Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 102: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 102: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức

- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.

2. Kĩ năng

- Viết đoạn văn diễn dịch và quy nạp

- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận

- Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.

3.Thái độ

 Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào quá trình tạo lập văn bản.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng hợp tác.

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng giao tiếp.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 6459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 102: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 032011
Ngày giảng: 09/ 03/2011
Bài 25
Tiết 102: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức
- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Kĩ năng
- Viết đoạn văn diễn dịch và quy nạp
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận
- Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.
3.Thái độ
 Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào quá trình tạo lập văn bản.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra giành cho giờ luyện tập)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’)
 Để có một bài văn hay và hấp dẫn người đọc yêu cầu người viết phải nắm được cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. Như vậy xây dựng đoạn văn như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
- HS đọc đoạn văn
H.Tìm câu chủ đề trong đoạn văn?
H.Câu chủ đề nằm ở vị trí nào trong đoạn văn? vậy đó là kiểu đoạn văn gì?
H. Thế nào là lập luận? Phân tích cách lập luận trong đoạn văn?
H. Nhận xét gì về cách lập luận?
- Mạch lạc chặt chẽ, đầy sức thuyết phục
- HS đọc đoạn văn b
H. Tìm câu chủ đề nêu luận điểm trong đoạn văn?
H. Vị trí của câu chủ đề? Kiểu đoạn văn?
H. Phân tích cách lập luận trong đoạn văn và nêu nhận xét?
- HS trả lời, GV chốt
H.qua tìm hiểu hai đoạn văn em rút ra được kết luận gì về cách trình bày luận điểm trong một đoạn văn?
- Thể hiện rõ ràng nội dung luận điểm, câu chủ đề đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự.
HS đọc và quan sát bài tập 2
H.Tìm luận điểm trong đoạn văn? ( Xác định câu chủ đề, vị trí, kiểu đoạn văn?)
-câu chủ đề “ Cho thằng nhà ”
- Đoạn văn quy nạp
H. Phân tích cách lập luận trong đoạn văn?
- Lập luận theo cách tương phản
H.Cách lập luận ấy có tác dụng gì?
H. Nếu tác giả xếp ý nhận xét Nghị Quế “ đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “ Vợ chồng địa chủ cũng thích chó yêu gia súc” xuống dưới thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của đoạn văn?
- Làm cho luận điểm lỏng lẻo, mờ nhạt
H. Qua đó em có nhận xét gì vê cách sắp xếp các ý( luận cứ) của tác giả?
-Chặt chẽ, hấp dẫn không thể đảo, đổi tùy tiện
H. Trong đoạn văn những cụm từ “ Chuyện chó, giọng chó, thằng nhà giàu rước chó vào nhà” được xếp cạch nhau nhằm mục đích gì?
- Làm chó đoạn văn xoáy vào ý chung vừa làm cho bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú.
H.Qua tìm hiểu bài tập em rút ra được KL gì về cách diễn đạt trong đoạn văn nghị luận?
- Cách trình bày đoạn văn nghị luận nghĩa là cách lập luận phải trong sáng, hấp dẫn, có thể dùng hình ảnh, sắp xếp các luận cứ logic đến mức không thể đảo đổi. Như vậy, luận điểm càng vững chắc, đầy sức thuyết phục.
- HS đọc ghi nhớ, xác định nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 2. Luyện tập
* Mục tiêu
- Phân tích cấu trúc của đoạn văn mẫu. Nhận xét cách sắp xếp luận điểm, luận cứ của đoạn văn
- Lập ý cho một đoạn văn trình bày luận điểm.
- Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm theo phương pháp diễn dịch.
- Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm theo phương pháp quy nạp.
- HS xác định yêu cầu bài tập 1.
- HS hoạt động cá nhân
- ý b học sinh về nhà thực hiện
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho học sinh hoạt động nhóm 8/ 5’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét.
-GV chữa
- HS đọc bài tập 3 và nêu yêu cầu.
H.Tìm luận cứ cho luận điểm a
- Viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp-> trình bày
- GV nhận xét, góp ý.
18’
18’
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
Bài tập 1.
a.Trích “ Chiếu dời đô”
- Câu chủ đề nêu luận điểm: “ Thật là chốn hội tụmuôn đời”
- Câu chủ đề đặt cuối đoạn văn -> trình bày đoạn văn theo cách quy nạp.
- Trình tự lập luận
+ Vốn là kinh đô cũ
+ Vị trí trung tâm của đất trời 
+ Thế đất quý hiếm
+ Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú tốt tươi.
+ Nơi thắng địa
+ KL: Xứng đáng là kinh đô muôn đời
=> Luận cứ đưa ra toàn diện, đầy đủ, lập luận mạch lạc, chặt chẽ đầy sức thuyết phục.
b. Trích “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
-Câu chủ đề “ đồng bào ta ngày nay ta ngày trước”
- Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch
- Trình tự lập luận: Theo lứa tuổi, theo không gian, vùng miền, theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ được giao.
=> Lập luận, toàn diện, đầy đủ, vừa khái quát, vừa cụ thể.
Bài tập 2. Đoạn văn của Nguyễn Tuân
- Luận điểm: “ Bản chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế thể hiện qua việc mua chó”
- Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quý chó, vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạch giọng chó má với người mua chó.
- Tác dụng: làm rõ bản chất chó má của giai cấp địa chủ-> làm cho luận điểm nổi bật sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Cách sắp xếp các ý chặt chẽ, hấp dẫn.
II.ghi nhớ
- Những yêu cầu khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận
III. Luyện tập
Bài tập 1.
Xác định luận điểm, diễn đạt ngắn gọn, rõ.
a. Cần tránh lối viết dài dòng, khiến người đọc khó hiểu.
Bài tập 2. Xác định luận điểm, luận cứ, nhận xét cách sắp xếp luân cứ và diễn đạt
- Luận điểm “ Tế Hanh là một người tinh lắm”
- Luận cứ 1: Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt quê hương.
- Luận cứ 2: Thơ Tế Hanh đưa ta vào thế giới rất gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ.
-> Cách luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến.
Bài tập 3:Viết đoạnvăn trình bày luận điểm
a. Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.
- Luận cứ 1: Làm bài tập chính là thực hành bài học lý thuyết. Nó làm cho kiến thức lý thuyết được nhận thức lại, sâu sắc hơn, bản chất hơn
- Luận cứ 2: Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn
- Luận cứ 3: Làm bài tập là rèn luyện các kĩ năng của tư duy, đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán
- Luận cứ 4; Vì vậy, nhất thiết phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.
4.Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài chú ý học sinh khi viết đoạn văn trình bày luận điểm
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà tiếp tục viết đoạnvăn trình bày luận điểm theo 2 cách đã học. Chuyển đổi đoạn v ăn quy nạp thành diễn dịch và ngược lại
-Chuẩn bị bài: Bàn về phép học ( đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 102.doc