếp sáng ra, tối vào, dịch sử Đảng.
	+ Sự sang trọng, thú thú của cuộc đời người cách mạng trong những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ.
	+ Niềm vui, sự hóm hỉnh của một ý chí kiên định, một tầm nhìn sáng suốt, một tâm hồn rất đổi trẻ trung, một chiến sĩ - nghệ sĩ.
Câu 2: (2 điểm).
- Có thể chọn 1 trong 4 luận điểm; nhưng cũng có thể chọn cả 3 (A, B, C); vì luận điểm nào cũng có khía cạnh khái quát đúng.
	- Phát triển 1 trong 4 luận điểm trên thành một đoạn văn ngắn, đảm bảo yêu cầu:
	+ Xuất phát từ việc phân tích hình ảnh trăng trong hai bài thơ của Bác để hình thành luận điểm.
	+ Hiểu được những nét chung và cả những nét riêng của hình ảnh trăng, của cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ khi ngắm trăng, tả trăng, trò chuyện với trăng (trong tù, trong kháng chiến chống Pháp; khi là người tù trong ngục khao khát tự do, khi trong cương vị Chủ tịch nước sau lúc đàm quân sự, trên dòng sông xuân ăm ắp ánh trăng - nhưng dù trong hoàn cảnh khác nhau, vẫn thấy rõ tình yêu thiên nhiên, yêu trăng tha thiết, tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ của Bác Hồ).
Câu 3: (2 điểm)
	- Điền đúng vào bảng hệ thống. (1,5 điểm)
Nội dung quan niệm về Tổ quốc
Sông núi nước Nam
Nước Đại Việt ta
- Bờ cõi núi sông
X
X
- Vua (đế)
X
X
- Làm chủ, cai trị, ở
X
X
- Sách trời (thiên thư)
X
0
- Văn hiến
0
X
- Phong tục tập quán
0
X
- Truyền thống lịch sử
0
X
	- Nhận xét: (0,5 điểm): Trải qua 5 thế kỉ, từ Lí Thường Kiệt đến Nguyễn Trãi, sự phát triển của tư tưởng yêu nước thể hiện ở quan niệm về Tổ quốc đã có những bước phát triển mới, ngày càng phong phú hơn, sâu sắc hơn.
IV. Củng cố:
	- Thu bài.
	V. Dặn dò:
	- Xem trước bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu.
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 114
lựa chọn trật tự từ trong câu 
a. mục đích yêu cầu: 
	- Nắm được mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của câu.
	- Rèn kỹ năng vận dụng thay đổi trật tự từ để tăng hiệu quả giao tiếp.
	- Giáo dục tinh thần học tập bộ môn.
b. phương pháp:
	Quy nạp.
c. chuẩn bị của thầy và trò:
	Thầy: Một số đoạn văn mẫu.
	Trò: Đọc trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức: 
	II. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
	- Tục ngữ phương Tây có câu: “im lặng là vàng”. Trong trường hợp cần phát biểu ý kiến để ủng hộ cái đúng thì im lặng sẽ ra sao? Giải thích hai trường hợp đó?
	III. Bài mới: 
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Nhận xét chung
Hs đọc đoạn trích Sgk và trả lời? 
1. Ví dụ: 
Thảo luận nhóm (5 phút)
- Cai lệ gõ đầu roi xuống đất thét bằng giọng khàn khàn
? Thể có thay đổi trật tự từ trong câu in đậm Sgk mà không thay đổi ý nghĩa của câu? Bằng những cách nào? 
- Cai lệ thét bằng giọng, gõ đầu
- Thét bằng cai lệ gõ.
- Bằng, gõ đầu roi, cai lệ thét.
- Gõ đầu roi, bằng giọng cai lệ thét.
Gv kết luận.
* Với một câu cho trước, nếu thay đổi trật tự từ, chúng ta có thể có 6 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa.
? Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích?
- Lặp lại từ roi, tạo liên kết đoạn.
- Từ thét tạo liên kết với câu sau.
- Cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” nhấn mạnh vị thế xã hội và thái độ hung hãn của cai lệ.
? Hãy chọn một trật tự khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy?
Hs tự bộc lộ ý kiến của mình.
Gọi Hs đọc chậm ghi nhớ.
2. Ghi nhớ: (Sgk).
Hoạt động 2
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
Hs nghiên cứu Sgk và trả lời.
1. Ví dụ: (Sgk)
? Trật tự từ in đậm dưới đây thể hiện điều gì?
a1: Cai lệ giật phắt anh Dậu.
a2: Chị Dậu hắn.
b1: Cai lệ và người nhà
b2: Roi dây thừng.
a1: Thể hiện thứ tự trước sau của hành động.
a2: Thể hiện thứ tự trước sau cua hành động.
b1: Thể hiện thứ bậc cao thấp của nhân vật, thứ tự xuất hiện các nhân vật.
b2: Thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: Cai lệ mang roi, người nhà Lý trưởng mang dây
? So sánh tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dưới đây?
-> Cách viết đó tạo nên nhịp điệu cho câu văn.
? Từ việc phân tích trên, em hãy rút ra nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong câu?
* Tác dụng: 
- Thể hiện thứ tự của sự việc hành động.
- Thể hiện vị thế xã hội của nhân vật. 
- Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động.
- Tạo liên kết câu.
Hs đọc ghi nhớ ở Sgk.
2. Ghi nhớ: (Sgk)
Hoạt động 3
III. Luyện tập
Thảo luận nhóm:
Bài 1:
a. Bà Trưng Quang Trung: Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b. Đẹp vô cùng đảo lên trước: Nhấn mạnh vẻ đẹp của tổ quốc.
Hò ô đưa lên trước để bắt vần với Sông Lô gợi ra một không gian mênh mông sông nước; bắt vần chân với “Ngạt-hát” tạo ra sự hài hoà về ngữ âm. 
c. Lặp lại cụm từ “mật thám” “đội con gái” để tạo liên kết với câu đứng trước.
	IV. Củng cố:
	- Gọi 1 học sinh đọc lại ghi nhớ.
	V. Dặn dò:
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài Tìm hiểu về yếu tố tự sự
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 115
trả bài tập làm văn số 6
a. mục đích yêu cầu: 
	- Củng cố kỹ năng, kiến thức làm bài nghị luận về các mặt trình bày, diễn đạt, sắp xếp luận điểm, phát triển luận cứ, luận chứng.	
	- Rèn kỹ năng tự nhận xét bài làm của bản thân, kỹ năng tìm và hệ thống hoá luận điểm, trình bày luận điểm trong bài nghị luận.
b. phương pháp:
	- Phân tích, thảo luận.
c. chuẩn bị của thầy và trò ... d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ: Không.
	III. Bài mới: 
	Giáo viên ghi đề lên bảng: Văn học của dân tộc ta ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân”. Bằng các tác phẩm: Lão Hạc, Tắt đèn, Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Xác định yêu cầu
? Đề trên thuộc thể loại gì?
- Nghị luận chứng minh.
? Nội dung yêu cầu như thế nào?
- Chứng minh: Lòng thương người.
? Phạm vi chứng minh?
- 3 tác phẩm văn học.
Hoạt động 2
II. Giáo viên kiểm tra phần tự chữa của học sinh
Hoạt động 3
III. Nhận xét chung
Hoạt động 4
IV. Chữa bài
Học sinh tự sửa bài của mình.
Hoạt động 5
V. Đọc, bình bài hay
Giáo viên đọc một số bài, đoạn hay của học sinh.
Hs nghe, tập bình.
	IV. Củng cố:
	- Giáo viên chốt lại một số ý.
	V. Dặn dò:
	- Tiếp tục ôn tập.
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 132
văn bản thông báo
a. mục đích yêu cầu: 
	- Giúp học sinh hiểu tình huống cần viết bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách.	
	- Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt với các loại khác.
b. phương pháp:
	- Quy nạp.
c. chuẩn bị:
	- Thầy: Một số văn bản thông báo.
	- Trò: Xem trước bài.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ: Không.
	III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Đặc điểm của văn bản thông báo
Hs đọc kỹ 2 văn bản Sgk.
* Văn bản (Sgk).
? Ai là người viết bản thông báo?
- Người viết: Cấp trên.
? Ai là đối tượng thông báo?
- Người nhận: Cấp dưới.
? Thông báo nhằm mục đích gì?
- Mục đích: Truyền đạt những thông tin từ cấp trên cho người cấp dưới biết để thực hiện.
? Nội dung chính?
- Thông tin cụ thể.
? Nhận xét hình thức trình bày?
- Hình thức: Thể thức hành chính.
Gv chốt lại. Hs đọc
* Ghi nhớ: (Sgk).
Hoạt động 2
II. Cách làm văn bản thông báo
Hs đọc và nhận xét 3 tình huống Sgk.
1. Tình huống:
a. Viết tường trình.
b. Viết thông báo.
c. Có thể viết thông báo.
2. Cách làm văn bản thông báo.
Các mục cần có:
- Thể thức mở đầu.
+ Tên cơ quan chủ quản (bên trái)
+ Quốc hiệu (bên phải)
+ Địa điểm, thời gian làm thông báo (phải).
- Tên văn bản (giữa)
+ Nội dung thông báo.
+ Kết thúc
- Nơi nhận thông báo (trái).
- Ký tên, họ tên người thông báo (phải).
Hs đọc lưu ý Sgk.
* Ghi nhớ: (Sgk)
	IV. Củng cố:
	- Giáo viên nhắc lại cách làm thông báo.
	V. Dặn dò:
	- Học thuộc ghi nhớ.
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 133
tổng kết phần văn tiếp
	(Tiếp theo) 
a. mục đích yêu cầu: 
	Giúp học sinh:
	- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của các văn bản văn học nước ngoài và của cụm văn bản nhật dụng đã học trong Sgk lớp 8.
b. phương pháp:
	- Nêu vấn đề.
c. chuẩn bị:
	- Thầy: Nghiên cứu kĩ bài.
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ: Không.
	III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Lập bảng thống kê tác phẩm 
văn học nước ngoài
Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê tác phâm văn học nước ngoài theo mẫu.
- Cô bé bán diêm.
- Đánh nhau với cối xay gió.
- Chiếc lá cuối cùng.
- Hai cây phong.
- Đi bộ ngao du.
Tên vban
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu
* Nội dung tưởng: Tinh thần nhân đạo, lòng thương cảm đối với người nghèo khổ bất hạnh, khát vọng hướng về một cuộc sống tươi đẹp, tình yêu thiên nhiên, tình cảm thầy trò, sự phong phú lối sống xa thực thế, ảo tưởng
Hoạt động 2
II. Ôn tập cụm văn bản nhật dụng
Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng hệ thống.
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
- Ôn dịch, thuốc lá.
- Bài toán dân số.
Tên vban
Tác giả
Chủ đề
Đđ thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu
	IV. Củng cố:
	- Giáo viên hệ thống kiến thức.
	V. Dặn dò:
	- Học bài kĩ để chuẩn bị thi cuối năm.
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết
135-136
kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Đề do Phòng giáo dục ra)
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 137
chương trình địa phương
a. mục đích yêu cầu: 
	Giúp học sinh:
	- Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
	- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
b. phương pháp:
	- Nêu vấn đề.
c. chuẩn bị:
	- Thầy: Giáo án, sách giáo khoa.
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ:
	III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Xác định từ ngữ xưng hô 
địa phương
Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích.
? Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích.
- Từ xưng hô địa phương (“u” dùng để gọi mẹ)
- “Mợ" (dùng để gọi mẹ): Biệt ngữ xã hội.
Hoạt động 2
II. Tìm từ xưng hô ở địa phương
? Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và những địa phương khác mà em biết?
- Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi), tau (tao), bầy tui (chúng tôi), mi (mày), hấn (hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má; mệ (bà); cố (cụ);
Hoạt động 3
III. Tìm những cách xưng hô 
ở địa phương
Gv: ở mỗi địa phương, cách xưng hô có sự khác nhau rất đa dạng và tinh tế? Lấy ví dụ?
- Thầy/ cô giáo: em- thầy/cô hoặc con- thầy/cô hoặc cháu- thầy/cô
- Chị của mẹ mình là: cháu- dì
- Chồng của cô mình là: cháu- chú hoặc cháu- dượng.
- Bà nội: cháu- bà hoặc cháu - nội.
- Ông ngoại: cháu - ông hoặc cháu ngoại.
Hoạt động 4
IV. Tìm hiểu phạm vi sử dụng của từ địa phương trong giao tiếp.
Gv: Cho Hs đối chiếu từ xưng hô với từ chỉ quan hệ thân thuộc.
- Dùng trong phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương), không dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
	IV. Củng cố:
	- Hệ thống kiến thức.
	V. Dặn dò:
	- Về nhà, tìm và xác định các từ ngữ xưng hô trong địa phương của mình.
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 136
luyện tập làm văn bản thông báo
a. mục đích yêu cầu: 
	Giúp học sinh:
	- Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
	- Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
b. phương pháp:
	- Nêu vấn đề, thảo luận.
c. chuẩn bị:
	- Thầy: Nghiên cứu kỹ bài, giáo án, sách giáo khoa.
	- Trò: Xem trước bài ở nhà
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ:
	III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Hướng dẫn ôn tập, củng cố lí thuyết về văn bản thông báo 
Gọi Hs trả lời các câu hỏi ở mục I - Trang 148.
- Thông báo.
- Tường trình.
Gv tổng kết theo 2 bảng hệ thống (Trang 402. Sách thiết kế)
- Báo cáo.
- Đề nghị.
Giáo viên cần lưu ý cho Hs.
* Lưu ý: 
- Ai thông báo?
- Thông báo cho ai?
- Trong tình huống nào?
- Thông báo về việc gì?
- Thông báo như thế nào?
Hoạt động 2
II. Hướng dẫn luyện tập
* Bài tập 1:
Yêu cầu Hs lựa chọn văn bản thích howp trong các trường hợp ở bài tập 1 (Sgk - Trang 149).
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Thông báo.
* Bài tập 2:
Yêu cầu Hs chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo và chữa lại cho đúng.
- Những lỗi sai: 
 + Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở gốc trái, phía trên và phía dưới văn bản thông báo.
 + Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra
- Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo.
Yêu cầu Hs tìm thêm những tình huống cụ thể cần viết văn bản thông báo.
* Bài tập 3:
* Bài tập 4:
Chọn một trong những tình huống Hs nêu ra để viết thành một văn bản thông báo hoàn chỉnh và đọc to trước lớp.
Gv- Hs: Nhận xét- bổ sung.
	IV. Củng cố:
	- Hệ thống kiến thức.
	V. Dặn dò:
	- Về nhà, chọn một tình huống để viết một văn bản thông báo hoàn chỉnh.
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 139
ôn tập phần tập làm văn
a. mục đích yêu cầu: 
	- Hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng phần Tập Làm Văn đã học trong năm.
	- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh; biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; biết kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
b. phương pháp:
	- Nêu vấn đề.
c. chuẩn bị:
	- Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức:
	II. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
	III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Về tính thống nhất của văn bản
? Em hiểu thế nào về tính thống nhất của một văn bản?
- Tình thống nhất của một văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản.
? Tính thống nhất của một văn bản thể hiện rõ nhất ở đâu?
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
? Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện như thế nào và có tác dụng gì?
- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần, trong các từ ngữ then chốt.
Yêu cầu Hs phát triển thành đoạn văn từ các chủ đề ở Sgk - Trang 151.
* Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề.
Hoạt động 2
II. Ôn tập về văn bản tự sự (nâng cao)
? Thế nào là văn bản tự sự? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì? Làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả?
- Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện, trong đó bằng ngôn ngữ văn xuôi, bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mắt người đọc như là nó đang xảy ra.
Yêu cầu Hs ôn kỹ năng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu.
- Cần: đọc kĩ.
Hoạt động 3
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh
? Nêu 2 về câu hỏi trong Sgk và hướng dẫn Hs trả lời.
- Ôn lí thuyết và kỹ năng thuyết minh.
- Ôn về các kiểu đề bài thuyết minh.
Hoạt động 4
IV. Ôn về văn bản nghị luận
? Luận điểm là gì? Cho ví dụ?
- Luận điểm là ý kiến, quan điểm của người viết để làm sáng rõ vấn đề cần bàn luận.
? Luận cứ là gì?
- Luận cứ: Lời lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm.
? Luận chứng là gì?
- Luận chứng: Quá trình lập luận, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm.
? Vai trò của các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận. Chứng minh qua các văn bản nghị luận đã học? (4 văn bản nghị luận)
* Vai trò của các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận.
Hoạt động 5
V. Ôn tập văn bản hành chính
- Tường trình.
- Thông báo.
	IV. Củng cố:
	- Hệ thống kiến thức.
	V. Dặn dò:
	- Học bài.
Ngày soạn: ..../..../.........
	Ngày dạy: ../......./...
Tiết 140
trả bài kiểm tra tổng hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8 TAP II MOI.doc