Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 112: Luyện tập Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 112: Luyện tập Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A .Mục tiêu.Giúp HS :

- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết trước.

- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi.

- GD hs tinh thần học tập nghiêm túc.

B. Chuẩn bị.

 I. Giáo viên : Nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II. Học sinh : Soạn bài theo hưỡng dẫn của GV.

C. Tiến trình lên lớp.

 I. Ổn định tổ chức:1p

 II. Bài cũ:5p

 1. Yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong bài văn biểu cảm ?

 2. Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người viết phải làm gì ?

 III .Bài mới

 Giới thiệu bài :2p Tiết học trước chúng ta đã thấy yếu tố biểu cảm có tác dụng rất lớn trong bài văn nghị luận.Tiết học này chúng ta đi vào luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận .

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 11771Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 112: Luyện tập Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 30/3/07.
 Tiết 112 LUYỆN TẬP
 ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
A .Mục tiêu.Giúp HS : 
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi.
- GD hs tinh thần học tập nghiêm túc.
B. Chuẩn bị.
 I. Giáo viên : Nghiên cứu nội dung bài giảng.
 II. Học sinh : Soạn bài theo hưỡng dẫn của GV.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. Ổn định tổ chức:1p
 II. Bài cũ:5p
 1. Yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong bài văn biểu cảm ? 
 2. Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người viết phải làm gì ?
 III .Bài mới 
 Giới thiệu bài :2p Tiết học trước chúng ta đã thấy yếu tố biểu cảm có tác dụng rất lớn trong bài văn nghị luận.Tiết học này chúng ta đi vào luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận .
TG
Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
5'
15'
12'
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS để vở soạn bài lên bàn. GV đi kiểm tra, nhận xét về sự chuẩn bị đó.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS đọc các luận điểm SGK, thảo luận nhóm để nhận xét cách sắp xếp các luận điểm.
Nên sắp xếp như thế nào cho hợp lí.
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn SGK. Thảo luận và trả lời các câu hỏi
Phát hiện yếu tố biểu cảm trong đoạn văn ? Cảm xúc của tác giả là gì và được biểu hiện như thế nào trong từng câu , đoạn văn nghị luận, trong giọng điệu ? 
Luận điểm bên gợi cho em cảm xúc gì ? 
GV chiếu đoạn văn nghị luận trong SGK trang 109 lên bảng. HS đọc và trả lời câu hỏi.
Đoạn nghị luận ấy đã thể hiện hết cảm xúc chưa ? 
Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng cảm xúc chân thật của em ?
Có nên đưa vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm như biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ai ..lại.....Nếu có thì nên đưa vào câu nào trong đoạn văn ?
HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi. 
GV yêu cầu HS viết lại đoạn văn rồi trình bày. GV cùng HS góp ý để rút kinh nghiệm. 
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn : theo trình tự luyện tập ở trên, HS tiếp tục đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn.
HS xác định luận điểm, luận cứ, yếu tố biểu cảm, cách đưa yếu tố biểu cảm
HS viết 1 đoạn hoặc 1 câu phát triển 1 luận cứ, đọc trước lớp GV và các bạn nhận xét.
I. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
II. Luyện tập
Đề ra : Sự bổ ích của những chuyến tham quan , du lịch đối với HS.
 1 Nhận xét hệ thống luận điểm.
* Các luận điểm khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp có phần lộn xộn.
* Sắp xếp lại thành hệ thống mới :
A. Mở bài :
Những chuyến tham quan du lịch, du lịch đã giúp ích cho người tham gia rất nhiều.
B .Thân bài .
 a.Về hiểu biết 
Cụ thể hơn, sâu sắc hơn, sinh động hơn những điều đã học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe.
Đưa nhiều bài học kinh nghiệm mới không tìm thấy trong sách vở.
 b. Về tinh thần.
Tìm thêm nhiều niền vui cho bản thân.
Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
 c. Về thể chất. Có thể làm ta khỏe mạnh, có sức chịu đựng bền bỉ hơn
C. Kết bài : Tham quan, du lịch quả thật là hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia.
2 Xác định và đưa yếu tố biểu cảm vào câu văn, đoạn văn nghị luận.
a. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn : niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ.
Cảm xúc ấy biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi, các từ ngữ biểu cảm,....
b.* Luận điểm : Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
Cảm xúc trước khi đi, trong khi đi, sau khi về : hồi hộp, náo nức, ngạc nhiên.....
* Đọan văn :
- Yếu tố biểu cảm đã thể hiện khá rỏ trong đoạn văn trên qua các từ ngữ và cách xưng hô.
- Tuy nhiên có thể gia tăng yếu tố biểu cảm trong từng câu, từng đoạn thêm sâu sắc, phong phú hơn.
- Hoàn toàn có thể thêm các từ ngữ đã nêu ở bên. Vấn đề thê ở vị trí nào cho phù hợp.
3.Đề ra : Chưng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu.... đều biểu hiện tình cảm tha thiết của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước. 
- Luận điểm :Tình cảm thiết tha của các nhà thơ Việt Nam đối với thiên nhiên qua các bài thơ.
- Luận cứ :
Đó là cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng..
Đó là cảnh đẹp thiên nhiên gắn liền với khát khao tự do, nổi nhớ , tình yêu làng quê.
- Yếu tố biểu cảm : Đồng cảm, chia sẽ, kính yêu, khâm phục, bồn chồn, rào rực..
- Cách đưa : Mở bài , thân bài, kết bài.
 IV. Củng cố - Dặn dò:5p 
 1. Củng cố : Để dưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận người viết cần có những yêu cầu gì ?
 2. Dặn dò : Học bài, đọc thêm SGK, Hoàn thành 2 đề văn đã luyện tập.
 Chuẩn bị : Kiểm tra văn ( xem lại các kiến thức về văn học từ đầu học kì II đến nay ).

Tài liệu đính kèm:

  • doct112.doc