Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 58

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 58

Tiết 1+2

Văn bản : TÔI ĐI HỌC

 -THANH TỊNH

1-MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.1Kiến thức.

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mát của Thanh Tịnh.

1.2 Kĩ năng.

 - Phân tích nội tâm nhân vật.

1.3 Thái độ.

 - Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

2- CHUẨN BỊ

 ảnh chân dung tác giả.

3- PHƯƠNG PHÁP.

 - Đọc diễn cảm, phân tích

4- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

4.1- Ổn định tổ chức (1)

4.2 Kiểm tra bài cũ (5)

4.3 Bài mới (35):

 GTB: Tháng năm trôi đi, con người đối mặt với thời gian và càng thêm tuổi tác. Có bao nhiêu sự việc trên đời làm ta nhớ, ta quên. Nhưng quên sao được tuổi học trò với ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một.

 

doc 254 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/08/2009
 Ngày dạy: 24/08/2009
Tiết 1+2
Văn bản : Tôi đi học
 -Thanh tịnh
1-Mục tiêu: Giúp HS:
1.1Kiến thức.
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mát của Thanh Tịnh.
1.2 Kĩ năng.
	- Phân tích nội tâm nhân vật.
1.3 Thái độ.
	- Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
2- Chuẩn bị
	ảnh chân dung tác giả.
3- Phương pháp.
	- Đọc diễn cảm, phân tích
4- Tiến trình lên lớp
4.1- ổn định tổ chức (1’)
4.2 Kiểm tra bài cũ (5’)
4.3 Bài mới (35’):
 GTB: Tháng năm trôi đi, con người đối mặt với thời gian và càng thêm tuổi tác. Có bao nhiêu sự việc trên đời làm ta nhớ, ta quên. Nhưng quên sao được tuổi học trò với ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung 
*Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
I) Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 - GV yêu cầu HS đọc chú thích * trong SGK
- HS đọc.
 1, Tác giả.
? Trình bày ngắn gọn về tác giả?
- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Mặc dù viết nhiều thể loại khác nhau nhưng Thanh Tịnh thành công hơn cả ở lĩnh vực thơ và truyện ngắn. Truyện ngắn Thanh Tịnh đằm thắm, trong trẻo, dịu êm, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp con người và 
quê hương.
? Trình bày những hiểu biết của mình về VB trên?
2, Tác phẩm.
- Là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in lần đầu trong tập Quê mẹ- 1941.
 - GV:Đây là truyện ngắn giàu chất trữ tình. Thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật tôi, tác giả đã làm sống lại những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường
* Hoạt động 2: Đọc và giải nghĩa từ khó
GV hướng dẫn đọc:
 + Đ1 (từ đầu đến... trên ngọn núi: đọc nhẹ nhàng, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, ngỡ ngàng của nhân vật tôi khi nhìn cảnh vật cái gì cũng lạ trên đường mẹ dắt tay đến trường.
 + Đ2 (tiếp theo đến ...được nghỉ cả ngày nữa: đọc giọng thể hiện sự lạ lẫm, ngỡ ngàng.
 + Đ3 (còn lại) : đọc với giọng thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, vừa xa lạ, vừa gần gũi với sự vật, với người bạn ngồi bên cạnh.
 Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, hoà tâm trạng của mình vói cảnh, cử chỉ, hành động của nhân vật tôi.
II) Đọc và tìm hiểu chú thích.
 1)Hướng dẫn đọc
 2, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục và thể loại.
- GV cùng 2 đến 4 HS đọc.
- HS đọc, nhận xét cách đọc của bạn
? Ông đốc là danh từ chung hay danh từ riêng?
- Là DT chung.
? Ông đốc” là ai? 
? Lớp 5 ở trong truyện có phải là lớp năm mà các em đã học cách đây 3 năm không?
- Không
- Theo dõi văn bản và cho biết:
? Có những nhân vật nào được kể lại?
 Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò.
? Trong đó nhân vật chính là ai?
 Vì sao đó là nhân vật chính?
- Nhân vật chính là “ai”.
- Vì nhân vật này được kể nhiều nhất. Mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của “tôi”.
? Qua đây xác định kiểu văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt.
* Kiểu văn bản: VB nhật dụng.
* Thể loại: Truyện ngắn trữ tình.
* PTBĐ:Tự sự có kết hợp MT và BC.
? Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của “tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào?
- Theo trình tự:
 + Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường.
 + Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.
 + Cảm nhận của “tôi” trong lớp học.
? Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn văn nào của văn bản?
- Đ1: Buổi mai hôn ấy... trên ngọn núi
- Đ2: tiếp đến ...được nghỉ cả ngày nữa.
- Đ3: Phần còn lại.
? Đoạn văn nào gợi cẩm xúc thân thuộc, gần gũi nhất trong em? Vì sao?
- (HS tự bộc lộ)
* Hoạt động 3: Phân tích văn bản.
III. Phân tích vản bản.
 1. Cảm nhận của tôi trên đường tới trường.
- GV yêu cầu HS theo dõi phần đầu.
? Kỉ niệm ngày đầu tiên tới trường của nhân vật “tôi” gắn với không gian, thời giam cụ thể nào?
+ Thời gian: buổi sáng cuối thu (một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh).
+ Không gian: trên con đường dài và hẹp.
? Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trớ của tác giả?
- Đó là thời điểm , nơi chốn gần gũi quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
- Đó là lần đầu được cắp sách tới trường.
- Tác giả là người yêu quý quê hương tha thiết.
? Trong câu văn Con đường này đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Tại sao tác giả lại có cảm giác quen mà lạ?
- Trong tình cảm nhận thức của cậu bé đã có sự đổi khác: tự thấy mình đã lớn lên, thấy con đường làng không còn dài và rộng như trước nữa
? Chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa có ý nghĩa gì?
- Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức bản thân- cậu bé tự thấy mình đã lớn lên. 
 Điều đó cho thấy nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành.
? Tìm đoạn văn nói về việc học hành gắn liền với sách vở, bút thước bên mình học trò mà tác giả đã nhớ lại?
- Đoạn văn Trong chiếc áo vải dù đen... lướt ngang trên ngọn núi.
? Qua đoạn văn này ta thấy nhân vật “tôi” có cảm giác gì?
- Cảm giác :trang trọng và đứng đắn.
? Mặc dù hai quyển sách khá nặng nhưng nhân vật “tôi” vẫn cố gắng xóc lên và nắm lại cẩn thận và muốn thử sức mình tự cầm bút thước. Em hiểu gì về nhân vật “tôi” qua chi tiết trên?
- Nhân vật “tôi” có ý chí học, tính tự lập ngay từ đầu, muốn chững chạc như bạn, không thua kém bạn
? Trong những nhận thức mới mẻ trên con đường làng đến trường, nhân vật “tôi” đã tự bộc lộ đức tính gì của mình?
* Thích học, yêu mến bạn bè và mái trường quê hương.
2. Cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường.
- GV yêu cầu HS quan sát đoạn văn tiếp.
? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí đã lưu lại trong trí nhớ của tác giả có gì nổi bật?
+ Trước sân trường: Rất đông người (trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người), người nào cũng đẹp (Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.).
? Em có nhận xét gì về cảnh tượng ở đây?
* Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta.
 Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta.
 Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
? Khi chưa đi học nhân vật “tôi” nhìn ngôi trường này như thế nào?
- Nhìn thấy ngôi trường Mĩ Lí cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng”.
? Còn lần đầu tới trường thì sao?
- Trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp”.
? Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật ở đây?
 Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so
 sỏnh 
- 
? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh so sánh này như thế nào?
- So sánh lớp học với đình làng- nơi thờ cúng tế lễ, nơi thiêng liêng, cất giấu những điều bí ẩn.
- Phép so sánh này diễn tả xúc cảm trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao trí thức của con người trong trường học.
* Nhìn trường khác trước.
? Khi tả những cậu học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào?
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả ở đây?
- Sử dụng biện pháp so sánh.
- Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường học.
? Qua chi tiết trên, ta thấy tác giả muốn nói điều gì với chúng ta?
- Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường
- Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học.
- GV yêu cầu HS chú ý đoạn tiếp, từ Ông đốc.được nghỉ cả ngày nữa.
? Hình ảnh ông đốc được nhân vật tôi nhớ lại qua những chi tiết nào?
- Ông nói : các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng
- Nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
- Tươi cười nhẫn lại nhìn chúng tôi.
? Từ các chi tiết trên cho chúng ta thấy tác giả đã nhớ tới ông đốc bằng tình cảm nào?
+ Quý trọng, tin tưởng, biết ơn người thầy.
? Khi nghe gọi tên mình, nhân vật “tôi” thể hiện tâm trạng như thế nào?
- Hồi hộp, thấp thỏm chờ nghe gọi tên mình: Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.
- Cảm thấy sự khi phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ: Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo.
? Tìm đoạn văn nói về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng vào lớp?
- Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà các người thân đang nhìn các cậu vớ cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang nhập ngừng trong cổ.
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng để vào lớp trong đoạn văn trên?
- Khóc một phần vì lo sợ- do phải tách rời người thân để bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ.
 Khóc một phần vì sung sướng- lần đầu được tự mình học tập.
 Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải là những giọt nước mắt vòi vĩnh như trước nữa
- GV: Ai mà chẳng hồi hộp khi chờ đợi gọi tên mình vào lớp học. Nhân vật “tôi” cũng tránh sao khỏi sự lúng túng, giật mình. Giọt nước mắt của tuổi thơ với tiếng khóc “thút thít” là dễ hiểu, vì phải rời bàn tay mẹ để vào lớp với trường mới, lớp mới, thầy mới, bạn mới. Đó là cả thế giới khác và cách xa hơn bao giờ hết.
? Hãy nhớ và kể lại những cảm xúc của mình vào lúc này, trong ngày đầu tiên đi học như các bạn nhỏ kia.
- (HS tự bộc lộ)
? Đến đây em hiểu gì về nhân vật “tôi” ?
+ Giàu cảm xúc với trường lớp với người thân.
 Có những dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi học.
3. Cảm nhận của tôi trong lớp học.
? Tìm những cử chỉ, chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đón nhận giờ học đầu tiên?
+ Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận.
 + Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.
 + Một con chim non liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
 + Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
- Nhân vật “tôi” cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh.
? Em có cảm nhận gì về cách miêu tả này của tác giả ?
- Cách miêu tả này rất chân thật. Tâm trạng của nhân vật “tôi” hiện lên trong dòng hồi tưởng giúp người đọc, người nghe liên hệ với chính mình. Tâm trạng của nhân vật “tôi” được liên tưởng như con chim con hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Đây là sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả và bộc lộ cảm xúc. Điều này tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm.
? Hãy lí giải tại sao lại có “cảm giác lạ” và không cảm thấy sự xa lạ của nhân vật “tôi” ?
+ Cảm giác lạ vì lần đầu vào lớp học – một ngôi trường sạch sẽ, ngay ngắn.
+ Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè, vì bắt đầu ý thức được những thứ đó đã gắn bó thân thiết với mình từ bây giờ và mãi mãi.
? Những tình ... không nhỏ cho ptrào CM :
Có những chủ trương mạnh bạo là cần phải lật đổ chế độ quân chủ pk, không thể dựa vào nó.
cần phải nâng cao trình độ nhd về mọi mặt: dân quyền, dân trí, dân sinh.
Cần phải làm cuộc vận động” Tự lực khai hoá”rộng lớn, bác bỏ chủ trương cầu ngoại.
Ông đã có 1 số những cách tân đáng chú ý tạo lên 1 ph/trào duy tân rộng lớn, góp phần không nhỏ trong việc thức tỉnh sĩ phu, dân chúng, nâng dân trí lên 1 bậc (.) những năm đầu tkỉ XX.
Là người yêu nước nồng nhiệt, dũng cảm, bất khuất, có óc tổ chức, sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng
Sáng tác của ông rất phong phú: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, văn chính luận,
Những bài văn chính luận của ông nổi tiếng đanh thép hùng hồn; thơ văn trữ tình thì thấm đẫm tinh thần yêu nước, dân chủ
=> Các tp của ông đã góp phần vào bước tiến của VH yêu nước nhất là văn xuôi nghị luận = t.Việt.
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
H: nêu như sgk.
G: Năm 1908 nhd trung kì nổi dậy chống sưu thuế mạnh mẽ. Thd Pháp đàn áp dã man, nhiều sĩ phu yêu nước bị bắt , bị giết, bị tù đày. PCT bị khép tội xúi giục nhd nổi loạn, ông bị bắt, bị kết án chém và bị đày ra Côn Đảo . Ngày đầu tiên PCT đã ném 1 mảnh giấy vào khám của những thân sĩ yêu nước an ủi và động viên họ rằng Côn Đảo là 1 trườnghọc thiên nhiên, đã làm trai giữa thế kỉ XX cần nếm mùi cay đắng cho biết. ở đây ông và những người tù phải lđ khổ sai hết sức nặng nhọc. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh ấy. 
G : Treo bài thơ đã viết tren bảng phụ.
? Bài thơ có gì giống với bài “ Vào nhà ngục” về thể loại?
H: thể thất ngôn bát cú Đường luật.
G: Nêu y/ c đọc:
4 câu đầu: giọng hào hùng, mạnh mẽ; khẩu khí ngang tàng, rắn rỏi.
4 câu cuối: giọng trầm lắng
Ngắt nhịp 2/ 2/ 3.
Nhấn mạnh những từ ngữ MT ở câu 2, 3, 4.
G: đọc mẫu.
H: 2- 3 em đọc-> HS khác NX.
? Em biết gì về địa danh Côn Lôn?
H: gthích theo chú thích sgk.
G: Côn Lôn là 1 hòn đảo nằm giữa đại dương mênh mông, trơ trọi giữa nắng gió và biển khơi .
Trước kia, nơi đây thdân Pháp đã XD những nhà tù kiên cố còn gọi là “chuồng cọp” để giam cầm đày đoạ những chiến sĩ CM. Nơi đây còn gọi là “địa ngục trần gian” bởi chế độ nhà tù cực kì khắc nghiệt và tàn bạo
Ngày nay, Côn Lôn gọi là Côn Đảo- 1 di tích lịch sử nổi tiếng, 1 địa danh có tiềm năng ktế biển và du lịch thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Hoạt động2: Phân tích VB
? Em hiểu ntn về nhan đề bài thơ?
H: Nói về công việc LĐ khổ sai nặng nhọc của những người tù CM ở Côn Lôn- công việc đập đá.
G: Bài thơ có bố cục 4 phần nhưng xét về nd 4 câu thơ đầu liền mạch, 4 câu thơ cuối cũng liền mạch.
? Đọc và nêu nd của 4 câu thơ đầu?
H: Tư thế người tù và công việc đập đá.
? Cảm xúc của tg được khơi nguồn từ công việc nào? Từ đó xđ PTBC trong 4 câu thơ đầu?
H: Cx được khơi nguồn từ công việc đập đá-> ptbđ MT và biểu cảm.
? Ngay ở câu thơ đầu, tg đã đưa ra q.niệm “ làm trai”. Đưa ra q.niệm này trong h/ cảnh tù đày, tg muốn thể hiện điều gì?
H: ý chí tự khđịnh mình, khát vọng hđộng mãnh liệt của người có lí tưởng, có chí lớn.
G: “ Làm trai” là 1 q.niệm nhân sinh truyền thống của các đấng trượng phu mà rất nhiều các nhà văn, nhà thơ đã nhắc tới:
 Ca dao: Làm trai cho đáng lên trai.Đoài yên”
Nguyễn Công Trứ: “Chí làm trai..vẫy vùng trong 4 bể”
PBC: “ Làm trai phải lạ ở trên đời tự chuyển dời”
NĐChiểu: “ Làm trai trong cõi thế gian, phò đời giúp nước phơi gan anh hào”
? Từ ngữ nào trong câu thơ đầu MT bối cảnh không gian và tư thế người tù? PB cảm nhận của em về h/ ả người tù cm qua cụm từ “đứng giữa đát Côn Lôn”?
H: Tự do pbyk
G: Đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa non cao biển rộng, đầu đôị trời, chân đạp đất, con người trong tư thế đường hoàng, sừng sững, hiên ngang, lớn lao ngang tầm vũ trụ. Một vẻ đẹp hùng tráng.Một khát vọng hđộng mãnh liệt của con người có chí lớn.
? 3 câu thơ tiếp theo có 2 lớp nghĩa . Hai lớp nghĩa ấy là gì?
H : 2 lớp nghĩa :- Tả thực công việc đập đá của người tù khổ sai.
 - Khắc hoạ nổi bật tầm vóc, sức mạnh, ý chí của người tù CM.
? Phân tích giá trị NT của những câu thơ trên?
H: hđộng nhóm: 2 nhóm – thời gian: 3phút
? Nhóm 1( phân tích nghĩa thực) Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là công việc ntn? ( Chú ý không gian, đk làm việc, tính chất công việc)
? Nhóm 2: ( phân tích lớp nghĩa bóng)
? Giải nghĩa từ “ lừng lẫy”?
? Từ ngữ,các biện pháp NT, giọng điệu được sdụng trong 3 câu thơ là gì?
? Nx về tầm vóc, hành động, sức mạnh, ý chí của người tù ở đây?
Sau khi thảo luận nhóm, H cử đại diện trình bày.
G: chốt kthức:
* Nhóm 1: Ba câu thơ đã MT chân thực công việc LĐ nặng nhọc, vất vả và đầy nguy hiểm trong 1 không gian khắc nghiệt, đkiện làm việc thủ công của những người tù khổ sai. Người tù chỉ có thể dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo trong sự quản thúc nghiêm ngặt của bọn cai ngục, lính ngục độc ác, dã man. Không ít người đã kiệt sức , gục ngã.
* Nhóm 2: 
- Từ lừng lẫy: ngạo nghễ, lẫm liệt.
- Trong 3 câu thơ , tg đã sdụng những bpháp NTđặc sắc: 
 + 1 loạt những từ ngữ gợi tả, gợi cảm( các ĐT, TT gợi tả): lừng lẫy, lở, xách , đánh tan, ra tay, đập bể,
 + Hình ảnh vừa tả thực vừa có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.
 + Phép đối ( Xách búa đánh tan..mấy trăm hòn), nét bút khoa trương.
 + Khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ.
=> Khắc hoạ nổi bật tầm vóc khổng lồ, oai phong lẫm liệt của người anh hùng. Vị thần ấy đang xẻ núi, đào sông, vạt đồi, chuyển đá để tạo dựng đổi thay vũ trụ. Người anh hùng ấy hành động mạnh mẽ, quả quyết, phi thường “ xách búa, ra tay”; sức mạnh ghê gớm gần như thần kì “làm cho lở núi non, đánh tan, đập bể mấy.”; ý chí kiên định và lòng căm thù đang bốc lên ngùn ngụt.
? 4 câu thơ đầu của bài thơ đã khắc hoạ h/ả ngưòi tù CM ntn?
H: pbyk như bảng chính.
G bình: 4 câu thơ đầu trong bài thơ đã khắc hoạ h/ả người tù CM thật ấn tượng, trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến 1 công việc LĐ cưỡng bức nặng nhọc vất vả thành 1 cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì như 1 dũng sĩ thần thoại. 4 câu thơ đã dựng lên 1 bức tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời , coi thường mọi thử thách, gian nan.
H: Đọc 4 câu thơ cuối.
? Nếu PTBĐ ở 4 câu thơ dầu là MTvà BC thì PTBĐ trong 4 câu thơ cuối là gì? 
H:BC trực tiếp.
? Em hiểu 2 câu thơ “ Tháng ngày bao quản..dạ sắt son” ?
H: Tháng ngày, mưa nắng tượng trưng cho những thử thách gian khổ, những sóng gió trong cđời có thể kéo dài dằng dặc nhưng tinh thần người chiến sĩ CM vẫn trung kiên, không sờn lòng đổi chí, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ “ thân sành sỏi, dạ sắt son”
? Hình ảnh “ những kẻ vá trời” khiến em liên tưởng đến ai? Tự cho mình là “những kẻ vá trời”, điều đó thể hiện thđộ ntn của tg?
H: - Liên tưởng đến h/ả bà Nữ Oa đội đá vá trờiđể cứu loài người-> 1 công việc vô cùng to lớn và có ý nghĩa
Tự cho mình là kẻ “vá trời” , tg đã thhiện thđộ tự hào kiêu hãnh, dám khđịnh công việc mình làm là 1 sự nghiệp to lớn, có ý nghĩa. Đó là snghiệp cứu nước. Chứng tỏ ông là 1 người có chí lớn.
? Thái độ đó còn thể hiện qua từ láy “con con” ntn?
H: coi thường mọi gian nan, thử thách, biểu thị thái đỗăn sàng chấp nhận, quyết tâm thách thức với bạo lực quân thù. Tất cả những gian nan, thử thách ấy chỉ là nhỏ bé, không đáng kể.
? Chỉ ra những biện pháp NT đặc sắc được sdụng trong 4câu thơ cuối? Qua đó em cảm nhận thêm được điều gì về PCT? ( Lưu ý: giọng điệu, khẩu khí, h/ả thơ,biện pháp tu từ )
H: - Giọng điệu trầm lắng như 1 lời tự bạch, khẩu khí ngang tàng
 - H/ả: ẩn dụ, tượng trưng ( thán ngày, mưa nắng, thân sành sỏi, dạ sắt son, những kẻ vá trời)
 - Phép đối lập: 
 + Câu 5-6: đối lập giữa thử thách gian nan với ý chí chđấu son sắt.
 + Câu 7-8: Đối lập giữa chí lớn( vá trời) với những khó khăn thử thách ( chỉ là “ việc con con”).
4 câu thơ khẳng định ý chí chđấu son sắt, bền gan vững chí,coi thường hiểm nguy, mưu đồ việc lớn=> phong thái ung dung, ngạo nghễ của người chiến sĩ CM.
G: Từ công việc đập đá cụ thể, tg đã bàn luận đến p/chất, khí phách người chiến sĩ: gian nan không sờn lòng, uy vũ không khuất phục, tù đày, giam hãm khổ đau không làm mất niềm tin vào sự nghiệp cứu nước,cứu dân. Tinh thần ấy ta đã gặp trong “ Nhật kí trong tù” của HCM – người chiến sĩ CM vĩ đại: 
 “ Kiên trì và nhẫn nại.
 Không nao núng tinh thần”
Hoạt động 3: tổng kết
? Bài thơ thành công bởi những yếu tố NT nào? Hãy chọn đáp án đúng nhất trong những đáp án sau:
G: Đưa bảng phụ:
 A.Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ; khẩu khí ngang tàng, rắn rỏi.
 B. Từ ngữ gợi tả, gợi cảm; h/ả vừa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng.
 C. Phép đối, lối nói khoa trương.
 D. Cả 3 phương án trên.
H: chọn đáp án D
G: Tất cả những yếu tố NT trên tạo lên bút pháp lãng mạn cho bài thơ.
? ND bài thơ?
H: pbyk như ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ / sgk
Hoạt động 3: luyện tập
? Đọc diễn cảm bài thơ ?
? Câu hỏi 2 SGK? 
H: - Khẩu khí của những bậc anh hùng, hào kiệt khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.
Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn:
 + Khí phách hiên ngang, lẫm liệt ngay cả trong những thử thách gian lao có thể đe doạ tính mạng ( vào tù là nghỉ chân, lđ khổ sai chỉ là việc con con không đáng kể)
 + ý chí chiến đấu, niềm tin sắt son vào lí tưởng ,vào sự nghiệp CM.
 + Con người ở đây không còn là người tù nhỏ bé, bình thường mà vượt lên trên h.thực tù ngục,đau khổ người tù trở lên lớn lao, đẹp đẽ, phi thường.
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm:
 ( SGK)
 3. Đọc và tìm hiểu chú thích:
II. Phân tích văn bản.
4 câu đầu:
- Tư thế người tù:
 + Hiên ngang,lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời
 + Khát vọng hành động của 1 người có chí lớn.
- Công việc đập đá:
nặng nhọc, vất vả, đầy nguy hiểm.
 - Từ ngữ gợi tả, h/ả tả thực có ý nghĩa tượng trưng , phép đối, khẩu khí ngang tàng 
=> tầm vóc to lớn, lẫm liệt; hành động mạnh mẽ, quả quyết, sức mạnh ghê gớm, phi thường, ý chí kiên định.
2. 4 câu thơ cuối:
- Giọng điệu trầm lắng, khẩu khí ngang tàng; h/ả ẩn dụ tượng trưng, phép đối.
=> ý chí chiến đấu son sắt, coi thường hiểm nguy, mưu đồ việc lớn.=> phong thái ung dung ngạo nghễ của người chiến sĩ CM.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ: sgk/ 150
4.4 Củng cố nội dung bài học( 2’):
? Bài thơ giúp em cảm nhận được gì về h/ả người chí sĩ CM ?
4.5 Hướng dẫn học bài ở nhà( 2’):
- Thuộc lòng bài thơ, nắm chắc ghi nhớ.
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về h/ả người chiến sĩ CM qua 2 bài thơ thất ngôn bát cú đã học.
 - Tiết sau: ôn luyện dấu câu: về nhà thống kê các loại dấu câu đã học từ lớp 6, 7, 8( dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy, chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang, ngặc đơn, ngoặc kép, hai chấm)
Yêu cầu: 1 nhóm học sinh chuẩn bị ra bảng phụ , còn lại HS chuẩn bị vào vở BT Ngữ văn theo mẫu trong sgk. Đọc kĩ và trả lời câu hỏi ở phần II.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAN 8(5).doc