Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 112 - Tuần 28

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 112 - Tuần 28

 Tiết 109 Văn bản:

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

( Luận học pháp) – Nguyễn Thiếp -

 A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS :

- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

- Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận trung đại

- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài nghị luận theo chủ đề nhất định.

 B/ CHUẨN BỊ.

 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ ( tác giả, tác phẩm), tranh tác giả.

 . HS : Đọc kỹ văn bản, chú thích. Soạn bài theo yêu cầu ở SGK.

 C/ PHƯƠNG PHÁP:

Đọc diễn cảm, nêu vấn đề,thảo luận nhóm

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 1. ổn định

 2.Kiểm tra bài cũ :

 * Câu hỏi : -Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta ” và phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua bài ? ( 9 điểm).

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 109 đến 112 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 28 Ngày soạn: 14/3/2009
 Ngày dạy : 17/3/2009
 Tiết 109 Văn bản: 
Bàn luận về phép học
( Luận học pháp) – Nguyễn Thiếp -
 A/Mục tiêu cần đạt:Giúp HS : 
- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. 
- Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận trung đại
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài nghị luận theo chủ đề nhất định.
 B/ Chuẩn bị. 
 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ ( tác giả, tác phẩm), tranh tác giả.
 . HS : Đọc kỹ văn bản, chú thích. Soạn bài theo yêu cầu ở SGK.
 C/ phương pháp:
Đọc diễn cảm, nêu vấn đề,thảo luận nhóm
D/ Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định 
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 * Câu hỏi : -Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta ” và phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua bài ? ( 9 điểm).
 * T.L: -HS đọc thuộc lòng ( diễn cảm) đoạn trích.
 - Tư tưởng nhân nghĩa:+ yên dân: dân được bình an hạnh phúc.
 +trừ bạo : đánh đuổi ngoại xâm bạo tàn.
 ->yêu nước đi liền với chống quân xâm lược; thể hiện mối quan hệ giữa người với người; giữa dân tộc với dân tộc.
 3. Bài mới. 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động thầy- trò.
Nội dung ghi bảng.
 Mục đích chân chính
 của việc học
Hoạt động 1 Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
?tóm tắt những ý cơ bản về tg, tp ở SGK.
. HS bổ sung , GV chốt ý.
Hoạt động 2: Đọc –Hiểu chú thích.
. Hướng dẫn HS đọc( giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt hơn; vừa tự tin vừa khiêm tốn) . 
. GV đọc mẫu –HS đọc diễn cảm (2-3em) .
. Đọc kĩ chú thích- lưu ý chú thích 1,2 ,5...
?văn bản được viết ở thể loại gì? Vậy em hiểu gì về thể Tấu? 
? Dựa vào trình tự lập luận, nêu bố cụ của bài tấu?
Hoạt động 3: H. dẫn HS phân tích văn bản.
*Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
. HS đọc lại phần đầu (đầu ->tệ hại ấy.)
? Tác giả đã bày tỏ những suy nghĩ của mình về việc học bằng cách nói nào? Nhận xét cách nói đó? Tác dụng?
?Tiếp theo tác giả giải thích khái niệm nào?
? Như vậy theo tác giả mục đích của việc học chân chính là gì ?
?Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ?
? Tác hại của lối học đó là gì ?
( cho HS liên hệ thực tế ->thấy được đúng- sai lợi – hại trong việc học). 
? Em có nhận xét gì về đặc điểm của lời văn trong đoạn này ?
? Qua đv bàn về mục đích học, tác giả đã thể hiện thái độ gì đối với việc học ?
? Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?
? Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học”nào ?Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ?
? Những ý kiến trên đc nêu ra nhằm mđ gì ?
?Trong số những cách học đó, em tâm đắc với cách học nào ? Vì sao ?
 * GV nhấn mạnh phương pháp học đúng để HS vận dụng.
?Khi đề xuất ý kiến với vua về việc học của nc nhà, t.g đã dùng những từ ngữ cầu khiến như : cúi xin, xin chớ bỏ qua. Những từ ngữ đó cho em hiểu gì về thái độ của t.g với việc học, với vua?
(Chân thành với sự học, tin ở điều mình tấu trình là đúng đắn, tin ở sự chấp thuận của vua và giữ đc đạo vua tôi)
?Em có suy nghĩ gì về hệ thống các phương pháp học mà Nguyễn Thiếp đua ra so vơi thời điểm hiện tại.
-Vẫn rất phù hợp so với thời điểm hiện tại
? Quan điểm của Đảng và nhà nước ta ngày nay?
* Việc học phải được phổ biến rộng khắp.
* Việc học (nội dung học) phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng rồi nâng dần lên.
* Phương pháp học: từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược điều cơ bản, cốt yếu nhất học đi đôi với hành.
? Mđ chân chính và cách học đúng đắn đựơc tác giả gọi là đạo học. Theo tác giả đạo học thành sẽ có tác dụng ntn ?
* HS trình bày, nhận xét, bổ sung- GVchốt ý
? Tại sao đạo học thành lại sinh ra nhiều người tốt?
(Cách học chân chính sẽ tạo ra nhiều người học có tài đức sẽ thành nhiều người tốt).
?Tại sao có thể nói triều đình ngay ngắn liên quan đến đạo học thành ? 
(Đạo học thành thì không còn lối học hthức, không còn htượng chúa tầm thường, thần nịnh hót).
? Tại sao đạo học thành có thể khiến thiên hạ thịnh trị ? (Đạo học thành sẽ tạo ra nhiều người biết trọng lẽ phải, biết ứng dụng điều học vào công việc, không còn thói cầu danh lợi hoặc nịnh thần; khiến việc cai trị quốc gia sẽ dễ dàng, nc nhà sẽ vững vàng ổn định).
?Đằng sau các lí lẽ bàn về tác dụng phép học, người viết đã thể hiện một thái độ ntn ?
-Gv: Tư tưởng của Nguyễn Thiếp đưa ra ở đây vẫn còn có gtrị đến ngày nay. Đạo học thành sẽ có sức mạnh cải tạo con người, cải tạo XH, thúc đẩy XH phát triển.
?Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành" ?
? Qua VB, em hiểu thêm gì về t.g Nguyễn Thiếp 
? Sau khi học văn bản, em lựa chọn cho mình phương pháp học như thế nào?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
?VB này có gtrị gì về ND và NT ?
- Hãy xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.
 . HS làm nhóm qua bảng phụ dán bảng trình bày.
 . GV chốt ý – cho điểm khuyến khích những nhóm trình bày tốt. 
 I/ Tác giả - Tác phẩm. 
1-Tác giả: - Nguyễn Thiếp (1723-1804), quê La Sơn- Hà Tĩnh.
-Là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”; luôn sống vì nước, vì dân.
2-Tác phẩm: - Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gởi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791.
II/ Đọc – Hiểu chú thích.
Đọc:
Thể loại: Tấu( SGK)
3.Bố cục: luận điểm: phép học chân chính, trình bày bằng 3 luận cứ: 
 +Bàn về mđ của việc học (Đ1)
 +bàn về cách học (Đ2,3)
 +tác dụng của phép học (Đ4)
III/ Phân tích.
1. Mục đích chân chính của việc học.
- Dùng châm ngôn đẻ giait thích khái niệm HọC: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”
-> so sánh cụ thể, dễ hiểu
-“Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người” -> giải thích ngắn gọn, rõ ràng.
=>Học để làm người.
2. Phê phán những sai trái, lệch lạc trong việc học . 
- Học chuộng hình thức.
- Học để cầu danh lợi.
-->chúa tầm thường, thần nịnh hót
-->nước mất nhà tan.=>Kết quả của việc học lệch lạc, sai trái dẫn đến giá trị của con người bị đảo lộn, đất nước không có người tài- đức, đất nước sẽ bị diệt vong.
->Đv với nhiều câu văn ngắn, liên kết chặt chẽ khiến ý văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu
=>Thể hiện thái độ xem thường lối học chuộng hìnhthức, coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt làm cho đất nước vững bền.
3. Khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập . 
-Đề xuất ý kiến: 
+Mở rộng trường lớp, chấp nhận nhiều tầng lớp học
+ ND học từ thấp đến cao
+ hthức học rộng nhưng gọn, học đi đôi với hành.
=>Mở mang sự hiểu biết cho dân chúng.
4.Tác dụng,ý nghĩa của phép học chân chính.
- Đất nước nhiều nhân tài -> chế độ vững
-> quốc gia hưng thịnh.
IV/ Tổng kết. ( SGK – trang79)
 Kh.định quan điểm ph.pháp đúng đắn.
 Phê phán những lệch lạc, sai trái.
 Tác dụng của 
việc học chân chính.
 Mục đích chân chính của việc học .
 4. Củng cố :
 - Nêu mục đích, tác dụng của việc học chân chính ? 
 - Nhận xét về cách lập luận của tác giả qua đoạn trích.
 5. Dặn dò :
 - Học bài giảng –thuộc tốt một số đoạn mà em thích.
 - Soạn tốt bài “ Thuế máu ”
 * .Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................
Tuần 28 Ngày soạn10/3/2009
Tiết 110 Ngày dạy: 12/3/2009
 Tập làm văn. 
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
 A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS :
 - Củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
 - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
 B. Chuẩn bị .
 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ ( đoạn văn mẫu )
 . HS : Soạn tốt các câu hỏi trong bài .
C. PHƯƠNG PHáP: 
Thảo luận nhóm, nêu vấn đề,gợi mở, thực hành
D. Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Khi trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận cần chú ý những vấn đề gì ? ( 9 điểm)
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy – trò.
Nội dung ghi bảng.
 Hoạt động 1: HS tìm hiểu đề bài .
. HS đọc đề ra- xác định yêu cầu đề.
? Bài cần làm sáng tỏ điều gì ? cho ai? Nhằm mục đích gì ? 
? Để đạt đc mục đích đó người làm bài cần đưa ra những lđiểm nào ? 
Hoạt động 2: H.dẫn HS xây dựng và trình bày luận điểm ( Hoạt động trọng tâm).
. HS đọc tình huống ở 1. Thảo luận nhóm.
? Với đề bài trên em có nên sử dụng hệ thống luận điểm luận điểm này không? Vì sao ?
? Hệ thống trên có chỗ nào chưa chính xác? 
Lđiểm a còn có ND không phù hợp với vđề trg đề bài- VD đề bài nêu "phải htập chăm chỉ hơn", lđiểm lại nói đến lđộng tốt... Cần phải bỏ ND không phù hợp đó. Còn thiểu những lđiểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vđề không đc hoàn toàn sáng rõ- Cần thêm những lđiểm như: đất nc rất cần những người tài giỏi; hay phải học chăm, học giỏi mới thành tài,.. Sự sắp xếp các lđiểm chưa thật hợp lí- vtrí của lđiểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, lđiểm d không nên đặt trc lđiểm e).
? Theo em nên sắp xếp lại hệ thống lđiểm trên ntn cho hợp lí ?
HS trình bày- nhận xét – bổ sung- GV chốt ý
.Cho HS nhắc lại những lưu ý khi trình bày luận điểm. Tổ chức HS thảo luận .
? ở(a) em có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? 
 (dùng câu 1,3; câu 2 xđ sai mqh giữa lđiểm cần trình bày với lđiểm đứng trên,2 lđiểm ấy không có qh nhân quả để có thể nói bằng "do đó"
? Trong đó em thích câu nào nhất ? 
? Hãy nghĩ thêm câu khác?
-Hs đọc mục b
? Nên sắp xếp những luận cứ ở (b)như thế nào để việc trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ ?( có thể như ở SGK vì trình bày hợp lí bước sau kế tiếp bước trước...)
? Theo em đoạn nghị luận nào cũng có kết đoạn ? Theo em nên viết câu kết đoạn ntn?
?Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng 1 câu hỏi giống câu kết đoạn trg VB Hịch tướng sĩ: Lúc bầy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có đc không ?". Theo em, nên viết câu kết đoạn ntn cho phù hợp với ycầu của bạn ? ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa ?
? Em có thể biến đổi đoạn văn qui nạp thành diễn dịch( hoặc ngược lại)được không ?
Hoạt động3 : HS trình bày bài đã viết.
- Gọi 1 số HS đọc ( khá, tbình, yếu).
- HS nhận xét- bổ sung- GV chốt ý.
I-Chuẩn bị ở nhà:
 * Đề bài : “Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”.
II-Luyện tập trên lớp:
1/ Xây dựng hệ thống luận điểm.
- Lđiểm (a) có “lao động tốt”->không phù hợp cần loại bỏ.
- Thiếu l.điểm cần thiết( nêu tầm quan trọng của việc học, đất nước cần những người tài...)
->bị đứt đoạn, vấn đề không dược sáng rõ.
- Sắp xếp chưa hợp lí-> sửa:..a,...,c,b,e,d,...
2/ Trình bày luận điểm.
a.Cách giới thiệu:(1)->chính xác, dễ làm theo.
-(2) -> sai mqhệ giữa l.điểm với l.điểm trước đó ( không có q.hệ nhân –quả)->không thể nối bằng “ do đó”.
-(3)->chính xác, giọng điệu gần gũi, thân thiết
=> cần dùng nhiều cách khác nhau-> tránh nhàm chán, đơn điệu.
b.Trình bày: (1),(2),(3),(4)
c. Kết đoạn: Tuỳ từng đoạn văn -> linh hoạt 
d. Chuyển đoạn văn từ qui nạp-> diễn dịch (ngựơc lại)-> cần thay đổi vị trí câu chủ đề và sửa các câu sao cho việc liên kết trong đoạn không mất đi.
3/ Viết – trình bày trước lớp.
 4. Củng cố: ? Những điểm cần lưu ý khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận 
 5. Dặn dò: 
 - Học tốt bài giảng, đọc thêm.
 - Tham khảo một số bài văn nghị luận hay -> chuẩn bị tốt cho bài viết số 5.
* Rút kinh nghiệm
..
 Tuần: 28 Ngày soạn : 14/3/2009
tiết : 111+112 Ngày dạy: 18/3/2009
Tập làm văn 
viết bài tập làm văn số 6
 Văn nghị luận.
A/ MụC TIÊU CầN ĐạT.: Giúp HS :
 - Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh ( hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hay văn học gần gũi với các em.
 - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
 B/ Chuẩn bị 
 . GV: Ra đề nộp BGH trường duyệt (trước 1 tuần).
 . HS : Ôn lại lí thuyết về văn nghị luận ( lớp 7)- tham khảo một số bài văn hay...
 C/ Lên lớp.
 1. Ôn định : * Sĩ số: * Vắng : 
 * GV nhắc lại những lưu ý khi làm bài...
 2. GV chép đề lên bảng:
 * đề ra : 
 Tục ngữ ta có câu : “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
 Em hãy giải thích câu nói trên. Qua đó em có thể rút ra bài học gì trong 
 việc “ chọn bạn mà chơi”.
 * Đáp án : 
 I. Mở bài : ( 1,5 điểm)
 Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất to lớn đến mỗi con người. Để khuyên thanh thiếu niên, học sinh phải biết “chọn bạn mà chơi”, tục ngữ có câu : “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
 II. Thân bài : ( 7 điểm ) 
 1. Giải thích nghĩa câu tục ngữ. (2 điểm )
 a/ Nghĩa đen: ( 1 điểm) 
 - thường xuyên tiếp xúc với mực thì sẽ bị giây vào tay, quần áo...
 - Gần đèn thì ánh đèn sẽ toả sáng làm rạng rỡ khuôn mặt...
 b/ Nghĩa bóng: (1 điểm)
 - Trong sinh hoạt, học tập... chỉ gần gũi, tiếp xúc với người xấu 
sẽ bị tiêm nhiễm những thói xấu. Ngược lại, khi tiếp xúc với người tốt sẽ học tập được 
những phẩm chất tốt của họ .
 Suy rộng ra, sống trong xã hội, tiếp xúc với người xấu, môi trường, hoàn cảnh xấu
sẽ bị tiêm nhiễm những thói xấu. Sống gần những người tốt... thì dễ dàng học tập tiếp thu được những mặt tốt...
 2 . Vì sao lại nói “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. ( 2 điểm) 
 - Con người nói chung, lứa tuổi thanh thiếu niên... nói riêng thường hay bắt chước lẫn nhau, thường bị lôi cuốn,... ( dẫn chứng ). ( 1 điểm )
 - Tuổi trẻ chưa có môi trường, hoàn cảnh... để rèn luỵên, thử thách nhiều nên chưa có bản lĩnh vững vàng để nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo hướng đúng... chưa 
phân biệt rạch ròi đúng – sai -> dễ đua đòi, a dua...( dẫn chứng ) ( 1 điểm )
 3 . Bài học rút ra qua câu tục ngữ. ( 3 điểm ) 
 - Thấy rõ ảnh hưởng to lớn, quan trọng của môi trường, hoàn cảnh, đặc biệt là bạn bè... với cuộc sống, học tập, sinh hoạt của thanh thiếu niên, học sinh-> nên gần gũi 
 học tập những bạn tốt, không đua đòi, a dua theo những người xấu. (1 điểm)
 - Quan tâm đến việc tu dưỡng rèn luyện, bảo vệ cái đúng , phê phán cái sai... (1 điểm)
 - Học để hiểu vấn đề toàn diện hơn-> biết phân biệt đúng – sai -> giải quyết đúng (ủng hộ, noi theo hoặc lên án, xa lánh...) (1 điểm).
 III. Kết bài : ( 1,5 điểm). 
 - Khẳng định câu tục ngữ trên là đúng. ( 0,5 điểm)
 - Biết “ chọn bạn mà chơi” : gần gũi, khiêm tốn, học tập bạn tốt – gương tốt ; giúp đỡ các bạn chưa tốt để cùng tiến bộ... ( 0,5 điểm )
 - Hướng rèn luyện của bản thân : sống có văn hoá, có thái độ rõ ràng, nghiêm khắc với bản thân... ( 0,5 điểm )
* Hướng dẫn chấm: 
- Điểm 9-10: Bố cục rõ ràng,xác định đúng luận điểm của bài dẫn chứng phong phú chính xác,lập luận linh hoạt, bài viết trình bài sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác, phù hợp.
- Điểm 7-8:Bố cục tương đối đầy đủ,xác định đúng luận điểm của bài dẫn chứng phù hợp, bài viết trình bài sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu tương đối chính xác, phù hợp.
- Điểm 5-6 : Bố cục tương đối đầy đủ, còn thiếu một vài ý,xác định đúng luận điểm của bài, sai khoảng 10 lỗi chính tả , dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác, phù hợp.
- Điểm 3-4 : còn thiếu ý,xác định đúng luận điểm của bài,lập luận, dẫ chứng sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả , dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác, phù hợp.
- Điểm 1-2 : Chỉ trình bài được 1-2 ý, xác định luận điểm của bài chưa đầy đủ,sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác, phù hợp.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
3. HS xác định yêu cầu đề ra, thể loại ... – làm bài.
4. GV thu bài.
 D/ Củng cố: GV nhận xét tiết kiểm tra (ưu – khuyết), hướng khắc phục.
 E/ Dặn dò : Chuẩn bị tốt : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 
* Rút kinh nghiệm
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28 vanVHa.doc