Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 105 đến 108 - Tuần 29

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 105 đến 108 - Tuần 29

THUẾ MÁU.

 ( Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp) - Nguyễn Ái Quốc -

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :

 - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làmvật hi sinh cho quyền lợicủa mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “ thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.

 - Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Aí Quốc trong văn chính luận.

- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận theo luận điểm, luận cứ

 B/ Chuẩn bị.

 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ ( tác giả, tác phẩm), tranh tác giả.

 . HS : Đọc kỹ văn bản, chú thích. Soạn bài theo yêu cầu ở SGK.

 C/ Phương pháp:

Đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình, liên hệ thức tế.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 105 đến 108 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29. Ngày soạn: 18/03/2010
 Tiết : 105+106	 Ngày dạy:22/3/2010
Văn bản : 
Thuế máu.
 ( Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp) - Nguyễn ái Quốc - 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : 
 - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làmvật hi sinh cho quyền lợicủa mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “ thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
 - Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Aí Quốc trong văn chính luận.
- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận theo luận điểm, luận cứ
 B/ Chuẩn bị. 
 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ ( tác giả, tác phẩm), tranh tác giả.
 . HS : Đọc kỹ văn bản, chú thích. Soạn bài theo yêu cầu ở SGK.
 C/ Phương pháp:
Đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình, liên hệ thức tế...
D/Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định : 
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 - Cảm nhận của em sau khi học xong “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp ? (9 điểm).
(. Mục đích: Học để làm ngườicó đạo đức, tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không chỉ để cầu danh lợi...
. Cách học : Học có phương pháp, học rộng hiểu sâu, nắm gọn; học đi đôi với hành
 . HS liên hệ bản thân tốt ).
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động thầy- trò
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: H.dẫn HS hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hồ chí Minh?
? Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong hoàn cảnh tình hình thế giới ntn ?
- Viết bằng tiếng Pháp, in lần đầu tại Pa-ri năm 1925. Năm 1946 xuất bản bằng tiếng Pháp tại Việt Nam. Năm 196 xuất bản bằng tiếng Việt và sau đó được tái bản nhiều lần.
- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh các đế quốc thực dân thi hau bành trướng, xâm chiếm nhiều nơi làm thuộc địa. Chúng vơ vét trắng trợn nhiều của cải, nhân lực. Vì thế cuộc sống nhân dân các xứ thuộc địa vô cùng cực khổ. Nên làn sóng cách mạng dâng lên mạnh mẽ ở khắp nơi. Bản án...ra đời như tiếp thêm sức mạnh cho làn sóng Cm ấy.
? Bản án....ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy có ý nghĩa gì ? 
Tư liệu phương pháp, chính xác, nghệ thuật châm biếm sâu sắc, TP đã tố cáo và kết án những tội ác tày trời.
- Nói lên tình cảnh khốn cùng của nhân dân...
- Vạch ra con đường đấu tranh cho dân tộc thuộc địa...
GV giới thiệu: ( dùng bảng phụ)
Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục:
Chương 1: Thuế máu
 2: Việc đầu đầu người bản xứ
 3: Các quan thống đốc,
 4: Các quan cai trị
 5: Những nhà khai thác
 6: Tệ tham nhũng trong bộ máy chính trị.
 7: Bóc lột người bản xứ
 8: Công lí.
 9: Chính sách ngu dân
 10: Chủ nghĩa giáo hội.
 11: Nối thống khổ của người phụ nữ bản xứ
 12: Nô lệ thức tỉnh.
Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam. Mỗi chương trong TP viết về 1 chuyên đề và tất cả hợp thành 1 bản cáo trạng đanh thép về tội ác của CNTD, về cuộc sống khốn cùng của người dân bản xứ.
Với sự ra đời của Bản án...ta thấy lần đầu tiên CNTD bị lên án 1 cách hệ thống toàn diện, cụ thể chính xác dưới ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của NAQ.
 Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, chứng tỏ ý chí chiến đấu dành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn ái Quốc. Đồng thời tp cũng thể hiện một nghệ thuật trào phúng đả kích sắc sảo, đa dạng.
?Văn bản "Thuế máu" nằm ở phần nào của tác phẩm ?
? Thuế máu là tên chương được g/thích và chứng minh qua những phần nào của văn bản. Thuế máu là tên chương được gt và CM một cách lô gíc, rõ ràng qua tên các phần 
1. Chiến tranh và người bản xứ. 2. Chế độ lính t/nguyện.
3. Kết quả của sự hi sinh.
?Trình tự và cách đặt tên các phần trong văn bản có ý nghĩa gì ? Nhận xét của em về cách đặt tên chương, phần của tác giả?
- Gợi lên quá trình lừa bịp để đưa thân xác người dân thuộc địa vào guồng máy chiến tranh của TDP. Đồng thời chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn AQuốc.
- Vừa theo lô gíc thời gian, vừa sáng tạo, mạch lạc, chặt chẽ trong 1 hệ thống luận điểm của văn bản
 Hoạt động 2: H.dẫn đọc, hiểu chú thích.
. GVhướng dẫn cách đọc( đúng ngữ điệu...), gọi HS đọc ( 3 em- 3 phần).
 Lưu ý HS : thuế máu, An-nam mít...
? Vaờn baỷn ủửụùc vieỏt theo theồ loaùi naứo? Phửụng thửực bieồu ủaùt chớnh laứ gỡ?
?Neõu caựch hieồu cuỷa em veà caựch ủaởt tieõu ủeà “thueỏ maựu” ?
Gợi ý: Em hiểu thuế là gì?
 Thuế: là khoản tiền hay h/vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh tuỳ theo tài sản, thu nhập và nghề nghiệp....buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định. Khoản tiền thuế thu được nhà nước sử dụng vào việc ổn định, nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng phát triển đất nước.
- Thuế hàng hoá, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập.
? Em biết ở thời kì này, người dân thuộc địa đã phải chịu những thứ thuế gi? Và thuế máu là thứ thuế gì?
Trong thời pháp thuộc, người dân phải chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ 1 thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là thuế máu - một loại thuế mà người dân thuộc địa không phải nộp bằng tiền mà bằng chính xương máu mạng sống. Thuế máu là 1 tội ác vô cùng dã man của chính quyền thực dân Người bản xứ.
? Nếu xem thuế máu là luận điểm chính thì tên các phần trong văn bản là gì ?
Hoạt động 3: H.dẫn HS phân tích văn bản.
. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.(4 tổ)
- So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở ba thời điểm: trước- trong - sau chiến tranh. ( hết tiết 1)
? Trước chiến tranh, họ- những người bản xứ bị đối xử như thế nào? 
Gợi ý: 1. Trước khi có chiến tranh chúng gọi người dân thuộc địa ntn ?
2. Thái độ của chúng đối với người dân thuộc địa ntn ?
Khinh bỉ, miệt thị, con người dân thuộc địa là giống người hạ đẳng đáng kinh, và đối xử với họ như xúc vật
?Sau khi cuộc chiến tranh vui tươi nổ ra, họ được đối xử như thế nào?( được gọi bằng những cái tên như thế nào?
Những đứa "con yêu" , những "người bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé.Được phong cho cái danh hiệu tối cao là "Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do ".
?vì sao có sự thay đổi đó? Em thử bình luận về sự thay đổi này?
Vì chúng muốn che dấu dẫ tâm lợi dụng xương máu của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh. Đây là thủ đoạn của chính quyền thực dân.
? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả khi nói “ cuộc chiến tranh vui tươi”?
? Số phận của người bản xứ ra sao khi họ được đột ngột phong chức?
? Tác giả đã xử dụng những phương pháp nghị luận nào?
? TN, h/ả , con số vừa có sức gợi tả xác thực, vừa mang tính trào phúng sâu sắc và xót xa có ý nghĩa ntn ?
(? Đã gợi trước mắt ta cái chết của người lính ở các chiến trường châu âu ntn ? )
- Lấy bút chì gạch chân d/chứng + lời bình.
? Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận và cách dùng từ trong đoạn văn này?
? Qua đó cho thấy thái độ tg ntn ?
GV chuyển: và người dân bản xứ đã phải trả một cái giá khá đắt cho những vinh dự đột ngột và hào nhoáng ấy ntn ? Chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung thứ 2.
?Theo em hieồu, theỏ naứo laứ tỡnh nguyeọn?
? Trong trửụứng hụùp naứy tỡnh nguyeọn ủửụùc hieồu nhử theỏ naứo? Thửùc chaỏt cuỷa cheỏ ủoọ lớnh tỡnh nguyeọn maứ thửùc daõn reõu rao laứ gỡ?
? Luận điểm này được trình bày bằng mấy luận cứ 
- Những thủ đoạn mánh khoé bắt lính của TDP
- Phản ứng của người bị bắt lính.	
- Luận điểm của chính quyền thực dân.
? Các thủ đoạn mánh khoé bắt lính của TDP được tác giải chỉ rõ ntn ?
?Phản ứng của người lính có gì khác thường ?
? Từ đó em hiểu người dân có thực sự đi lính TN không?
? Trước sự thực ấy, phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố gì ?
? Khi ấy sự thật nào được phơi bày ?
Tốp bị xích tay...bị nhốt...
? Thaựi ủoọ cuỷa taực giaỷ khi noựi tụựi vaỏn ủeà naứy?
Chuự yự ủoaùn cuoỏi cuỷa vaờn baỷn:
? Caựch hieồu cuỷa em veà cuùm tửứ “Khi ủaùi baực ủaừ ngaựn thũt ủen thũt vaứng”?
? Khi chiến tranh chấm dứt thái độ của nhà cầm quyền đối với người lính thuộc địa như thế nào 
?Keỏt quaỷ cuỷa sửù hy sinh laứ gỡ?
? ẹeồ traỷ coõng lao cho nhửừng chieỏn sú coứn soỏng vaứ gia ủỡnh coự ngửụứi hy sinh, thửùc daõn Phaựp ủaừ duứng caựch naứo?
?Vỡ sao vieọc caỏp moõn baứi baựn thuụực phieọn laùi laứ “ moọt luực phaùm hai toọi aực”?
? Taực giaỷ ủaừ sửỷ duùng caõu nghi vaỏn trong ủoaùn naứy nhaộm muùc ủớch gỡ?
?Nhaọn xeựt cuỷa em veà nhửừng caựch ủoỏi xửỷ cuỷa Phaựp vụựi nhửừng ngửụứi thuoọc ủũa?
? Yeỏu toỏ bieồu caỷm trong vaờn baỷn naứy laứ gỡ?
Toựm laùi: toaứn ủoaùn trớch naứy, taực giaỷ nhaốm hai noọi dung chớnh. ẹoự laứ gỡ?
Baỷn chaỏt cuỷa chớnh quyeàn thửùc daõn,
Soỏ phaọn bi thaỷm cuỷa nhửừng ngửụứi daõn thuoọc ủũa.
- Hoạt động 4: H.dẫn HS tổng kết bài.
? Nhận xét về trình tự bố cục văn bản, ngôn ngữ, hình ảnh
 ? Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, giọng điệu.
 - Phân tích yếu tố biểu cảm, tự sự trong đoạn trích? Tác dụng trong việc thể hiện nội dung?
? Qua văn bản này tác giả phản ánh điều gì ?Qua đó em hiểu thêm được điều gì về cuộc sống của những người dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc?
 . HS trình bày – GV chốt ý- HS đọc ghi nhớ. 
? Qua văn bản này em học tập được điều gì về cách làm bài văn nghị luận? 
 I/ Tác giả - Tác phẩm.
1. Tác giả: 
Nguyễn Aí Quốc là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1919 đến trước 1945....
2. Tác phẩm:
- là chương đầu của “Bản án chế độ thực dân Pháp”- viết năm 1922-1925.
II/ Đọc – hiểu chú thích.
Đọc:
Chú thích
III/ Phân tích.
1.Chiến tranh và người bản xứ:
a) Trước chiến tranh.
-Những tên da đen bẩn thỉu
- An - nam - mít bẩn thỉu.
- Khinh miệt, đánh đập ...người dân bản xứ như xúc vật
b) Trong chiến tranh.
-Tâng bốc, vỗ về “con yêu, bạn hiền,chiến sĩ bảo vệ công lí ...”
->lừa bịp bỉ ổi- biến họ thành vật hi sinh 
 Bản chất thâm độc, lừa bịp trơ trẽn tàn nhẫn.
=>Dùng từ sáng tạo mang màu sắc châm biếm, đả kích giọng điệu giễu nhại
- ở chiến trường; phơi thây, bỏ xác; lấy máu...lấy xương cái chết thê thảm
- ở địa phương; làm kiệt sức, nhiễm độc đau đơn chết.
=> Con số gây ấn tượng mạnh về cái chết,giọng điệu vừa xót xa mỉa mai, hình ảnh b/tượng giàu sức biểu cảm, tư liệu cảm xúc
 Tố cáo tội ác chính quyền TD Pháp
 Cách dùng từ sáng tạo trong nghệ thuật trào phúng châm biếm, đả kích của Nguyễn ái Quốc.
2. Chế độ lính tình nguyện:
- Các thủ đoạn mánh khoé bắt lính:
+ Bắt người nghèo, khoẻ con nhà giàu.
+ Gây ra những vụ nhũng lạm trắng trợn "đi lính TN hoặc xì tiền ra".
- Phản ứng của người bị bắt lính.
+ Trốn, tự làm cho mình mắc bệnh nặng
 không hề có sự tự nguyện.
- Luận điệu lừa bịp của chính quyền TD Pháp: Lời nói >< sự thật 
 bản chất lừa bịp trơ trẽn.
3. Kết quả của sự hi sinh:
- Những lời tình tứ im bặt, người bản xứ mặc nhiên trở về giống người hèn hạ
- Chúng cướp đoạt của cải, đánh đập vô cớ....
- Đối với thương binh người Pháp....cấp cho môn bài bán thuốc phiệnà“ đầu độc cả một dân tộc để vét cho đầy túi”.
=> Giọng điệu mỉa mai châm biếm, câu nghi vấn điệp cấu trúc câuàcăm phẫn sự độc ác, thô bỉ, trơ trẽn... của thực dân Pháp.
IV/ Tổng kết:
 1. Nghệ thuật: 
- Theo thời gian: trước, trong, sau chiến tranh
- Ngôn ngữ sắc sảo, hình ảnh giàu bản chất
- Giọng điệu châm biếm,đả kích đanh thép sâu cay, sắc sảo, tài tình.
- Dẫn chứng phong phú,Lập luận sắc bén
- Kết hợp tự sự + biểu cảm trong nghị luận.
 2. Nội dung. ( ghi nhớ SGK/92 ).
 4. Củng cố :
 - Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích ?
 5. Dặn dò :
 - Học bài giảng –thuộc tốt một số đoạn mà em thích.
 - Soạn tốt bài “ Hội thoại ”
 * .Rút kinh nghiệm:
Tuần 29	Ngày soạn : 
 Tiết 107 Ngày dạy: 
Tiếng Việt. 
hội thoại
A/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS hiểu : Khái niệm vai xã hội, lượt lời và biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Như vậy tác dụng giáo dục thực tiễn ở ba tiết học này lớn hơn là sự hiểu biết về lí thuyết sử dụng ngôn từ. 
 B/ Chuẩn bị 
 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ .
 . HS : Soạn tốt các câu hỏi trong bài .
 C/ Phương pháp:
	Phân tích mẫu, liên hệ thức tế, thực hành...
 D/ Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định 
 2. GV kiểm tra bài cũ:
 - Em hiểu thế nào là hành động nói ? Cách thực hiện hành động nói ? Cho ví dụ về hành động điều khiển ? ( 9 điểm ).
 * Đ. án: - Là hành động do người nói thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
 - Mỗi hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó( trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác( gián tiếp). 
 - HS lấy ví dụ đúng.
 	3. Bài mới :
 Giới thiệu bài.
Hoạt động thầy – trò
Nội dung ghi bảng.
 Hoạt động 1: H.dẫn HS tìm hiểu k/n vai xã hội
 .HS đọc lại đoạn trích ở SGK/92.
 . Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo hệ thống câu hỏi.
 ? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai là vai dưới?
? Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách
? Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích tại sao?
? Theo em trong xã hội một người chỉ có một vai duy nhất hay nhiều vai? Cho ví dụ.
? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì ?
? Nếu em cần giao tiếp với : cha mẹ, anh chị, bạn bè, em...em cần có những cách nói như thế nào cho phù hợp.
 . HS trình bày – nhận xét – bổ sung .
 . GVchốt ý – HS đọc ghi nhớ.
 .Hoạt động 2: H.dẫn HS làm bài tập .
 * HS đọc bài tập –xác định yêu cầu bài tập. 
 * Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Tố 1(bài1); tổ 2(bài 2); tổ 3(bài3) ;tổ 4 (bài 4)
*HS trình bày – nhận xét – bổ sung.
*GV sửa chữa- bổ sung – chốt ý đúng.
I/ Vai xã hội trong hội thoại.
* Đoạn văn : Trong lòng mẹ.
1. Quan hệ: gia tộc .
- Vai trên : người cô.
- Vai dưới : bé Hồng.
2.Cách xử sự của người cô đáng trách: thiếu thiện chí, không đúng mực,không phù hợp với quan hệ ruột thịt.
3. Hồng cố kìm nén sự bất bình, để giữ được thái độ lễ phép, vì Hồng là người thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên.
* Ghi nhớ : ( SGK / 94)
II/ Bài tập :
Bài1:- nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm cho tướng sĩ 
- chê trách tướng sĩ, khuyên bảo rất chân tình.
Bài 2:
 a) Địa vị xã hội ông giáo cao hơn- tuổi ít hơn.
- Lão Hạc địa vị thấp hơn – tuổi cao hơn. 
b) –Sự tôn trọng của ông giáo với lão Hạc: cụ, ông con mình.
c)- Thái độ quí trọng, thân tình của lão Hạcvới ông giáo : ông giáo, dạy , chúng mình, nói đùa thế. 
-Tâm trạng không vui, giữ ý : cười đưa đà, gượng->phù hợp tâm trạng, tính cách lão.
 4. Củng cố: 
 - Hãy cho biết vai xã hội là gì ? Cách ứng xử các vai xã hội ?
 5.Dặn dò: 
 - Học tốt bài giảng, thuộc ghi nhớ.
 - Soạn tốt bài : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 29 Ngày soạn: 
 Tiết 108 Ngày dạy: 
 Tập làm văn :
 Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
 - Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu được trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người nghe(đọc ).
 - Nắmđược những yêu cầu cần thiết của việc đưa những yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong thuyết phục. 
 B. Chuẩn bị .
 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ ( đoạn văn mẫu )
 . HS : Soạn tốt các câu hỏi trong bài .
 C. Phương pháp:
	Phân tíhc mẫu, qui nạp...
 D. Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Qua bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn em thấy có chặt chẽ, đanh thép và làm em xúc động mạnh mẽ không ? Vì sao ? ( 9 điểm)
( . Rất chặt chẽ,đanh thép : Khích lệ nhiều mặt – tập trung một hướng, phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quang... chỉ ra việc đúng nên làm- cái lợi cái hại
. Làm xúc động, thuyết phục cao: lời văn giàu cảm xúc; bộc lộ tình cảm bản thân( đau xót, căm giận,thân tình...)
 3.Bài mới:
 Giới thiệu bài .
Hoạt động của thầy – trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: H.dẫn HS tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
 . HS đọc lại văn bản mẫu ở SGK/95. 
 . Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi ở SGK.
? Tìm từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên? Việc sử dụngtrên của HCM có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không ?
?Tại sao 2 văn bản trên vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm.
? Hãy so sánh 2 cột ở bảng đối chiếu. Em thấy cột (2) hay hơn cột(1)tại sao? Vậy yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có vai trò như thế nào.
. HS trình bày- nhận xét – bổ sung- GV chốt ý.
. HS đọc ghi nhớ ( ý 1 SGK/ 97).
Hoạt động 2: H.dẫn HS hiểu cách thể hiện, phát huy yếu tố biếu cảm trong văn nghị luận.
- HS thảo luận câu hỏi2 :- Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ( cần suy nghĩ hay xúc động và những phẩm chất nào nữa? )
 - Có ý kiến cho rằng: càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng? Đúng không? Vì sao ?
 . HS trình bày- nhận xét – bổ sung- GVchốt ý.
 . HS đọc ghi nhớ ( SGK / 97)
 Hoạt động 3: H.dẫn HS làm bài tập . 
. HS đọc bài tập – xác định yêu cầu- làm nhóm.
 Bài 1: Chỉ ra yếu tố biểu cảm ở phần1- Chiến tranh và người bản xứ ( thuế máu). Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để biểu cảm ? Tác dụng của biểu cảm?
 . HS trình bày – nhận xét- GVchốt ý.
 . Hướng dẫn HS làm bài tập 2,3.
I/ Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
1. Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
a) Những câu cảm thán, từ biêủ cảm mạnh mẽ:
- Hỡi đồng bào toàn quốc !
- Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ 
- Hỡi đồng bào !
- Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân ...
b) Tác dụng: Tăng thêm cái “hay”cho văn bản
* Ghi nhớ : (ý 1 ở SGK/ 97)
2. Lưu ý khi vận dụng.
- Tác giả xúc động -> văn bản hay. 
=>yếu tố biểu cảm chỉ có giá trị, đặc sắc khi người viết thực sự có cảm xúc- diễn đạt một cách chân thực, truyền cảm- không làm mất đi sự mạch lạc của văn bản.
*Ghi nhớ ( ý 2-SGK/ 97)
I/ Bài tập :
Bài 1. – Yếu tố biểu cảm: 
- Từ nhại : những tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do,...
- Hình ảnh mỉa mai: nhiều người... cảnh kì diệu của ...xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái...
=>tạo tiếng cười châm biếm sâu cay.
 4/ Củng cố: 
 Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận có tác dụng như thế nào? Lưu ý khi sủ dụng ?
 5/ Dặn dò :
 - Học bài, làm tốt bài tập 2, 3.
 - Soạn tốt bài Đi bộ ngao du 
* Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 29vha.doc