HỘI THOẠI
I/ Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức: Hs nắm được khái niệm Vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong quy trình hội thoại.
b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng xây dựng và phân tích các vai trong hội thoại.
c.Thái độ : giáo dục hs có ý thức thể hiện vai xã hội cho phù hợp.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án –Làm bảng phụ.
Tiết 107-Tuần 29 Ngày soạn: Ngày dạy: HOÄI THOAÏI I/ Mục đích yêu cầu: 1/Kiến thức: Hs nắm được khái niệm Vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong quy trình hội thoại. b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng xây dựng và phân tích các vai trong hội thoại. c.Thái độ : giáo dục hs có ý thức thể hiện vai xã hội cho phù hợp. II/ Chuẩn bị của thầy và trò: 1. Chuẩn bị của trò: Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk. 2. Chuẩn bị của thầy: Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án –Làm bảng phụ. III/ Các bước lên lớp: NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Khởi động 1/Ổn định: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Giới thiệu bài mới: -Kiểm diện: a/ Cho biết cách thực hiện hành động nói? b/ Giải bài tập. Trong cuộc sống hàng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ xã hội rộng – hẹp, thân – sơkhác nhau, những mối quan hệ vô cùng phức tạp và tinh tế. Một người có thể có địa vị cao trong xã hội nhưng khi về nhà chỉ là con cái. Một người là cha mẹ trong gia đình nhưng khi đến cơ quan chỉ là bạn bè đồng nghiệp. Những vị trí trong xã hội được gọi là các “vai” của mỗi người khi tham gia hội thoại. -Lớp trường báo cáo. -Trả lời. Lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu bài mới I/. Vai xã hội trong hội thoại - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xát định bằng các quan hệ xã hội; * Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) * Quan hệ thân-sơ( theo mức độ quen biết, thân tình). - Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. * Gọi Hs đọc đoạn trích trong Sgk. (Sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm). CH: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? CH: Ai ở vai trên? Ai là vai dưới ? CH: Cách xử sự của bà cô ấy có gì đáng chê trách? CH: Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng cố kiềm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép? CH: Vì sao bé Hồng phải như thế? CH: Vậy, vai xã hội trong hội thoại là gì? * Gọi hs đọc phần ghi nhớ trong sgk. * Đọc. - Là quan hệ gia tộc. - Người cô: vai trên. - Bé Hồng: vai dưới. - Thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt, vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới. - Tôi cúi đầu không đáp. - Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất. - Tôi cười dài trong tiếng khóc cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. - Vì Hồng là người ở vai dưới nên phải tôn trọng người trên. - Như mục ghi nhớ. Hoạt động 3: Kiểm tra-đánh giá II/ Luyện tập. - Bài tập 1: Trang 94 – Sgk. - Bài tập 2: Trang 94 – Sgk. * Gọi hs lần lượt đọc và trả lời các bài tập trong sgk. - Bài tập 1: Tìm những chi tiết trong bài “Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền? * Bài tập 2: Xác định vai xã hội của 2 nhân vật tham gia cuộc hội thoại trên? CH: Tìm chi tiết trong lời thoại và lời miêu tả của nhà văn cho thái độ vừa kính trọng , vừa thân tình của nhân vật ông Giáo đối với lão Hạc và ngược lại. * Đọc và ghi vào vở. * Đọc - Thảo luận - Trả lời. -Tự tìm và trả lời. - Ông Giáo là người có địa vị xã hội cao hơn nhưng lão Hạc lại là người có tuổi cao hơn * Tự tìm và trả lời. Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò. Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa học: - Vai xã hội là gì? - Khi tham gia hội thoại cần phải như thế nào về vai xã hội? - Học bài và làm bài tập 3 - sgk trang 95. - Chuẩn bị bài mới: “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận” a/ Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk để từ đó thấy rằng: sự cần thiết việc đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận . b/ Tự trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập nhằm xác định rõ hơn về kiến thức.
Tài liệu đính kèm: