Giáo án Ngữ văn 8 tiết 108: Tìm yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 108: Tìm yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

TÌM YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I/ Mục đích yêu cầu:

Giúp cho học sinh:

a.Kiến thức: Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay có sức lay động người đọc (người nghe).

b.Kỹ năng: Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn.

c.Thái độ: gd hs có ý thức dùng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Chuẩn bị của trò:

Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.

2. Chuẩn bị của thầy:

Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.

III/ Các bước lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 108: Tìm yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29-Tiết 108.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 TÌM YEÁU TOÁ BIEÅU CAÛM 
 TRONG VAÊN NGHÒ LUAÄN 
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
a.Kiến thức: Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay có sức lay động người đọc (người nghe).
b.Kỹ năng: Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn.
c.Thái độ: gd hs có ý thức dùng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Giới thiệu bài mới:
-Kiểm diện.
-Không kiểm tra 
Biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu được để làm nên một bài nghị luận có hiệu quả thuyết phục cao. Vậy yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận thể hiện sao chúng ta cùng tìm hiểu tiết 108
-Lớp trưởng báo cáo.
-Lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài mới.
I/ Yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Văn biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc
( người nghe).
- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói (viết) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vở mạch nghị luận của bài văn.
* Gọi Hs đọc văn bản trong sgk.
(Sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm).
CH: Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm của tác giả và những câu cảm thán?
CH: “Hịch tướng sĩ” và “Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến” có giống nhau về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính biểu cảm không?
CH: Vì sao hai văn bản trên được coi là văn bản nghị luận?
* Gọi Hs theo dõi bảng đối chiếu trong sgk.
CH: Vì sao, ta có thể khẳng định ở cột 2 hay hơn ở cột 1?
CH: Hãy cho biết vai trò, tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
* Đọc mục 1 phần ghi nhớ.
CH: Để thêm yếu tố biểu cảm vào trong văn nghị luận, người viết phải như thế nào?
CH: Ngoài tình cảm thật sự người viết còn cần có những phẩm chất gì khác nữa?
CH: Việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cần phải như thế nào?
* Gọi Hs đọc mục 2 ghi nhớ.
* Đọc
 -Tự tìm trong văn bản.
- Rất giống nhau . Vì có yếu tố biểu cảm nhưng không phải là văn biểu cảm mà là văn nghị luận.
- Vì hai văn bản trên được viết ra không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận ( nêu luận điểm và trình bày các luận cứ).
è Biểu cảm chỉ đóng vai trò phụ.
* Đọc thầm – So sánh, đối chiếu.
- Vì nhờ có yếu tố biểu cảm è Tạo khả năng gây hứng thú và cảm hứng đẹp đẽ, mãnh liệt.
- Như mục ghi nhớ 1.
* Đọc và ghi vào vở.
- Phải thật sự có tình cảm với những điều mình viết ( nói).
- Phải biết diễn đạt những tình cảm đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.
- Cảm xúc phải chân thật và không phá vở mạch cảm xúc của bài văn.
* Đọc và ghi vào vở.
Hoạt động 3: Kiểm tra- đánh giá.
II/ Luyện tập
- Bài tập 1:
Trang 97 – Sgk. 
- Bài tập 2 :
Trang 97,98 – Sgk.
* Gọi hs lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Bài tập 1 : Cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì?
- Bài tập 2: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm.
* Đọc- Thảo luận- Trả lời
- Nhại lại lời bịp bợm (1). Dùng hình ảnh mỉa mai(2).
è Tạo hiệu quả về tiếng cười châm biếm sâu cay.
- Phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò bộc bạch nổi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính.
Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò
Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa học:
- Nêu vai trò và tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
- Muốn đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận thì phải như thế nào?
- Học bài và làm bài tập 3 trong Sgk – trang 98.
- Chuẩn bị bài mới: “Đi bộ ngao du”
a/ Đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk nhằm phát huy nghệ thuật lập luận chặt chẽ cũng như thấy được tính cách của nhà văn Ru-xô.
b/ Đọc diễn cảm văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doc108.doc