I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tấu.
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong một đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
3.Thái độ
Có ý thức học tập để làm tốt bổn phận và trách nhiệm của người công dân đối với đất nước.
Ngày soạn: 09/3/2011 Ngày giảng: 14/3/ 2011 Bài 25 Tiết 103 văn bản: Bàn về phép học Nguyễn Thiếp I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tấu. - Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu. - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong một đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. 3.Thái độ Có ý thức học tập để làm tốt bổn phận và trách nhiệm của người công dân đối với đất nước. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng giao tiếp 2. Kĩ năng xác định giá trị 3. Kĩ năng lắng nghe tích cực 4. Kĩ năng hợp tác III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: các vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm 2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sgk IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ) V. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’) H. Đọc thuộc lòng văn bản Nước Đại Việt ta và nêu nội dung văn bản? - HS đọc thuộc văn bản. - Nội dung: Nước Đại Việt ta có nền văn hóa lâu đời, có chủ quyền riêng, lãnh thổ riêng, lịch sử riêng và có phong tục tập quán. Kẻ thù đến xâm lược nhất định bị đánh bại. 3. Bài mới * Khởi động ( 1’) Vấn đề học đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn “ Bàn luận về phép học” trong bản tấu trình vua Quang Trung của nhà nho lừng danh Nguyễn Thiếp Hoạt độntg của thầy và trò T/g Nội dung Hoạt động 1. Đọc- hiểu văn bản * Mục tiêu - Đọc sáng tạo văn bản. - Những hiểu biết bước đầu về tấu. - Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản. GV hướng dẫn học sinh đọc: chân tình, vừa tự tin, vừa khiêm tốn. - GV đọc mẫu, Hs đọc,GV nhận xét uốn nắn. H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - HS trả lời, Gv chốt H. Em hiểu tấu là gì? Nét khác cơ bản của tấu so với Chiếu, cáo , hịch? - Hịch, cáo, chiếu thường do vua chúa viết ban xuống cho thần dân. - Tấu: do thần dân viết dâng giử lên vua chúa. H. Bài văn thuộc loại văn bản nào? vì sao - VBNL vì đề xuất ý kiến, trình bày, chủ trương quan điểm. H. Hoàn cảnh ra đời bài tấu? H. Trong văn bản chú thích nào khó và quan trọng ? vì sao? - HS thảo luận nhóm bàn/ 2’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét, GV chốt. GV mặc dù là đoạn trích song đoạn trích gồm nội dung: + Nêu mục đích chân chính của việc học + Phê phán những lệch lạc sai trái trong việc học. + Khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong việc học. + Tác dụng của việc học chân chính. H. Từ những nội dung trên hãy xác định những phần văn bản ứng với nội dung đó? - HS trả lời, GV nhận xét và chốt. H.Theo dõi phần văn bản nói về nội dung trên em có nhận xét gì về cách nêu và lập luận của tác giả? - Dùng câu c hâm ngôn dễ hiểu, tăng sức thuyết phục, khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu, khái niệm “đạo” vốn trìu tượng phức tạp được giải thích một cách đơn giản. H. Qua đó tác giả đã xác định mục đích chân chính của việc học là gì? GV dẫn dắt H. Theo dõi văn bản, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc sai trái nào? - Phê phán lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi H. Nguyễn Nhiếp quan niệm như thế nào về lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi? - Lối học chuộng hình thức: học thuộc câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không có chất. - Cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc H. Tác hại của lối học ấy là gì? - Chỉ ra hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót-> nước mất, nhà tan. GV: GV nói về sự thối nát của triều đình Lê- Trịnh: Vua Lê, chúa Trịnh đều là bạo chúa, bù nhìn, dâm loạn, hèn nhát, tầm thường, thần nịnh hót, người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi không có thực chất.-> nước mất, nhà tan. H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn này? tác dụng? H. Để khuyến khích việc học Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách nào? - Việc học phải phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. GV liên hệ tinh thần học tập của học sinh và những chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích học tập H. Bài tấu có đoạn bàn về phép học đó là những phép học nào? - Phương pháp học + Từ thấp lên cao + Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản cốt yếu. + Học kết hợp với hành H.Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn này? tác dụng? H. Phép học ấy sẽ có tác dụng, ý nghĩa như thế nào? - HS trả lời, GV khái quát Gv: cuối bài tấu tác giả mong muốn vua xem xét, ban chiếu và thực thi. Hoạt động 2. Rút ra ghi nhớ * Mục tiêu - Trình bày được giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa mà văn bản thể hiện. H. Em có nhận xét đánh giá chung gì về nghệ thuật và nội dung mà văn bản thể hiện? - HS thảo luận nhóm 8/ 3’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét - GV chốt + Lập luận: đối lập hai quan điểm về việc học, có luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một trí thức đối với đất nước - HS đọc ghi nhớ sgk, cho biết nội dung cần nắm trong ghi nhớ. H. Qua bài văn em hiểu gì về tác giả? Từ đó giúp em hiểu điều gì? - Yêu nước, quan tâm đến vận mệnh đất nước, trọng chữ, trọng tài - HS tự liên hệ GV liên hệ ý nghĩa bài tấu trong thời đại ngày nay. H. Bài văn theo em có ý nghĩa gì? - Bằng lập luận chặt chẽ, sáng tỏ. Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về việc học. Hoạt động Luyện tập không thực hiện trên lớp GV hướng dẫn học sinh về nhà liên hệ mục đích và phương pháp học tập 28’ 8’ I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc 2.Thảo luận chú thích a.Chú thích * - Nguyễn Thiếp ( 1723- 1804) Quê Hà Tĩnh là người học rộng, hiểu sâu, đỗ đạt dưới triều Lê, được người đời rất kính trọng - Tác phẩm +Tấu: là thể loại văn thư của bề tôi được viết bằng văn xuôI, văn vần, hoặc biền ngẫu , trình lên vua chúa đề nghị, kiến nghị của mình. + Đoạn trích là một phần bản tấu của Nguyễn Thiếp giử vua Quang Trung khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua. b.Các chú thích khác 2, 3 II. Bố cục III.Tìm hiểu văn bản 1. Nêu mục đích chân chính của việc học Tác giả xác định mục đích chân chính của việc học là “ học để làm người” 2.Phê phán những biểu hiện sai trái lệch lạc. Bằng phép liên kết chặt chẽ, câu văn ngắn, ý văn rõ ràng, mạch lạc tác giả đã phê phán những quan niệm không đúng về việc học: học cầu danh lợi cho cá nhân; lối học chuộng hình thức. 3.Khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, lời văn khúc chiết tác giả cho thấy học phải có phương pháp, học rộng rồi tóm lấy tinh chất, học đi đôi với hành. 4. Tác dụng của phép học Đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, chính quyền hưng thịnh. IV.Ghi nhớ - NT - ND 4. Củng cố ( 1’) GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp 5. Hướng dẫn học tập ( 1’) - Về nhà học bài theo nội dung ghi nhớ - Nhớ được 10 yếu tố hán Việt được sử dụng trong văn bản - Chuẩn bị bài: luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm ( Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk)
Tài liệu đính kèm: