Tiết 1: Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A - Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương.
- Giáo dục học sinh tình cảm đối với nhà trường, thái độ trân trọng giữ gìn những cảm xúc đẹp, kỉ niệm đẹp.
Soạn : 20/ 08/ 2009 Giảng: 26/ 8/2009 Tiết 1: Tôi đi học (Thanh Tịnh) A - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. - Giáo dục học sinh tình cảm đối với nhà trường, thái độ trân trọng giữ gìn những cảm xúc đẹp, kỉ niệm đẹp. B – Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, một số tranh ảnh về nhà trường - HS : SGK, vở ghi C – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: 1 – Tổ chức: 2 – Kiểm tra: Vở ghi, SGK và các đk chuẩn bị cho môn học 3 – Bài mới: Sử dụng một số tranh ảnh về nhà trường giới thiệu bài ( nhắc lại VB “Cổng trường mở ra” đã học ở lớp 7) Hướng dẫn h/s đọc VB Giới thiệu về tác giả, TP Yêu cầu h/s kể tóm tắt ND truyện. Nêu chủ đề của truyện? Tìm bố cục của truyện và nhận xét? (HD h/s thảo luận nhóm tìm bố cục, trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong VB) - Yêu cầu từng nhóm h/s trình bày - GV nhận xét sửa và kết luận. - Yêu cầu h/s đọc VB từ đầu đến “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”. - Liệt kê những hình ảnh chi tiết miêu tả cảm giác tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường? - Nhận xét lời văn kể chuyện ? - Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường như thế nào? - Trong đoạn truyện tác giả sử dụng cáchình ảnh so sánh đối chiếu , tìm và phân tích tác dụng của các hình ảnh ấy đối với việc thể hiện tâm trạng của nhân vật? I – Tiếp xúc văn bản: 1 - Đọc VB: 2 - Tìm hiểu chú thích: * Tác giả : SGK * Tác phẩm : Là truyện ngắn, in trong tập “Quê mẹ” Xuất bản năm 1941. * Các chú thích khác : SGK 3 - Chủ đề: Kể về những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là trong buổi tựu trường đầu tiên qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. 4 - Bố cục: - Truyện ngắn có bố cục theo dòng hồi tưởng của nv “tôi”, tg diễn tả cảm giác tâm trạng theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường (Trên đường cùng mẹ tới trường – nhìn ngôi trường và các bạn – nghe tên gọi và phai rời tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp – ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên) - Trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong TP: Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : Biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng với những kỉ niệm trong sáng. + Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường. + Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi nhìn ngôi trường ngày khai trường, khi nhìn mọi người, nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phảI rời tay mẹ để vào lớp. + Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên. => Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên, nhà văn đã nhìn thấy hình ảnh tuổi thơ của mình qua hình ảnh của những đứa trẻ. Khung cảnh hiện tại đã đánh thức những kỉ niệm quá khứ. II – Phân tích VB: 1 – Cảm giác, tâm trạng của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường: - Con đường cảnh vật xung quanh vốn rất quen nhưng hôm nay tự nhiên thấy lạ; cảm thấy cảnh vật xung quanh thay đổi ; cảm thấy trong lòng đang có sự thay đổi lớn. - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn trong trang phục “chiếc áo vải dù đen dai”, mấy quyển vở mới. - Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. =>Lời văn giản dị kết hợp kể và tả chứa đựng những cảm xúc, những rung động tinh tế gợi lên cảm giác ngỡ ngàng, tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường. * Bài tập: Nhận xét của em về lời văn trong đoạn văn đầu của TP từ đầu đến “hôm nay tôi đi học”. 4 – Củng cố, HDVN: - Nhắc lại trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm? - soạn bài, trả lời các câu hỏi 2,3,4,5 SGK làm bài tập phần luyện tập . Soạn : 20/ 08/ 2009 Giảng: 29 / 8/2009 Tiết 2: Tôi đi học (Thanh Tịnh) A - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. - Giáo dục học sinh tình cảm đối với nhà trường, thái độ trân trọng giữ gìn những cảm xúc đẹp, kỉ niệm đẹp. B – Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV - HS : SGK, vở ghi, vở soạn bài C – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: 1 – Tổ chức: 2 – Kiểm tra: - Kể tóm tắt truyện ? nêu trình tự diễn tả kỉ niệm của tác giả trong truyện ngắn 3 – Bài mới: ( Nhắc lại ND đã phân tích) - Cảm nhận của “tôi” khi đến trường ( thấy ngôi trường ntn? Cảm nhận về khung cảnh, con người, thầy cô, mọi người đưa con đến trường? ) (Yêu cầu học sinh thảo luận nêu ý kiến nhận xét) - Tâm trang “tôi”ra sao? - Khi chờ nghe gọi tên vào lớp tâm trạng “tôi” như thế nào? - Nhận xét về cách kể chuỵện, tác dụng của những hình ảnh so sánh ? - Cảm nhận của “tôi” khi bước vào lớp đón nhận giờ học đầu tiên như thế nào? - Nhận xét gì về cách kết thúc truyện? - Cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của ngời lớn với việc đi học của con em? - Đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của TP? - Chất thơ của truyện thể hiện ở yếu tố nào? - Cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nv “tôi” trong truyện? II- Phân tích văn bản: 2 - Tâm trạng , cảm xúc của “tôi” khi đến trường và rời tay mẹ vào lớp: * Cảm giác ấn tượng về ngôi trường khi đứng ở sân trường: + Thấy sân trường dày đặc cả người, người nào người ấy quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt sáng sủa tươi vui. + Thấy ngôi trường vừa xinh xắn,oai nghiêm như đình làng Hoà Âp rộng , cao . + Mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ nép bên người thânnhư con chim con đứng bên bờ tổước ao thầm được như những người học trò cũ => Kết hợp kể, miêu tả , biểu cảm, sử dụng hình ảnh so sánh -> làm cho câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm ; cảm giác, tâm trạng của nhân vật bộc lộ cụ thể sinh động làm cho câu chuyện thêm man man mác chất trữ tình trong trẻo -> Cảm giác ngỡ ngàng, cảm giác mới lạ khi đứng trước sân trường. * Tâm trạng của “tôi” khi chờ nghe gọi tên vào lớp: - Cảm thấy mình chơ vơ, xung quanh mấy cậu bé cũng vụng về lúng túng như tôi cả - Trong lúc ông đốc trường Mĩ Lí gọi tên tong người quả tim tôi như ngừng đập, quên cả mẹ đứng ở sau - Nghe gọi đến tên tôi giật mình, lúng túng - Khi rời tay mẹ thấy nặng nề, nức nở khóc => Lời kể theo dòng cảm xúc ấn tượng của nv toát lên chất trữ tình thiết tha êm dịu, xen kể và miêu tả, phép điệp ngữ và so sánh =>Những cung bậc tình cảm tâm trạng của cậu bé lần đầu tiên tới trường: ngỡ ngàng, sợ sệt, e ngại, nhiều cảm giác mới lạ (khácvới lúc trên đường đến trường hăm hở, háo hức) 3 - Tâm trạng , cảm xúc của “tôi” khi vào lớp hoc đón nhận giờ học đầu tiên: Cảm nhận của “tôi” khi bước vào lớp: +Mùi hương lạ xông lên trong lớp,hình gì treo trên tường cũng thấy lạ + Lạm nhận bàn ghế chỗ ngồi là của riêng mình +Người bạn không quen mà không thấy xa lạ + Đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim kỉ niệm bẫy chim sống lại nhưng tiếng phấn viết trên bảng đã đưa về cảnh thật =>Tâm trạng xốn xang đan xen nhng cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi , vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, nghiêm trang bước vào giờ họcđầu tiên. III - Tổng kết: 1 – Nghệ thuật: - Bố cục theo dòng hồi tưởng ,theo cảm xúc của nv trữ tình, theo thời gian buổi tựu trường - Kết hợp tả ,kể ,biểu cảm đậm chất trữ tình - Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ t/huống (buổi tựu trường đầu tiên vốn chứa đựng nhiều cảm xúc); thể hiện ở t/cảm ấm áp trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ; thể hiện ở h/ảnh t nhiên, khung cảnh ngôi trường , cách so sánh gợi cảm 2 – Nội dung: * Ghi nhớ SGK tr 9 Luyện tập: ( Học sinh trình bày miệng trước lớp) 4 – Củng cố, HDVN: - Đọc ghi nhớ SGK, nhắc lại ND bài học - Viết đoạn văn theo yêu cầu BT 2 Phần LT tr 9 SGK - Đọc trước bài “Tính thống nhất của chủ đề năn bản” Soạn : 25/ 08/ 2009 Giảng: 29 / 08/2009 Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của từ ngữ. - Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. - Giáo dục ý thức tìm hiểu nghĩa của từ, sử dụng từ ngữ chuẩn xác trong nói, viết. B – Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS : SGK, vở ghi, học bài cũ, vở bài tập C – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: 1 – Tổ chức: 2 – Kiểm tra: - Kể tóm tắt truyện ? nêu trình tự diễn tả kỉ niệm của tác giả trong truyện ngắn “Tôi đi học” - Chất thơ trong truyện ngắn được thể hiện ở những yếu tố nào? 3 – Bài mới: - Yêu cầu hs đọc ngữ liệu SGK . - Sử dụng bảng phụ (sơ đồ hình tròn biểu thị mối quan hệ bao hàm của từ ngữ) - Nhận xét nghĩa của từ “động vật” so với nghĩa của các từ “thú”, “chim”, “cá”; nghĩa của từ “thú” so với “voi, hươu” - GV giải thích “cấp độ khái quát” - Em hiểu thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? - Tìm những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn từ “học sinh”? - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi nào? Nghĩa rộng khi nào? - Đọc ghi nhớ SGK tr 10 - HD hs thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của BT 1 - Tìm từ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm BT 2? - Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ trong BT 3? - Chỉ ra từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ trong BT 4? - Đọc đoạn văn tìm động từ thuộc cùng phạm vi nghĩa? Tìm từ có nghĩa rộng trong số những từ tìm được? I – Bài học: 1 – Ngữ liệu: * Sơ đồ: động vật (thú ) ( chim ) ( cá) (voi, hươu) (tu hú, sáo) (cá rô, cá trê) * Nhận xét : - Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú”, “chim”, “cá” - Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của các từ “voi”, “hươu” => KL: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác + Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác + Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. + Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. 2 – Ghi nhớ : SGK tr 110 II – Luyện tập: Bài tập 1(tr 10): Mẫu: Y phục quần áo quần đùi quần dài áo dài áo sơ mi ( HS thảo luận kiểm tra kết quả theo nhóm) Bài tập 2(tr 11) A – Chất đốt B – Nghệ thuật C – Thức ăn D – Nhìn E - Đánh Bài tập 3(tr 11): E – xách, khiêng, gánh Bài tập 4(tr 11): Những từ sau không thuộ ... những từ có tác dụng nối: QHT, cặp QHT, cặp phó từ, đại từ, chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng). * Không dùng từ nối ( dùng dấu phảy, chấm phảy, hai chấm). b. Ghi nhớ 2: SGK/112. II - Luyện tập: 1 - Bài tập 1/113 : a - U van Dần, u lạy Dần! ( nối bằng dấu phảy) - Dần hãy để... đừng giữ chị nữa. (nối bằng dấu phảy) - Chị con có đi...thầy Dần mới được về với Dần chứ ! (Nối bằng dấu phảy) - Sáng ngày... Dần có thương không? ( nối bằng dấu phảy). - Nếu Dần không buông... trói cả Dần nữa đấy ( nối bằng dấu phảy). b - Câu 1 có 2 vế: nối bằng dấu phảy. - Câu 2: 2 vế, nối bằng dấu phảy ( có thể thay dấu phảy bằng từ thì. c - Tôi lại im lặng... khoé mắt cay cay. -> Câu có 3 vế, nối bằng dấu hai chấm và dấu phảy. d - Hắn làm nghề ... lương thiện quá. -> Câu có 2 vế, nối bằng QHT bởi vì. 2 - Bài tập 2/113:Đặt câu với các cặp QHT: a - Vì hôm qua tôi ngủ sớm nên tôi chưa học bài cũ. b - Nếu tôi nghe lời cô giáo thì bài làm của tôi tốt hơn nhiều. c - Tuy nhà nghèo nhưng bạn ấy học rất giỏi. d - Anh ấy không chỉ học giỏi mà còn rất hay giúp đỡ bạn bè. 3 - Bài tập 3/113: a- Bỏ bớt 1 QHT: - Hôm qua tôi ngủ sớm nên tôi chưa học bài cũ. ( bỏ vì) b- Đảo trật tự các vế câu: - Bài làm của tôi sẽ tốt hơn nhiều nếu tôi nghe lời cô giáo. 4 - Bài tập 4/114: - Tôi vừa về nó đã vội vàng đi ngay. - Nó bảo sao tôi làm vậy. - Nó càng nói tôi càng thấy khó hiểu. 4 - Củng cố, HDVN: - Nhắc lại đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép. - HD làm bài tập số 5 ở nhà. - Đọc trước bài "Tìm hiểu chung về VB thuyết minh"; sưu tầm những VB thuyết minh thường thấy trong cuộc sống. ........................................................................................................................................... Soạn: 01/ 11/ 2009 Giảng: / 11 / 2009 Tiết 44: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh A - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người. - Rèn kỹ năng nhận biết, sử dụng và tạo lập văn bản thuyết minh. B - Chuẩn bị: GV: Một số VB thuyết minh thường thấy trong cuộc sống. HS: Học bài cũ, tìm hiểu về VB thuyết minh. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học : 1 - Tổ chức : 2 - Kiểm tra: - Phân tích tính thuyết phục của VB thông tin về ngày trái đất năm 2000? 3 - Bài mới: - Đọc ngữ liệu SGK. - Mỗi VB trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì? - Trong đời sống thường gặp những kiểu VB như trên không? - Nêu ví dụ những trường hợp sử dụng kiểu VB như các VB trên? - Các VB trên có thuộc VB tự sự, miêu tả. biểu cảm, nghị luận không? - 3 VB trên có chung đặc điểm nào? - Các VB trên thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? - Ngôn ngữ của các VB trên có đặc điểm gì? - Em hiểu thế nào là VB thuyết minh? - Yêu cầu về tri thức trong VB thuyết minh? - GV giới thiệu một số VB thuyết minh. - Phân biệt VB thuyết minh với VB miêu tả. - HS làm bài tập . I - Bài học: 1 - Ngữ liệu: a - VB “ Cây dừa Bình Định”: - Trình bày lợi ích của cây dừa (giới thiệu riêng cây dừa Bình Định, gắn bó với cuộc sống của người dân Bình Định). b - VB “ Tại sao lá cây có màu xanh lục”: - Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh. c - VB “ Huế”: - Giới thiệu Huế như là một trung tâm VHNT lớn của đất nước với những đặc điểm riêng của Huế. => Các văn bản này thường gặp trong đời sống. + Các văn bản trên không phải VB tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm. Các VB trên cung cấp kiến thức về một loại cây, về một đặc điểm sinh học, về một danh lam thắng cảnh. + Đặc điểm chung của 3 văn bản: - Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng - Phương thức diễn đạt: trình bày, giải thích, giới thiệu. - Ngôn ngữ: chính xác, rõ ràng -> các VB trên là VB thuyết minh. => KL: VB thuyết minh là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Ghi nhớ: SGK/117 II - Luyện tập: 1 - Bài tập 1 : a - Là văn bản thuyết minh vì cung cấp tri thức về lịch sử. b - Là văn bản thuyết mình vì cung cấp tri thức về sinh vật. 2 - Bài tập 2 : - VB Thông tin về ngày trái đất năm 2000 -> VB nhật dụng -> Bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh. + Ngày Trái đất năm 2000 : là một ngày không dùng bao bì ni lông. + Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông -> làm cho đề nghị có sức thuyết phục. 4 - Củng cố, HDVN: - Nhắc lại đặc điểm văn thuyết minh, yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh. - Đọc kết quả sưu tầm, nhận xét. - Soạn "Ôn dịch thuốc lá" Soạn: 01/ 11/ 2009 Giảng: / 11 / 2009 Tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá A - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. - Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản. - Rèn kỹ năng phân tích văn bản. B - Chuẩn bị: GV: sưu tầm tài liệu về tác hại của thuốc lá, tranh ảnh các bệnh ung thư phổi..., máy chiếu. HS: Học bài cũ, soạn bài. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học : 1 - Tổ chức : 2 - Kiểm tra: - Thế nào là thuyết minh? 3 - Bài mới: - GV hướng dẫn đọc VB - Chiếu chân dung tác giả và giới thiệu tác giả. - VB có thể chia thành mấy phần? - Nêu đại ý ? - Dựa vào chú thích em hiểu ý nghĩa nhan đề VB như thé nào? ( học sinh thảo luận) - Phương thức biểu đạt chủ yếu của VB? - Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả? - Từ đầu tác giả chưa vội nói về nạn dịch thuốc lá mà nêu các nạn dịch khác sau đó so sánh có dụng ý gì? - Trước khi nêu tác hại của thuốc lá tác giả dẫn lời của THĐ có dụng ý gì? (HS thảo luận) - Vì sao thuốc lá có hại? - Tác giả nhấn mạnh những tác hại cơ bản nào? - Thuốc lá có hại như thế nào đối với người hút, người không trực tiếp hút? - GV chiếu hình ảnh về các loại bệnh liên quan đến thuốc lá. - Nhận xét cách thuyết minh của tác giả? - Tác giả chỉ rõ tác hại của thuốc lá ở những lĩnh vực nào của đời sống? - Tác gải nêu ra những kiến nghị gì? - ở VN việc chống thuốc lá diễn ra như thế nào? - Khái quát nội dung nghệ thuật của VB? - Đọc ghi nhớ. - HS liên hệ bản thân. - Luyện tập viết ngắn suy nghĩ của em về tác hại của thuốc lá, lời khuyên đối với những người xung quanh hút thuốc lá. I- Tiếp xúc văn bản: 1- Đọc: 2- Chú thích: Chú ý: 1-3-5-6-9 ( Đặc biệt là 1-9). 3- Bố cục: 4 phần - Phần 1: Từ đầu đến "AIDS " -> nêu tầm quan trọng và tính chất nghiêm trọng của vấn đề. - Phần 2: Tiếp đến "cộng đồng "->chỉ ra kiểu, cách mà thuốc lá đã và đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng con người. - Phần 3: Tiếp đến" nêu gương xấu"-> Tác hại đối với người không hút thuốc. - Phần 4: Còn lại ->cảm nghĩ và lời bình của tác giả. 4- Đại ý: Tác hại to lớn và nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng, II- Phân tích văn bản: - Nhan đề: có dấu phảy ở giữa. - Thuốc lá: gọi tắt của cụm từ: Tệ nghiện thuốc lá. - ôn dịch: loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng – Tiếng chửi rủa. - So sánh tệ nghiện thuốc lá với ôn dịch: nhấn mạnh tác hại nghiêm trọng và sự lây lan của tệ nghiện thuốc lá .=> so sánh thoả đáng. => dấu phảy: được dùng theo lối tu từ, nhấn mạnh sác thái biểu cảm: vừa ghê tởm, vừa căm tức. - Kiểu văn bản nhật dụng, thuyết minh một vấn đề KHXH. 1 - Thông báo về nạn dịch thuốc lá: *Những ôn dịch: - Dịch hạch, thổ tả - Đại dịch AIDS - Ôn dịch thuốc lá hơn cả AIDS => Từ ngữ chọn lọc, phép so sánh -> Thông báo ngắn gọn hiểm hoạ của nạn dịch thuốc lá. 2 - Tác hại của thuốc lá: - Dẫn lời của Trần Hưng Đạo "Nếu đánh giặc..." -> Lập ý từ xa đến gần, so sánh để thấy mức độ nguy hiểm và sự phá hoại của thuốc lá. * Nguyên nhân : thuốc lá chứa nhiều chất độc: hắc ín, ni-cô-tin, ô-xít các-bon * Đối với sức khoẻ con người: - Đối với người trực tiếp hút thuốc: + 80 % ung thư + Hàng triệu người tổn hao sức khoẻ + Mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, viêm phế quán... - Đối với những người xung quanh: + Đau tim, ung thư + Nhiễm độc thai nhi, đẻ non, ... => Nêu những con số cụ thể, phân tích khoa học, lập luận lô gíc -> Thuốc lá huỷ hoại sức khoẻ của con người. * Đối với vấn đề đạo đức: + Từ hút thuốc -> nghiện thuốc -> nghiện ma tuý -> trộm cắp + So sánh : tỉ lệ hút thuốc, tiền mua thuốc ở VNvới nước ngoài => Thuốc lá huỷ hoại lối sống, nhân cách của con người. 3 - Những kiến nghị chống thuốc lá: - Chiến dịch chống thuốc lá - Cấm hút thuốc lá - Phạt nặng - Cấm quảng cáo - Khẩu hiệu... *ở Việt nam: - Biện pháp: + Có khuyến cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, vỏ bao thuốc lá... + Không cấm sản xuất ( không khuyến khích) + Khuyến khích hạn chế hút ( chưa có luật cấm hút). + Nghiêm cấm với HS. => Biện pháp chưa kiên quyết, chưa triệt để. - Lời bình: "Nghĩ mà kinh ! Đã đến lúc... nạn ôn dịch này". => Câu cảm thán ( thay lời kết) đưa ra so sánh, kiến nghị. tác giả khẳng định tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá.Cảnh báo về thực trạng việc chống hút thuốc.Trách nhiệm của mọi người phải đứng lên ngăn chặn việc hút thuốc. III- Tổng kết: 1- NT: - Lập luận, chứng minh, thuyết minh. - Dùng so sánh, phân tích, số liệu cụ thể. - Dẫn chứng sinh động. 2- ND: Tác hại nghiêm trọng của thuốc lá. Biện pháp và lời kêu gọi bài trừ nạn hút thuốc lá. * Ghi nhớ: SGK/122 * Luyện tập : Viết đoạn văn 4 - Củng cố, HDVN: - Khái quát bài. - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị bài câu ghép T2 - Nắm vững VB thuyết minh. Soạn: 01/ 11/ 2009 Giảng: / 11 / 2009 Tiết 46: Câu ghép (tiếp theo) A - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. - Rèn kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép. B - Chuẩn bị: GV: bảng phụ, phiếu học tập HS: Học bài cũ C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học : 1 - Tổ chức : 2 - Kiểm tra: - Nêu đặc điểm của câu ghép, phân biệt câu ghép với câu đơn nhiều TP? 3 - Bài mới: I- Bài học: 1- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: a- Ngữ liệu: - 3 vế: -> vế 1: Có lẽ... đẹp -> kết quả. -> vể 2,3: Bởi vì... bởi vì... -> nêu ng/nhân. => Quan hệ nhân quả -> QHT : Bởi vì -> vế 1: biểu thị ý nghĩa khẳng định. -> vể 2,3: biểu thị ý nghĩa giải thích. GV: - Vi: tính chất lý trí, trung hoà về tình cảm. - Nhờ: thường dùng với ng/nhân tốt. - Tại: có tính chất áp đặt, quy lỗi. => sắc thái ý nghĩa khác nhau. Các mối quan hệ thường gặp - Quan hệ điều kiện- giả thiết: Nếu... thì..
Tài liệu đính kèm: