TUẦN 29
NGỮ VĂN – BÀI 26
Kết quả cần đạt
- Thấy được bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc.
- Biết phân biệt vai xã hội trong hội thoại và xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp.
- Sơ bộ nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố đó vào trong bài văn nghị luận.
TUẦN 29 NGỮ VĂN – BÀI 26 Kết quả cần đạt - Thấy được bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc. - Biết phân biệt vai xã hội trong hội thoại và xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp. - Sơ bộ nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố đó vào trong bài văn nghị luận. Ngày soạn: 12/3/2011 Ngày dạy:14/3/2011 Dạy lớp: 8B Tiết 105, 106. V ăn bản: THUẾ MÁU (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) - Nguyễn Ái Quốc- 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả. b) Về kĩ năng: Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng căm thù những thế lực thống trị tàn bạo, tình yêu thương những kiếp người nô lệ nghèo khổ. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 91,92). 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17 Vắng: .. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút) * Câu hỏi: Trong văn bản Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp đã chỉ ra phương pháp học tập đúng đắn phải như thế nào? * Đáp án - Biểu điểm: - Phương pháp học tập đúng đắn là phải bắt đầu học từ những kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng. Học phải tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao. Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản cốt yếu nhất. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Những năm 20 của thế kỉ XX là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước - người chiến sĩ cộng sản kiên cường Nguyễn Ái Quốc. Trong những hoạt động cách mạng ấy Nguyễn Ái Quốc có những sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ nhục của những người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh như: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Bản án chế độ thực dân PhápTrong hai tiết học cô cùng các em tìm hiểu một chương trong Bản án chế độ thực dân Pháp để phần nào hiểu được nội dung trên. (GV ghi tên bài dạy) b) Dạy nội dung bài mới: I. Đọc và tìm hiểu chung. (14 phút) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. TB. Giới thiệu vài nét về tg Nguyễn Ái Quốc? GV: Về tác giả Nguyễn Ái Quốc các em đã được học ở lớp 7, qua văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng; ở lớp 8 là các văn bản: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường nên các em chỉ cần nhớ: * Nguyễn Ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí sau này in thành truyện kí Nguyễn Ái Quốc và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. TB: Trình bày sự hiểu biết của em về Bản án chế độ thực dân Pháp và vị trí của chương Thuế máu trong tác phẩm? - *“Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, lần dầu tiên tại Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục “Gửi thanh niên Việt Nam”. GV: Tình hình thế giới khoảng 20 năm đầu thế kỉ XX: Các nước đế quốc thi nhau bành chướng, xâm chiếm nhiều nơi trên thế giới, vơ vét trắng trợn của cải và nhân lực. Cũng vì thế, cuộc sống của nhân dân nô lệ ở các xứ thuộc địa vô cùng cực khổ, tủi nhục. Làn sóng cách mạng đang dâng lên ngày càng mạnh mẽ ở khắp nơi. - Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức nhất trong những năm 1922 – 1925. Đây là một tác phẩm khá dày dặn, nội dung phong phú, gồm 12 chương và phần phụ lục. Mỗi chương viết về một chủ đề và tất cả hợp thành một bản cáo trạng phong phú, đanh thép về các tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thuộc địa bị lên án một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể và chính xác. Tác phẩm thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, chứng tỏ ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. - Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp. Ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc dùng người dân nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong cuộc chiến tranh thảm khốc. Lợi dụng xương máu của những người nghèo khổ - đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của thực dân đế quốc. * “Thuế máu” rút trong chương I “Bản án chế độ thực dân Pháp”. 2. Đọc. GV: Nêu yêu cầu đọc: Trong đoạn trích tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp bằng giọng điệu trào phúng, châm biếm cho nên khi đọc cần đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận được nghệ thuật đó của tác giả. Nhấn giọng ở những từ ngữ ấy thế mà, đùng một cái, con yêu, bạn tốt; giọng đọc mỉa mai, giễu cợt, lúc xót xa. - GV đọc một đoạn, sau đó gọi 3 hs đọc kế tiếp cho đến hết văn bản; gv nhận xét cách đọc của hs. Y: Đọc chú thích 1,2,3,4,5,6,7 TB: Đoạn trích thuộc kiểu văn bản nào đã học? HS: Trình bày. GV: Bổ sung: Đoạn trích thuộc kiểu *văn bản nghị luận viết theo thể phóng sự - chính luận. (Phóng sự: Thể văn chuyên miêu tả việc thật có tính thời sự xã hội. Chính luận: thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị xã hội đương thời) Vấn đề nghị luận chính là Thuế máu – tiêu đề của chương. KH, G: Em có suy nghĩ gì về cách đặt tên chương I là Thuế máu cũng như cách đặt tên cho từng phần trong văn bản của tác giả? - Người dân thuộc địa phải chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí. Song có lẽ một trong những thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Thuế máu là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc; cái tên Thuế máu gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân. - Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương I gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi chỉ ra Kết quả của sự hi sinh các phần nối tiếp nhau như thế chứng tỏ sự tố cáo mạnh mẽ và triệt để của Nguyễn Ái Quốc. GV: Là văn bản nghị luận, vấn đề được bàn luận chính là tiêu đề chương Thuế máu”, để làm rõ vấn đề này tác giả đã triển khai thành 3 luân điểm (3 phần của chương) Chúng ta sẽ cùng phân tích văn bản theo bố cục ba phần mà tác gải đã sắp đặt. II. Phân tích. (25 phút) 1. Phần I: Chiến tranh và người bản xứ. HS. Đọc đoạn từ đầu đến được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. KH. Nội dung em vừa đọc đề cập đến vấn đề gì? * Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người bản xứ: TB: Tìm những chi tiết diễn tả thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra? - * Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ [] họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, []. Đùng một cái, [] được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. TB. Tại sao những từ ngữ “An-nam-mít”, “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” trong đoạn trích lại được tác giả đặt trong dấu ngoặc kép? - Những từ ngữ trong ngoặc kép là lời nói của chính quyền thực dân trong bản bố cáo của phủ toàn quyền Đông Dương được tác giả nhắc lại một cách nguyên vẹn, đây là hình thức giễu nhại được tác giả sử dụng với dụng ý riêng. KH: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của của tác giả ở đoạn trích này? - Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật tương phản, cùng với việc dùng lời dẫn trực tiếp, giọng điệu giễu nhại, mỉa mai trào phúng. KH, G: Cách diễn đạt này có tác dụng gì? Em hãy thử phân tích để thấy được điều đó? - Làm rõ bộ mặt tráo trở bịp bợm, vô lương tâm của chế độ thực dân xảo quyệt. - Cụ thể: Với giọng điệu giễu nhại, mỉa mai trào phúng, tác giả đã sử dụng lời dẫn trực tiếp* (cách gọi người bản xứ của chính quyền thực dân trước khi có chiến tranh xảy ra) và những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác lên cho người lính thuộc địa*, cùng với những từ ngữ chỉ sự thay đổi nhanh chóng, bất ngờ *“lập tức”, “đùng một cái” để đả kích sự trơ trẽ, lừa bịp của giai cấp cầm quyền, họ gọi cuộc chiến tranh phi nghĩa đầy chết chóc là *“cuộc chiến tranh vui tươi”. “Cuộc chiến tranh vui tươi” mà Nguyễn Ái Quốc đề cập tới ở đây chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918): Đây là cuộc xung đột ác liệt giữa các nước đế quốc đang tranh giành ảnh hưởng, quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở nhiều nước tư bản, người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. - Trước chiến tranh, người dân bản xứ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật (họ chỉ là *những tên da đen bẩn thỉu, những tên *“An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng *chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị nhà ta). Khi cuộc chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý (*“con yêu”, “bạn hiền”, *“chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”). Tất cả cách diễn đạt đó đã làm cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai hơn. TB: Qua việc phân tích, em thấy thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người bản xứ trước và trong cuộc chiến tranh nói lên điều gì? - Nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi, trơ trẽn của chính quyền thực dân nhằm biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh, bia đỡ đạn cho chúng. * Thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi, trơ trẽn của chính quyền thực dân. GV. Chuyển: Thủ đoạn lừa bịp của chính quyền thực dân được tác tác giả tiếp tục vạch trần như thế nào? mời các em cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của chương I. HS. Đọc đoạn từ “Nhưng họ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt” đến “kh ... bảo “Chẳng kiếp gì sung sướng thật thế là sung sướng”. - Trong cách xưng hô ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật: nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai. Trong lời lẽ, ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp hai người là “ông con mình” (thể hiện sự kính trọng người già) xưng là “tôi” (thể hiện quan hệ bình đẳng). TB: Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc? - Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói” (thể hiện sự tôn trọng) đồng thời xưng hô gộp hai người là “chúng mình”, cách nói cũng xều xoà “nói đùa thế” (thể hiện sự thân tình). - Nhưng qua cách nói của lão Hạc, ta thấy vẫn có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách: cười thì chỉ “cười đưa đà, cười gượng”; thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng lúc ấy và khí khái của lão Hạc. c) Củng cố, luyện tập: (4 phút) TB: Vai xã hội là gì? Vai xã hội được xác định bằng những quan hệ nào? - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội). + Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình). - Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. KH: Tìm trong văn bản Tức nước vỡ bờ vai xã hội của các nhân vật trong văn bản đó? - HS trả lời, gv nhận xét, bổ sung. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút) - Xem lại ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 3 sgk (tr – 95); đọc và suy nghĩ trước bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. ======================= Ngày soạn: 15/3/2011 Ngày dạy:17/3/2011 Dạy lớp: 8B Tiết 108. Tập làm văn: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe). b) Về kĩ năng: Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận cho hợp lí. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS, soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trước bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: . - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút) GV kiểm tra vở bài tập của học sinh và nhận xét việc làm bài tập của các em. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Văn nghị luận được làm nên bằng sức mạnh chủ yếu là lí trí của con người làm văn, mục đích: tác động vào lí trí của người (làm văn). cần được thuyết phục. Những bài văn nghị luận hay, có sức lay động, cảm hoá lòng người cho nên không thể thiếu yếu tố biểu cảm. b) Dạy nội dung bài mới: I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. (20 phút) 1. Ví dụ: Văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. sgk (tr – 95,96). HS: Đọc ví dụ. TB: Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản? - Từ ngữ biểu cảm: Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, dù, ai, cũng phải. - Câu cảm thán: + Hỡi đồng bào toàn quốc! + Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! + Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! + Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! + Kháng chiến thắng lợi muôn năm! KH: Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không? - Có nhiều từ ngữ câu văn có giá trị biểu cảm. + Từ ngữ biểu cảm: biết chừng nào, phỏng có được không + Câu văn có tính chất biểu cảm: “Ta thường vui lòng”. “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” KH: Tuy nhiên, hai văn bản vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm? Vì sao? - Hai văn bản viết ra không nhằm mục đích biểu cảm (bộc lộ tình cảm) mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải, trái, đúng, sai, nêu suy nghĩ và nên sống như thế nào?). - Văn bản nghị luận nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận Ở những văn bản nghị luận như thế, biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo, mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi. HS: Theo dõi bảng đối chiếu (tr - 96) TB: Những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1) vì sao? - Nếu tước bỏ yếu tố biểu cảm, bài văn nghị luận sẽ khô khan khó có thể gây xúc động truyền cảm hấp dẫn người đọc, người nghe. Vì vậy biểu cảm không thể thiếu được trong bài văn nghị luận mặc dù nó chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. - Những câu ở cột (2) hay vì có yếu tố biểu cảm. TB: Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? - Giúp văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, từ đó tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc (người nghe). H: Thông qua việc tìm hiểu các văn bản Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? HS: Thảo luận nhóm (bàn) thời gian 5 phút, sau đó học sinh trả lời. - Trong văn nghị luận, yếu tố biểu cảm chỉ đóng vai trò phục vụ cho công việc nghị luận. Bởi thế, yếu tố biểu cảm trong một bài văn nghị luận sẽ không được xem là có giá trị, là đặc sắc, nếu nó làm cho mạch nghị luận của bài văn bị phá vỡ, quá trình nghị luận bị đứt đoạn, quẩn quanh. H: Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới? - Người làm văn nghị luận phải thật sự có tình cảm với những điều mình viết (nói). H: Chỉ rung động thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả” hay “uốn lưỡi cú diều”? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có những phẩm chất gì khác nữa? - Biểu cảm trong văn bản nghị luận không hoàn toàn giống tự sự, miêu tả, biểu cảm đơn thuần mà nó phải hoà vào luận cứ, luận chứng làm nổi bật và khắc sâu luận điểm. Nó diễn tả luận chứng bằng hình ảnh, bằng câu cảm, bằng từ ngữ gợi cảm nhưng vẫn không quên nhiệm vụ chủ chốt là từng bước giải quyết vấn đề trên cơ sở làm sáng tỏ hệ thống luận điểm. - Người làm bài phải tập cho ngày một thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng các phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm. H: Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao? - Chưa đúng, vì nếu có quá nhiều yếu tố biểu cảm thì sẽ không còn là một bài văn nghị luận. Biến bài nghị luận thành bài lí luận dài dòng, không đáng tin cậy hoặc làm giảm bớt đi sự chặt chẽ trong mạch lập luận, thậm chí phá vỡ lô gích luận chứng. Cuối cùng có thể làm cho bài văn nghị luận xa rời thể loạilạc sang biểu cảm thông thường. - Chưa đúng, vì người làm phải chú ý làm cho cả cảm xúc và sự diễn tả cảm xúc của mình đều chân thực. TB: Để làm bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người viết phải làm gì? 2. Bài học: - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. HS: Đọc ghi nhớ sgk (tr - 97). * Ghi nhớ: sgk (tr - 97). II. Luyện tập: (15 phút) 1. Bài tập 1: sgk (tr - 97) HS: đọc bài tập . TB: Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì? - Biện pháp biểu cảm: + Giễu nhại: tên da đen bẩn thỉu; tên An-nam-mít bẩn thỉu; con yêu. bận hiền; chiến sĩ bảo vệ tự do và công lí. Tác dụng: phơi bày giọng điệu dối trá của bọn thực dân. + Hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân: “Nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kì diệu bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái”; “Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng”. Tác dụng: những ngôn từ mĩ miều không che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân, cả sự chế nhạo cười cợt. Cho nên yếu tố biểu cảm đã tạo hiệu qủa về tiếng cười châm biếm sâu cay. 2. Bài tập 2: sgk (tr – 97,98) HS: Đọc đoạn văn. KH: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm? - Trong đoạn văn tác giả không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò để họ thấy tác hại của việc “học tủ”, “học vẹt”. Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự “xuống cấp” trong lối học văn và làm văn của những học sinh mà ông thật lòng quí mến. - Những tình cảm ấy biểu hiện rõ ở cả ba mặt: từ ngữ, câu văn và giọng điệu của lời văn. c) Củng cố, luyện tập: (4 phút) TB: Để làm bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người viết phải làm gì? - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút) - Xem lại ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ; làm bài tập 3 sgk (tr – 98). - Đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản Đi bộ ngao du. =================================
Tài liệu đính kèm: