Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 124 - Trường THCS Phúc Hòa

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 124 - Trường THCS Phúc Hòa

Văn bản

ĐI BỘ NGAO DU

(Trích “Ê-min hay về giáo dục”- J. Ru-xô)

A. Mục tiêu cần đạt

 - Giúp hs hiểu rõ đoạn văn nghị luận trích trong luận văn tiểu thuyết với cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả không những rất sinh động mà qua đó ta thấy bóng dáng tinh thần của nhà văn – một con người giản dị, rất yêu tự do và thiên nhiên.

 - Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích cá luận điểm, luận cứ, luận chứng trong bài nghị luận.

 - Giáo dục tình yêu thể thao, tạo nếp sống giản dị, lành mạnh.

B. Chuẩn bị

- GV: Sgk. Sgv. Giáo án, tài liệu

- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk

C. Tiến trình dạy - học

- Tổ chức.

- KTBC: ? Qua văn bản Thuế máu em có nhận xét gì về chính quyền thực dân?

- Bài mới

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 124 - Trường THCS Phúc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 - Tiết 109 Ngày soạn:
Văn bản
Đi bộ ngao du
(Trích “Ê-min hay về giáo dục”- J. Ru-xô)
A. Mục tiêu cần đạt 
	- Giúp hs hiểu rõ đoạn văn nghị luận trích trong luận văn tiểu thuyết với cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả không những rất sinh động mà qua đó ta thấy bóng dáng tinh thần của nhà văn – một con người giản dị, rất yêu tự do và thiên nhiên.
	- Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích cá luận điểm, luận cứ, luận chứng trong bài nghị luận.
	- Giáo dục tình yêu thể thao, tạo nếp sống giản dị, lành mạnh.
B. Chuẩn bị
- GV: Sgk. Sgv. Giáo án, tài liệu
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học
- Tổ chức.
- KTBC: ? Qua văn bản Thuế máu em có nhận xét gì về chính quyền thực dân?
- Bài mới
Gọi hs đọc, có nhận xét.
- Giải thích một số từ khó trong sgk/100-101.
- Gọi hs đọc chú thích * sgk./100
? Hãy nêu những thông tin cần thiết đáng ghi nhớ về tác giả, tác phẩm ?
? Nêu xuất xứ văn bản?
I.Đọc-tìm hiểu chung.
1. Đọc văn bản
- Giọng rõ ràng dứt khoát, tình cảm thân mật
2.Chú thích(sgk/100-101)
3. Tác giả-tác phẩm
- Jăng Jắc Ru – xô ( 1712 – 1778 ) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của nước Pháp thế kỷ XVIII.
- Đoạn trích trích trong quyển V của tác phẩm Ê min hay về giáo dục (1762).
? Văn bản thuộc thể loại nào?
? Đoạn trích có thể chia bố cục ntn ?
? Nêu nội dung chính từng phần?
- Hs đọc phần 1.
? Câu 1 tác giả nêu vấn đề gì ?
? Luận điểm đầu tiên để triển khai vấn đề đi bộ ngao du là gì ?
? Luận điểm được chứng minh bằng những luận cứ ntn ? 
? Cách lập luận theo trình tự nào ?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô và đại từ nhân xưng của tác giả ?
? Từ đó tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? 
4. Thể loại
- Luận văn tiểu thuyết.
- Đoạn trích thuộc thể loại lập luận chứng minh là chủ yếu.
5. Bố cục: 3 phần.
- Từ đầu ... bàn chân nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du và tự do.
- Tiếp ... làm tốt hơn: Đi bộ ngao du và sự làm giầu hiểu biết cuộc sống, thiên nhiên.
- Còn lại: Đi bộ ngao du và việc rèn luyện sức khoẻ, tinh thần con người.
II.Đọc-tìm hiểu chi tiết.
1. Đi bộ ngao du - được tự do thưởng ngoạn
- Câu 1 nêu vấn đề: đi bộ ngao du rất thú vị.
- Luận điểm: đi bộ ngao du là người hoàn toàn tự do.
- Luận điểm này được phát triển bằng các luận cứ:
+Muốn đi, muốn dừng ít, nhiều tuỳ ý: được quan sát khắp nơi, quay phải, quay trái, men theo dòng sông, tham quan mỏ đá, vào hang động ...
+Không phụ thuộc vào con người, phương tiện: phu trạm, ngựa trạm ...
+Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi
+Chỉ phụ thuộc vào bản thân mình.
+Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.
+Đi để giải trí, để học hỏi, vận động. làm việc nên không bao giờ chán.
-> Các luận cứ rất phong phú, dẫn chứng và lý lẽ trình bày xen kẽ, nối tiếp tự nhiên.
- Cách xưng hô: tôi, ta xen kẽ là dụng ý nghệ thuật của tác giả, khi xưng tôi là tác giả muốn nói về kinh nghiêm riêng mang tính chất cá nhân, khi xưng ta là khi nói đến lý luận chung và gọi người học trò Ê min là em.
- Cách diễn đạt giản dị, dễ hiểu và dễ làm theo.
->Thoả mãn nhu cầu hoà hợp với thiên nhiên. Đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 ? Em học được gì qua cách lập luận của tác giả ở phần 1.
 - Về nhà học bài.
 - Tiếp tục soạn để giờ sau học tiếp.
____________________________________
Tiết 110 Ngày soạn:
Văn bản
Đi bộ ngao du
(Trích “Ê - min hay về giáo dục” – J. Ru – xô)
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs hiểu rõ đoạn văn nghị luận trích trong luận văn tiểu thuyết với cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả không những rất sinh động mà qua đó ta thấy bóng dáng tinh thần của nhà văn – một con người giản dị, rất yêu tự do và thiên nhiên.
	- Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích cá luận điểm, luận cứ, luận chứng trong bài nghị luận.
	- Giáo dục tình yêu thể thao, tạo nếp sống giản dị, lành mạnh.
B. Chuẩn bị
- GV: Sgk. Sgv. Giáo án, tài liệu
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học
- Tổ chức.
 - KTBC: ? Hãy phân tích cách lập luận của phần 1 để thấy được giá trị nội dung mà
 tác giả muốn gửi gắm tới người đọc ?
- Bài mới
- Hs đọc phần 2.
? Luận điểm chủ yếu của đoạn này là gì ?
? Tác giả đã lập luận ntn ? Trên những cơ sở luận cứ nào ?
? Hãy nêu nhận xét về lời văn, câu văn của tác giả trong đoạn văn ?
? ý nghĩa của cách diễn đạt này ?
? Khi cho rằng đi bộ ngao du là ngao du như Ta lét, Pla tông, Pi ta go tác giả đã bộc lộ quan điểm của mình ntn?
? Lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được khẳng định?
- Hs đọc phần 3.
? Luận điểm thứ 3 là gì ?
? Cách chứng minh luận điểm có gì đặc sắc ?
? Cách chứng minh đó có tác dụng gì? 
? Ngoài cách lập luận chứng minh ra, đoạn này còn có cách thuyết phục nào đặc biệt ?
II.Đọc-tìm hiểu chi tiết ( tiếp)
2.Đi bộ ngao du - đầu óc được sáng láng
- Luận điểm: ích lợi của việc đi bộ ngao du với việc bồi dưỡng nhận thức, làm giầu thêm nhận thức của con người.
- Những luận cứ chứng minh:
+Đi như các nhà triết học lừng danh: Ta lét,...
+Xem xét các loại tài nguyên phong phú trên mặt đất.
+Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.
+Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên ... 
- Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau: khi so sánh, khi nêu cảm xúc, khi lại nêu câu hỏi tu từ ...
- Đề cao kiến thức thực tế khách quan và xem thường kiến thức sách vở giáo điều. 
- Đề cao kiến thức của các nhà khoa học, am hiểu đời sống thực tế
- Từ đó khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức, mở mang năng lực khám phá đời sống, làm giầu trí tuệ, mở rộng tầm hiểu biết và để đầu óc được sáng láng.
3. Đi bộ ngao du - tính tình được vui vẻ
- Luận điểm: lợi ích của việc đi bộ ngao du để tính tình được vui vẻ.
- Chứng minh luận điểm bằng cách so sánh: đi bằng phương tiện thì tinh thần buồn chán, còn đi bộ thì sảng khoái vui tươi, có cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ.
- Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du từ đó thuyết phục người đọc muốn tránh khỏi buồn bã, cáu kỉnh thì hãy đi bộ ngao du, để nâng cao sức khoẻ tinh thần, khơi dậy niềm vui sống.
- Lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân vào các lý lẽ để bộc lộ trạng thái tinh thần tràn đầy phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng ở đi bộ ngao du.
? Đọc văn bản này, giúp em hiểu thêm những lợi ích mới nào của đi bộ ngao du ?
? Những biểu hiện hình thức mới nào tạo nên sự hấp dẫn của văn bản này ?
Hs đọc, Gv nhấn mạnh.
Gv hướng dẫn hs làm
III. Tổng kết.(ghi nhớ/sgk-102)
1- Nội dụng: thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do, mở rôngj tầm hiểu biết cuộc sống và nhân lên niềm vui sống cho con người.
2-Nghệ thuật: chứng cớ lấy từ kinh nghiệm của cá nhân, đan xen yếu tố tự sự và biểu cảm, câu văn tự do phóng túng và giọng điệu vui tươi, nhẹ nhàng.
 IV.Luyện tập:hs làm bt trong sgk/101-102
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 - Hãy nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài ?
 - Về nhà học bài, nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài.
 - Soạn bài: Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục.
Tiết 111 Ngày soạn:
Tiếng Việt 
Hội thoại
 ( Tiếp theo )
A.Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại.
	- Rèn kĩ năng cộng tác hội thoại trong giao tiếp xã hội.
 	- Giáo dục ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong khi giao tiếp.
B. Chuẩn bị
- GV: Sgk. Sgv. Giáo án, tài liệu
- HS: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học
-ổn định tổ chức.
 - KTBC: ? Thế nào là vai xã hội? Quan hệ vai xã hội? 
- Bài mới
- Hs đọc lại đoạn văn trong sgk/92+93
? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi người nói bao nhiêu lượt ?
? Bao nhiêu lần lẽ ra bé Hồng được nói nhưng bé lại im lặng không nói ?
? Sự im lặng của bé Hồng thể hiện thái độ gì đối với lời nói của bà cô ?
? Vì sao bé Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều bé Hồng không muốn nghe ? 
? Vậy lượt lời trong hội thoại là gì ?
? Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu, anh Dậu trong doạn trích Tức nước vỡ bờ tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện ntn?
? Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau ntn?
? Tác giả miêu tả có hợp lí với nhân vật không? Vì sao?
? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện ntn?
? Cho biết sự im lặng của nhân vật tôi thể hiện điều gì? 
I. Lượt lời trong hội thoại.
1. Ví dụ.(đoạn văn trong sgk/92+93)
2. Nhận xét.
* Các lượt lời của hai nhân vật:
- Bà cô:(4 lượt lời)
Hồng ! Mày có muốn ... không ?
Sao lại không vào ... đâu ?
Mày dại quá cứ vào đi ...
Vậy mày hỏi cô Thông ...
Mấy lại rằm tháng tám là ngày giỗ đầu...
- Bé Hồng:(2 lượt lời)
Không, cháu không muốn vào.
Sao cô biết mợ con có con.
- Có hai lần bé Hồng không nói chỉ im lặng.
Lần 1: Sau lượt lời 1 của bà cô.
Lần 2: Sau lượt lời 3 của bà cô.
- Sự im lặng thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của Hồng đối với mẹ đáng thương và thể hiện thái độ bất bình của bé Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô.
- Hồng không ngắt lời vì cậu luôn phải cố gắng kìm nén để giữ thái độ lễ phép của người dưới với người trên.
* Ghi nhớ(sgk/102)
- Hs đọc - Gv nhấn mạnh
II. Luyện tập
Bài 1
- Số lượt lời tham gia hội thoại của chị Dậu và Cai lệ là nhiều nhất.
- Số lượt lời của người nhà Lý trưởng là ít hơn.
- Anh Dậu chỉ nói với chị Dậu sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu và Cai lệ, người nhà Lý trưởng đã kết thúc.
- Kẻ duy nhất ngắt lời người khác ở đoạn văn là Cai lệ.
- Chị Dậu từ chỗ nhín nhường, nhẫn nhịn gọi Cai lệ là ông xưng cháu song không kìm nén được chị đã vùng lên gọi là mày và xưng hô bà.
- Cai lệ hống hách thô bạo tàn nhẫn, còn người nhà Lý trưởng biết thân phận mình gọi anh , chị xưng tôi nhưng vẫn ngầm hùa với Cai lệ.
* Nhận xét.
- Chị Dậu là người biết mình, biết người nhưng cũng rất có bản lĩnh sẵn sàng nhẫn nhịn nhưng khi cần vẫn vùng lên quyết liệt không biết sợ là gì .
- Anh Dậu là người cam chịu, bạc nhược.
- Cai lệ là tên tiểu nhân không còn chút tình người.
- Người nhà Lý trưởng là người theo đóm ăn tàn.
Bài 2
a. Ban đầu cái Tí hồn nhiên, nói nhiều còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b. Tác giả miêu tả như vậy là phù hợp với tâm lý nhân vật . Vì lúc đầu cái Tí nói lắm vì chưa biết bị bán đi, sau biết bị bán cái Tí sợ hãi nên nói ít đi. Chị Dậu lúc đầu đau đớn vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng, sau chị cố gắng thuyết phục 2 đứa con nghe lời mình nên nói nhiều hơn.
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên, hiếu thảo của cái Tí ở phần đầu cuộc hội thoại đã làm tăng kịch tính của câu chuyện vì chị Dậu đau ...  hs củng cố chắc chắn hơn về các kiến thức về yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã được học ở tiết trước. Đồng thời hiểu khaí niệm và biết viết văn bản đề nghị.
	- Vận dụng những hiểu biết đó để đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận có đề tài gần gũi. rèn kĩ năng viết văn bản đề nghị.
	- Giáo dục ý thức luyện tập thường xuyên.
B. Chuẩn bị
- GV: Sgk. Sgv. Giáo án, tài liệu
- HS: Chuẩn bị đề bài sgk
C. Tiến trình dạy - học
- Tổ chức.
- KTBC: Việc chuẩn bị của hs
- Bài mới
.
- Gv yêu cầu hs lập dàn ý đề bài trên.
? Hãy xác định nội dung, thể loại, yêu cầu của đề bài ?
- Hs đọc các luận điểm trong sgk.
? Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau?
? Sắp xếp các luận điểm đã chọn để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí...?
- Hs quan sát 2 đoạn văn nghị luận sgk và trả lời các câu hỏi sau: 
? Hãy tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn văn sau ?
? Trong các yếu tố đó có yếu tố nào không phù hợp với luận điểm hoặc không xuất phát từ yêu cầu của việc bàn luận hay không ?
? Những yếu tố tự sự, miêu tả có giúp cho nghị luận được rõ ràng, cụ thể hơn không ?
? Em học được gì cho bản thân khi viết bài?
- Gv yêu cầu hs lựa chọn luận điểm ở mục 2 để viết đoạn, 1 hs / 1 đoạn.
- Gv yêu cầu hs đọc và nhận xét. Gv nhận xét, bổ sung và cho điểm
I. Chuẩn bị ở nhà.
Cho đề bài: Trang phục và văn hoá . Hãy lập dàn bài chi tiết. Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội
II. Luyện tập trên lớp
1. Định hướng làm bài.
- Thể loại: nghị luận
- Nội dung: Thuyết phục các bạn không nên đua đòi theo những lối ăn mặc thiếu lành mạnh để quay về cách ăn mặc phù hợp, đúng đắn hơn.
2. Xác lập luận điểm và sắp xếp luận điểm.
- Thứ tự sắp xếp cụ thể: a, c, e, b.
- Thêm kết luận: các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn.
3. Vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả.
* Đoạn văn a:
- Tự sự: 
Có bạn trút bỏ ... áo phông.
Có bạn ... đến trường.
Lại có bạn ... học tập.
Hôm qua ... lớp mình.
- Miêu tả: loè loẹt ... ăn khách, quần xé gấu ... thủng gối, dán mắt ... điện tử, bên dưới ... lùng thùng.
- Luận điểm: Sự ăn mặc đó ... nhiều đến thế!
* Đoạn văn b: 
- Tự sự: nhớ lớp kịch ... lễ phục, ông ... quý tộc, ông đã ... trò cười, ông ta còn ... khi tập kiếm.
- Miêu tả: hãnh diện ngẩng cao đầu, hăm hở đặt máy, bo bo.
- Luận điểm: 
 Hình như ... hơn.
 vậy thì ... đâu !
- Yếu tố không phù hợp: “lại còn có bạn ... điện tử ” không sát với nội dung của luận điểm.
- Vai trò của yếu tố miêu tả, tự sự: giúp nghị luận trình bày luận điểm trở nên sáng rõ hơn.
- Hs tự trình bày kinh nghiệm.
4. Luyện tập viết đoạn.
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Gv nhận xét ý thức học tập trong giờ .
	- Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập.
 - Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương ”
Soạn:
Tuần: 33
Tiết: 121 
Văn học 
chương trình địa phương ( Phần văn )
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp hs vận dụng các kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
	- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình vền những vấn đề đó bằng văn bản ngắn.
	- Giáo dục ý thức tránh xa các tệ nạn xã hội.
B. Chuẩn bị
1- GV: Sgk. Sgv. Giáo án
2- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk
C. Tiến trình dạy - học:
1- Tổ chức.
2- Kiểm tra: Việc chuẩn bị của hs.
3- Bài mới.
 I. Chuẩn bị.
1. Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến vấn đề:
 - Thông tin về trái đất năm 2000
 - Ôn dịch thuốc lá
 - Bài toán dân số
- Vấn đề môi trường: vệ sinh, sử lí rác thải, khơi thông cống rãnh.
- Chống nghiện hút: thuốc lá, thuốc phiện.
2. Một số vấn đề quê hương.
* Điều tra tình hình thu gom rác thải nơi em: - Trước đây vài năm
 - Hiện nay
 - Thời gian và hình thức thu gom
 - Kết quả
 - Những vấn đề còn tồn tại
- Những kiến nghị và phương hướng khắc phục.
3. Trình bày những vấn đề đã tìm hiểu bằng một văn bản dài không quá 1 trang.
II. Hoạt động trên lớp
- Gv yêu cầu các tổ trưởng hoặc đại diện tổ lên trình bày về các bài viết của tổ mình và giới thiệu những bài được đánh giá cao.
- Gv chỉ định hs đọc trước lớp từ 3 – 5 bài .
- Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung để các bài viết đó hoàn thiện.
- Gv tổng kết, đánh giá kết quả chung và đề xuất hướng phát huy kết quả của bài học: rút kinh nghiệm về việc thâm nhập thực tế cũng như cách trình bày văn bản, những ưu, khuyết điểm phổ biến.
- Gv thu bài về để làm tư liệu ( Có công bố kết quả bài viết tốt để tuyên dương ).
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 - Gv nhận xét ý thức trong giờ và sự chuẩn bị của hs.
 - Gv tuyên dương hs có sự chuẩn bị chu đáo.
 - Về nhà học bài, liên hệ thực tế.
 - Tìm hiểu trước bài: Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lô gích )
Soạn:
Tiết: 122 
Tiếng việt:
Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lô gíc )
A . Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp hs nhận ra lỗi và cách chữa lỗi trong những câu được sgk dẫn ra để từ đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự.
	- Nhận biết lỗi và sửa lỗi diễn đạt lô gích.
	- Giáo dục ý thức diễn đạt cẩn thận, tránh sai sót.
B. Chuẩn bị
1- GV: Sgk. Sgv. Giáo án, tài liệu
2- HS: Đọc một số bài tập sgk
C. Tiến trình dạy - học:
1- Tổ chức.
2- Kiểm tra. 
3- Bài mới.
- Gv yêu cầu Hs đọc các ví dụ đã chuẩn bị và thực hiện theo yêu cầu của bài : phát hiện lỗi diễn đạt liên quan đến lô gích.
- Hs phát hiện, GV có thể kết hợp để gợi ý hs tìm ra lỗi. Dựa vào kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng.
- Hs phát hiện và sửa để từ đó rút ra quy luật sử dụng từ ngữ để diễn đạt cho đúng.
- Gv yêu cầu hs phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân hoặc của bạn bè.
- Gv có thể hướng dẫn cho cả lớp cách phát hiện ra lỗi và cách sửa.
- Gv chuẩn bị một số ví dụ mắc những lỗi tương tự mà học sinh thường mắc phải.
Bài 1.
a. Câu sử dụng kiểu kết hợp “ A & B khác ” thì A&B phải cùng loại ( B nghĩa rộng, A nghĩa hẹp)
Trong câu A: quần áo, giày dép.
 B: Đồ dùng học tập.
Tức là A & B là 2 loại khác nhau, B không phải là từ có nghĩa rộng hơn A.
* Có thể sửa: 
Chúng em ... quần áo. giày dép và đồ dùng học tập.
Chúng em ... quần áo. giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
Chúng em ... giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
b. Câu có kiểu kết hợp “A nói chung, B nói riêng” thì nghĩa của A > B.
* Có thể sửa: 
Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng ...
Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng.
c. Câu có kiểu kết hơp “ A, B và C ” thì A, B, C phải thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị khái niệm thuộc cùng một phạm vi.
* Cách sửa:
Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã ...
Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã ...
d. Câu hỏi lựa chọn “ A hay B ” thì A không bao hàm B và B không bao hàm A.
* Cách sửa:
Em muốn trở thành một người trí thức hay thuỷ thủ?
Em muốn trở thành một người giáo viên hay một bác sĩ ?
e. Câu có kết cấu “ không chỉ A mà còn B ” thì A, B không bao hàm nhau.
* Cách sửa:
Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
g. Câu có kết cấu “A đối lập với B” thì A, B là những từ ngữ thuộc phạm trù đối lập nhau.
* Cách sửa:
... Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn, mập
... Một người thì mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo kẻ ca rô.
h. Kiểu kết cấu “ vì A nên B ” thì A phải là nguyên nhân của B 
* Cách sửa:
 Chị Dậu rất cần cù chịu khó nên chị đã đảm đang gánh vác mọi công việc gia đình
i. Hai vế không thể nối với nhau bằng từ “ được ” mà phải thay bằng “hoàn thành được”
k. Giống câu d, e 
* Cách sửa:
 Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ của chính mình vừa gây hại cho sức khoẻ của những người xung quanh.
Bài 2.
- Gv yêu cầu hs làm - Hs trình bày.
D.Củng cố - Hướng dẫn.
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Gv nhận xét ý thức tham gia học tập của học sinh.
 - Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập.
 - Chuẩn bị kiến thức để viết bài viết số 7.
_____________________________________
Soạn:.
Tiết: 123 - 124. 
viết bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp hs viết bài nghị luận vận dụng các kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự, miêu tả vào bài văn.
	- Rèn kĩ năng tự đánh giá trình độ nhận thức của bản thân để từ đó có phương pháp học phù hợp hơn.
	- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc khi viêt bài. 
B. Chuẩn bị
1- GV: Sgk. Sgv. Giáo án, thống nhất ra đề
2- HS: Ôn kĩ văn nghị luận, giấy , bút
C. Tiến trình dạy - học.
1- Tổ chức.
2- KTBC: Việc chuẩn bị của hs
3- Bài mới
I. Đề bài.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” . Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào?
II. Yêu cầu bài làm.
- Thể loại: Nghị luận giải thích - chứng minh.
- Nội dung: Tầm quan trọng của đất nước trong công cuộc CNH và HĐH đối với thế hệ trẻ. 
III. Dàn ý
1. Mở bài
- Nói lên tầm quan trọng của đất nước trong công cuộc CNH và HĐH. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
- Dẫn câu nói của Bác Hồ nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam
2. Thân bài
- Vai trò của đất nước trên trường quốc tế
- Tầm quan trọng của học tập đối với thế hệ trẻ:
 + Xác định mục đích học tập ( Lí lẽ - dẫn chứng)
 + Xác định động cơ học tập ( Lí lẽ - dẫn chứng) 
 + Xác định thái độ học tập ( Lí lẽ - dẫn chứng) 
- Trách nhiệm của mọi người đối với đất nước
- Khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế và đặc biệt là khu vực Đông Nam á
3. Kết bài
- Khẳng định lại lời dạy của Bác
- Liên hệ thực tế ngày nay
- Nhiệm vụ của bản thân đang học trong trường
III. Biểu điểm.
 8 - 10 điểm: Bài viết có bố cục khoa học, đầy đủ luận điểm, có tính thuyết phục cao nhờ sử dụng nhuần nhuyễn các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả. Diễn đạt lưu loát, không sai về câu, ngữ pháp, chính tả. Trình bày đẹp, khoa học.
5 -7 điểm: Bài viết đáp ứng đủ các luận điểm song đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát, việc sử dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự còn lúng túng. Trình bày còn đôi chỗ sai ngữ pháp, chính tả.
1 - 4 điểm: chưa đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
IV. Hs làm bài.
- Hs lập dàn ý và viết bài.
- Gv theo dõi, đôn đốc
D. Củng cố - Hướng dẫn.
- Gv thu bài về chấm.
- Gv nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về văn nghị luận.
- Tổng kết phần văn theo hệ thống yêu cầu sgk để giờ sau học.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 tuan 3033.doc