TIẾT 107 TIẾNG VIỆT
HỘI THOẠI
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a) Về kiến thức: Hội thoại là hình thức sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nhất và phổ biến nhất của người sử dụng ngôn ngữ, nhưng nội dung học tập về hội thoại là mới mẻ đối với nhà trường. Việc học về hội thoại trong phân môn Tiếng Việt là một cơ hội nâng những hiểu biết đời thường lên trình độ nhận thức có tính chất khoa học. Bài học nhằm giúp học sinh nắm được vai xã hội, lượt lời trong giao tiếp.
b) Về kĩ năng: Biết vận dụng hiểu biết những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại, nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp.
c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .
Sĩ số 8C: . .
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp 8B Ngày dạy:.Dạy lớp 8C TIẾT 107 TIẾNG VIỆT HỘI THOẠI 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: Hội thoại là hình thức sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nhất và phổ biến nhất của người sử dụng ngôn ngữ, nhưng nội dung học tập về hội thoại là mới mẻ đối với nhà trường. Việc học về hội thoại trong phân môn Tiếng Việt là một cơ hội nâng những hiểu biết đời thường lên trình độ nhận thức có tính chất khoa học. Bài học nhằm giúp học sinh nắm được vai xã hội, lượt lời trong giao tiếp. b) Về kĩ năng: Biết vận dụng hiểu biết những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại, nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp. c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .... Sĩ số 8C: ... a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng. Câu hỏi: Nêu cách thực hiện hành động nói? Lấy hai ví dụ nói rõ cách dùng? Đáp án: - Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp). (5 điểm) - Ví dụ 1: Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ? (Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc – cách dùng gián tiếp). (2.5 điểm) - Ví dụ 2: Chúng ta hãy vào trong nhà nói chuyện. (Câu cầu khiến dùng để thực hiện hành động điều khiển – cách dùng trực tiếp). (2.5 điểm) * Vào bài (1’): Tiết học trước, chúng ta đã được học về hành động nói. Tiết học này, ta cùng đi tìm hiểu đặc điểm của hội thoại. b) Dạy nội dung bài mới: I. VAI XÃ HỘI (24’) 1. Ví dụ GV: Gọi HS đọc to đoạn trích SGK. T. 92, 93. ?TB: Trong đoạn trích có mấy nhân vật tham gia hội thoại? Đó là những nhân vật nào? HS: Hai nhân vật tham gia hội thoại là chú bé Hồng và người cô của chú. ?TB: Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới? HS: Đó là quan hệ gia tộc (quan hệ giữa những người họ hàng ruột thịt bên nội) người cô bé Hồng vai trên, chú bé Hồng vai dưới. ?KH: Trong đoạn trích, có mấy lượt lời người cô nói với bé Hồng? Thái độ và cách xưng hô của người cô với bé Hồng thế nào? Nội dung chủ yếu của những lượt lời đó là gì? HS: 6 lần (tính cả lần “cô tôi cứ tươi cười kể các chuyện”). Người cô nói chuyện với bé Hồng bằng nét mặt khi cười rất kịch, hai con mắt long lanh chằm chặp đưa nhìn, tươi cười kể, đổi giọng, vỗ vai, nhìn vào mặt; xưng hô với bé Hồng rất lạnh lùng, thiếu tình cảm: xưng hô mày, tao. Lấy cớ hỏi bé Hồng có muốn vào thăm mẹ thực chất bà cô tìm cách nói xấu khoét sâu vào nỗi đau của bé Hồng để chia rẽ tình cảm mẹ con bé và thể hiện lòng căm ghét trước việc mẹ bé đi bước nữa và có con khi chưa đoạn tang chồng. ?TB: Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách? HS: Thái độ và cách đối xử của người cô với bé Hồng là thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên với người dưới. ?TB: Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép? HS: “Tôi cũng cười đáp lại cô tôi.”, “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất”, “Tôi cười dài trong tiếng khóc.”, “Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng”, các từ ngữ xưng hô: cháu, mợ cháu, cô, mợ con. ?KH: Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy? HS: Vì Hồng là người thuộc vai dưới, có bổn phận phải tôn trọng người trên. ?KH: Vậy, qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là vai xã hội? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? 2. Bài học Ghi: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội); + Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình). GV: Cũng qua ví dụ SGK, ta thấy rằng mặc dù biết người cô có dụng ý không tốt đối với mình song bé Hồng vẫn cố gắng kìm nén sự bất bình để giữ thái độ lễ phép với người cô vì Hồng là vai dưới có bổn phận phải tôn trọng người trên. ?TB: Qua đó, em nhận thấy khi tham gia hội thoại ta cần đặc biệt chú ý điều gì? Ghi: - Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 94. GV: Nhìn chung vai xã hội được phân biệt theo hai tuyến. Tuyến vai trên, vai dưới, ngang hàng. Ba kiểu vai này phân biệt theo những nội dung khác nhau, đó có thể là cấp bậc của địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ họ hàng. Tuyến quan hệ thân – sơ. Quan hệ thân sơ là khoảng cách về tình cảm, quan hệ tình cảm này có thể xa hoặc gần, đến mức không còn khoảng cách. Có trường hợp bạn bè thân thiết hơn, gần gũi nhau hơn là anh em ruột. Trong giao tiếp, một trong những cách nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao là tạo ra quan hệ thân tình, tức là rút ngắn khoảng cách về tình cảm vốn xa lạ với nhau giữa đôi bên. Đặc biệt trong khi nói, ta cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. II. LUYỆN TẬP (15’) 1. Bài 1 (T. 94) ?: Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền? HS: Đó là đoạn: “Các ngươi” đến “tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. Lúc bấy giờ có được không?” ?: Khi nói với các tướng sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn đã đứng ở những vai nào? HS: Đứng ở hai vai được xác định từ hai mối quan hệ: quan hệ chủ tướng và quan hệ của những người cùng cảnh ngộ. Với quan hệ thứ nhất, ông đứng ở vai trên, thẳng thắn phê phán nghiêm khắc hành động hưởng thụ, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước đang nghìn cân treo sợi tóc. Có khi ông dùng lời lẽ như sỉ mắng “không biết thẹn, không biết tức”, có khi lại mỉa mai, chế giễu. Với quan hệ thứ hai, ông tâm tình với tướng sĩ như những người cùng cảnh ngộ ở vai ngang hàng, lời lẽ thấm thía, khơi dậy được mối ân tình giữa mình với tướng sĩ. 2. Bài 2 (T. 94, 95) ?: Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên? HS: Xét về địa vị xã hội: ông giáo là người có địa vị cao hơn một người nông dân nghèo như lão Hạc. Nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc lại có vị trí cao hơn. ?: Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình của nhân vật ông giáo đối với lão Hạc? HS: Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai. Trong lời lẽ ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng gộp hai người là “ông con mình” (thể hiện sự kính trọng người già), xưng là tôi (thể hiện quan hệ bình đẳng). ?: Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc? HS: Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (thể hiện sự tôn trọng), đồng thời xưng hô gộp hai người là chúng mình, cách nói cũng xuề xòa (nói đùa thế), thể hiện sự thân tình. Nhưng qua cách nói của lão Hạc, ta thấy vẫn có môt nỗi buồn, môt sự giữ khoảng cách: cười thì chỉ cười đưa đà, cười gượng; thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng lúc ấy và tính khí khái của lão Hạc. c) Củng cố, luyện tập (1’): GV: Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’): - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (T. 94). - Tiết tới chuẩn bị bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Yêu cầu: + Đọc lại kiến thức về văn biểu cảm. + Đọc, tìm hiểu kĩ các ví dụ và câu hỏi trong mục I sau đó trả lời.
Tài liệu đính kèm: