Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu. Giúp HS :

- Nắm được khái niệm'' lượt lời '' trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng '' cướp lời '' trong khi giao tiếp.

- Rèn kĩ năng cộng tiếp hội thoại trong giao tiếp.

- GD HS phép lịch sự trong nói năng, giao tiếp.

B. Chuẩn bị.

 I. Giáo viên : Nghiên cứu nội dung bài giảng, bảng phụ.

 II. Học sinh : Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.

C Tiến trình lên lớp.

 I .Ổn định tổ chức:1p

 II Bài cũ:5p

Vai xã hội là gì ? Lấy ví dụ về các mối quan hệ, phân tích vai xã hội .

 III Bài mới.

 Giới thiệu bài : 1p Trong khi đối thoại có những lời đối thoại, chúng ta gọi đó là lượt lời. Vậy lượt lời là gì ?

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 10219Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29/3/07.
 Tiết 111 HỘI THOẠI 
 (Tiếp theo)
A Mục tiêu. Giúp HS :
- Nắm được khái niệm'' lượt lời '' trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng '' cướp lời '' trong khi giao tiếp.
- Rèn kĩ năng cộng tiếp hội thoại trong giao tiếp.
- GD HS phép lịch sự trong nói năng, giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
 I. Giáo viên : Nghiên cứu nội dung bài giảng, bảng phụ.
 II. Học sinh : Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.
C Tiến trình lên lớp.
 I .Ổn định tổ chức:1p
 II Bài cũ:5p
Vai xã hội là gì ? Lấy ví dụ về các mối quan hệ, phân tích vai xã hội .
 III Bài mới.
 Giới thiệu bài : 1p Trong khi đối thoại có những lời đối thoại, chúng ta gọi đó là lượt lời. Vậy lượt lời là gì ? 
TG
Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
10'
23'
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc đoạn văn (trang 92-93 ) , GV ghi lại đoạn văn ở bảng phụ và hướng dẫn HS tìm hiểu.
Trong cuộc đối thoai, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt lời ?
Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói, nhưng không nói ? 
Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồngđối với những lơi nói của người cô như thế nào ?
Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều mà Hồng không muốn nghe ? 
HS trao đổi, thảo luận và trả lời .
Từ nhận xét GV yêu cầu HS rút ra ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2:
Gv yêu cầu HS đọc đoạn trích, xác định lượt lời trong cuộc đối thoại
BT 2 GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và thảo luận các câu hỏi SGK
BT4 GV để HS thảo luận theo nhóm 2 HS.
HS trình bày, nhận xét, GV bổ sung , ghi điểm.
I .Lượt lời trong hội thoại.
 1 Ví dụ : SGK.
 2 Nhận xét.
- Các lượt lời .
Người cô : 5 lượt, Hồng : 2 lượt.
- Những lần Hồng được nói nhưng không nói : sau lượt lời 1, 3 của người cô.
- Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình trước những lời lẽ thiếu thiện chí của người cô.
- Hồng không cắt lời vì luôn phải cố gắng kìm nén để giữ thái độ lễ phép .
 3. Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
Tính cách nhân vật trong đoạn trích.
Chị Dậu : bản lĩnh, nhẫn nhịn...
Anh Dậu : cam chịu, bạc nhược
Cai lệ : hống hách , thô bạo, tàn nhẫn
Bài tập 2: 
a. Ban đầu cái Tí hồn nhiên, nói nhiều, chị Dậu chỉ im lặng. Về sau cáiTí ít nói còn chị Dậu nói nhiều.
b. Tác giả miêu tả như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật.
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí ở phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện vì : 
Chị Dậu càng đau đớn khi buộc phải gạt nước mắt bán đứa con gái ngoan, hiền, đảm đang, hiếu thảo của cái Tí
Bài tập 4:
- Trong trường hợp phải giữ bí mật hoặc người khác thì im lặng là vàng.
- Trong trường hợp phải phát biểu chính kiến của mình để ủng hộ cái đúng thì im lặng sẽ đồng nghĩa với hèn nhát.
 IV Củng cố - Dặn dò :5p
 1 Củng cố : Lượt lời trong hội thoại là gì ? Nguyên tắc của người nói năng giao tiếp là gì ?
 2 Dặn dò : Học bài, Làm BT 3 SGK, rèn luyện các nguyên tắc nói năng giao tiếp . Chuẩn bị : Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Xác định hệ thống luận điểm đề văn sau : '' Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với HS ''.

Tài liệu đính kèm:

  • docT111.doc