Giáo án Ngữ văn 8 - Tập 2

Giáo án Ngữ văn 8 - Tập 2

I-Mục tiêu cần đạt :

-Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt,nỗi chán ghét sâu

sắc cái thực tại tù túng,tầm thường,giả dốiđược thể hiện trong bài

thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .

-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ .

II-Chuẩn bị :

-GV : Soạn bài-Tranh minh họa-Tham khảo 1 số bài viết về bài thơ “Nhớ rừng”.

-HS : Soạn các câu hỏi trong SGK-Đọc kỹ các chú thích.

III-Tiến hành các hoạt động :

 1-ổn định lớp : 8/ 8/ 8/ 8/

 2-Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra bài soạn của HS .

 3-Giảng bài mới : GV giới thiệu phong trào thơ mới ( 1932- 1945 ) , sau đó đi vào giới thiệu

nhà thơ Thế Lữ , một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào “ Thơ mới với bài thơ “ Nhớ Rừng” .

 

doc 94 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 5221Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
Tiết
N Dạy
8/
8/
8/
8/
TUẦN 19- BÀI 18 .Kết quả cần đạt SGK Trang
Giảng Văn –Tiết 73 , 74 : NHỚ RỪNG 
 THẾ LỮ 
I-Mục tiêu cần đạt :
-Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt,nỗi chán ghét sâu
sắc cái thực tại tù túng,tầm thường,giả dốiđược thể hiện trong bài
thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .
-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ .
II-Chuẩn bị :
-GV : Soạn bài-Tranh minh họa-Tham khảo 1 số bài viết về bài thơ “Nhớ rừng”.
-HS : Soạn các câu hỏi trong SGK-Đọc kỹ các chú thích.
III-Tiến hành các hoạt động :
 1-ổn định lớp : 8/ 8/ 8/ 8/
 2-Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra bài soạn của HS .
 3-Giảng bài mới : GV giới thiệu phong trào thơ mới ( 1932- 1945 ) , sau đó đi vào giới thiệu 
nhà thơ Thế Lữ , một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào “ Thơ mới’ với bài thơ “ Nhớ Rừng” .
Hoạt động của Thày
Hoạt động của Trò
Nội dung
&HĐ 1-HD đọc và Tìm hiểu
chú thích .
-GV đọc mẫu rồi hướng dẫn 
HS đọc , lưu ý HS đọc chính xác và có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ.
-Gọi HS đọc phần Tác giả SGK ,nêu vài nét tiêu biểu về tác giả .
-GV giới thiệu về thể thơ 
8 chữ ?
&HĐ 2-HD Đọc hiểu văn bản .
-Bài thơ có bố cục như thế nào ? Nêu ý chính từng 
phần ?
-Gọi HS đọc đoạn thơ đầu.
-Hai câu thơ đầu nói lên 
điều gì về hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ?
-Trong tâm trạng ấy,con hổ có thái độ như thế nào ? Với
những con vật khác ? Tìm chi tiết thể hiện thái độ đó ?
-Giọng điệu các câu thơ như thế nào ?
-Vì sao hổ đau xót khi phải chịu ngang bầy cùng “bọn
gấu dở hơi” và “ cặp báo vô
tư lự” ?
-Nhận xét về tâm trạng con hổ trong đoạn thơ đầu ?
-Dưới mắt con hổ,cảnh vườn
bách thú được hiện ra như thế nào ?
-Tâm trạng con hổ trước cảnh đó ra sao ?
-Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và giọng điệu của
đoạn 4 ?
-Nêu tác dụng ?
*Gọi Hs đọc đoạn 2 và 3 .
-trong nỗi nhớ của con hổ,cảnh sơn lâm hùng vĩ được miêu tả như thế nào ?
-Trước cái phông nền rừng núi đó,chúa sơn lâm xuất hiện như thế nào ?
-So sánh nhịp thơ của 2 câu thơ này với những câu thơ
trên ?
-Gợi lên điêù gì ?
-Con hổ còn nhớ những kỷ niệm gì về chốn rừng xanh ?
*Gọi HS đọc khổ 3 .
-Những kỷ niệm đó ở vào
thời điểm nào ?
-Em có nhận xét gì về cảnh vật trong thời điểm khác nhau đó ?
-Khổ thơ này về nhịp điệu có gì đặc biệt ,các câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng con hổ như thế nào ?
-Qua sự đối lập sâu sắc giữa
2 cảnh tượng nêu trên,tâm 
sự con hổ ở vườn bách thú 
được biểu hiện như thế 
nào ?
-Tâm sự ấy có gì gần gũi 
với tâm sự của người Việt Nam đương thời không ?
-Bài thơ kết thúc bằng lời 
nhắn gởi thống thiết của con
hổ tới rừng thiêng. Lời nhắn
gởi ấy có nội dung gì ?
&HĐ 3-HD Ghi nhớ .
&HĐ 4-HD Luyện Tập
-HS đọc .
-Nhận xét .
-HS đọc Tác giả SGK .
-HS đôc và theo dõi đọc tiếp theo .
-Người sáng lập phong trào thơ mới và là hoạt động sân khấu nổi tiếng .
-Đây là sự sáng tạo của thơ mới ->
Thể thơ 8 chữ ( hay hát nói) truyền thống,một thể thơ tự do rất mới .
-Được coi là 1 trong những tảng đá đầu tiên xây dựng nền thơ mới.
- 5 đoạn nhưng có 3 ý :
+a-Tình cảnh con hổ trong vườn bách thú ( Đoạn 1 và 4 ) .
 +b-Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó . ( Đoạn 2 và 3)
 +Lời nhắn gởi của con hổ (Đoạn 5).
-Chính là sự giam cầm .Hổ là vị chúa sơn lâm tung hoành tự do giữa đại ngàn,nay bị nhốt trong củi sắt.Nhưng con hổ này không hèn .
-Tâm trạng “ Gậm một khối căm hờn” bề ngoài tưởng là nó thờ ơ,nằm dài trông ngày tháng thầm qua nhưng bên trong vẫn âm ỉ trong lòng 1 thái độ căm hờn ghê gớm .
-Khinh người giễu cợt nó coi họ là lũ ngẩn ngơ ,ngạo mạn .Nó cũng coi 
thường cả những con gấu,con báo cùng bị giam .
-Đau xót .
-Vì chúng không nhận thấy nỗi nhọc nhằn tù hãm không có khát vọng tự do,nên không có phản ứng gì ?
-Cảnh vườn bách thú tầm thường giả dối,vì là cảnh nhân tạo.do con người sửa sang xếp đặt,tỉa tót,chứ không 
phải là cảnh tự nhiên hoang dã.
 ->Tâm trạng chán ghét cảnh sống hiện tại của con hổ .
-Cách ngắt nhịp ngắn,dồn dập ở 2 câu đầu và những câu tiếp theo đọc liền như kéo dài ra giọng chán chường , 
khinh miệt .
 ->Cảnh vườn bách thú tầm thường,giả dối và tù túng dưới mắt 
con hổ đó chính là thực tại XH đương thời được cảm nhận bởi những tâm
hồn lãng mạn .
 Thái độ ngao ngán,chán ghét
Cao độ đối với cảnh vườn bách thú 
Của con hổ cũng chính là thái độ của
họ đối với XH .
-Bóng cả,cây già,gió gào,ngàn,nguồn hét núi,thét khóc trừơng ca dữ dội.
 ->Cảnh núi rừng đại ngàn ,cái gì cũng lớn lao,phi thường cũng hoang vu bí ẩn.
-Chốn ngàn năm cao cả âm u,làcảnh
nước non hùng vĩ,là oai linh,ghê gớm
*Hình ảnh con hổ :
-Lượn tấm thân sóng cuộn nhịp nhàng .
-Vờn bóng âm thầm,lá gai,cỏ sắc.
-Nhịp nhàng,dõng dạc,âm thầm.
-Vẻ đẹp mềm mại,uyển chuyển .
*Đọc khổ thơ thứ 3 .
 Còn đâu ?
 Những đêm vàng bên bờ suối
  những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn .
-Những bình minh cây xanh nắng gội
-Những chiều  sau rừng .
-Cảnh những đêm vàng bên bờ suối
hết sức huyền ảo,với hình ảnh con hổ “ Say mồi đương uống ánh trăng tan”
 ->Cảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ,với con hổ uy nghi làm chúa tể.
-Về nhịp điệu có sự lặp lại các câu hỏi tu từ,các câu hỏi nối tiếp nhau dồn dập để rồi cuối cùng bật lên tiếng than .
 Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn
đâu ? 
-Đó là nỗi bất hòa sâu sắc đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh 
liệt .
-Đó là tâm trạng của nhà thơ.Đồng
thời cũng là tâm sự chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó.Có thể nói ,bài thơ đã chạm tới huyệt thần
nhạy cảm nhất của người dân VN 
đang sống trong cảnh nô lệ “bị nhục nhằn tù hãm” cũng “ gậm một khối
căm hờn trong cũi sắt” và “ Tiếc nhớ
nhớ không nguôi”thời oanh liệt với
 những chiến công vẻ vang của dân 
tộc.Chính vì thế mà bài thơ được công
chúng say sưa đón nhận. Họ cảm thấy 
lời con hổ chính là tiếng lòng sâu kín của họ.
-Đọc Ghi nhớ .
-Học thuộc và đọc diễn cảm .
I-Đọc-Tìm hiểu chú 
 thích :
 1-Tác giả :SGK
-Thế Lữ ( 1907-1989).
 Tên thật Nguyễn Thứ
Lễ .
-Quê Bắc Ninh .
-Nhà thơ tiêu biểu nhất
của phong trào thơ mới.
 ( 1932 – 1945 ).
 2-Tác phẩm :
 Nhớ Rừng là 1 trong 
Những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thăng lợi
của thơ mới.
II-Đọc-Tìm hiểu văn bản :
 1-Bố cục : 5 đoạn 
nhưng có 3 ý lớn .
 2-Cảnh con hổ ở vườn bách thú :
-Gậm một khối căm 
hờn trong cũi sắt.
 Ta nằm dài,trông ngày tháng dần qua .
 ->Tâm trạng căm
hờn ,tâm trạng âm ỉ 
thường trực của con hổ bị giam.
-“ Khinh lũ người kia 
tư lự”.
 ->Tâm trạng cămhờn
uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm.
-“ Ghét những cảnh
hoang vu” ->Tâm trạng
chán ghét cảnh sống hiện tại của con hổ.
 3-Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ 
của nó :
*Đoạn 2:Cảnh sơn lâm
bóng cả,cây giàtiếng
gió gào bước chân,
dõng dạc,đường hoàng.
 ->Vẻ đẹp của chúa
rừng sơn lâm vừa uy nghi dũng mãnh,vừa mềm mại,uyển chuyển.
->Cảnh hết sức huyền ảo .
->Hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương.
->Cảnh chan hòa ánh sáng ,rộn rã tiếng chim đang ca hát cho giấc 
ngủ của chúa sơn lâm.
-Giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất “Than ôi!”.
 4-Lời nhắn gỏi :Nỗi 
lòng quăn đau,ngao ngán,căm hờn,u uất vì 
đang bị cầm tù nhưng
vẫn mãi thủy chung với non nước cũ .
III-Ghi nhớ:SGK 7
IV-Luyện Tập :Theo
Yêu cầu SGK
 4-Củng cố :Nêu nội dung chủ yếu của bài thơ .
 5-Dặn dò: HTL bài thơ (Giá trị ND và HT)-Soạn :Tự học có hướng dẫn “Oâng đồ”
IV-Rút kinh nghiệm :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN : ÔNG ĐỒ-VŨ ĐÌNH LIÊN
I-Mục tiêu cần đạt :
-Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với 1 nét đẹp văn hóa cổ truyền ( 1 lớp người tài hoa đã tàn tạ và vắng bóng ).
-Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc .
II-Chuẩn bị :
-GV : Soạn bài –Tranh minh họa-Tài liệu tham khảo .
-HS :Soạn các câu hỏi trong SGK .
III-Tiến hành các hoạt động :
 1-ổn định lớp : 
 2-Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra bài soạn của HS .
 3-Giảng bài mới : Thịt mỡ.dưa hành,câu đối đỏ
 Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh.
Ngày tết VN trước đây,ngoài những món ăn truyền thống không thể thiếu được là cặp liễn,câu đố treo trước bàn thờ gia tiên, Hình ảnh ông đồ Nho viết những nét chữ phượng múa,rồng bay là nét đẹp văn hóa được mọi người rất trân trọng-Hình ảnh ông đồ Nho ngày càng vắng bóng trong XH hiện đại và nỗi buồn bị lãng quên được nhà thơ Vũ Đình Liên bộc bạch qua bài thơ “ ông đồ” .
Hoạt động của Thày
Hoạt động của Trò
Nội dung
 GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo trình tự từng hoạt động .
 Trả lời theo sữ hướng dẫn của Giáo viên ( Đã gợi mở) .
Nội dung văn bản : Tự học có hướng dẫn .
 &HĐ1-Đọc –Tìm hiểu chú t ... --------------------------------------------------
Lớp
Tiết
N Dạy
8/
8/
8/
8/
TUẦN 34 – BÀI 33, 34 .Kết quả cần đạt SGK Trang
Giảng Văn – Tiết 133,134 :TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TT)
I-Mục tiêu cần đạt :
 Củng cố hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8 nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại,đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản .
II-Chuẩn bị :
-GV : Soạn bài và bảng phụ .
-HS : Soạn các câu hỏi trong SGK.
III-Tiến hành các hoạt động :
 1-ổn định lớp : 8/ 8/ 8/ 8/
 2-Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
 3-Giảng bài mới : GV yêu cầu HS nhắc lại tên các văn bản nghị luận ở lớp 8 ( Các bài 22,23,24,25.26 ). Sau đó GV đi vào bài học hôm nay.
Hoạt động của Thày
Hoạt động của Trò
Nội dung
&HĐ 1-Yêu cầu HS xem lại bảng thống kê đã lập trong bài tổng kết (Phần văn) bài 31 .
-Gọi 3 HS trả lời các văn bản nghị luận (SGK) là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước .
&HĐ 2-HD trả lời các câu hỏi SGK.
-Qua các văn bản trong bài 22,23,24,25.26 .Hãy cho biết thế nào là văn nghị luận ?
-Em thấy văn nghị luận trung đại ( Các văn bản trong bài 22 ->25) có nét nào khác biệt so với văn nghị luận hiện đại ( Văn bản 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)
-Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (Trong bài 22,23,24,25,26) kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao .
-Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22,23,24 ?
-Qua văn bản (Bài 24) “Nước Đại Việt Ta”,hãy cho biết vì sao Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó .So với bài “Sông Núi Nước Nam” (Lớp 7) cũng được coi là tuyên ngôn độc lập ?
-Em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản nước Đại Việt ta có điểm gì mới?
-Trả lời theo các cột Mục trong bảng thống kê.
-Phân biệt : Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại .
-Đọc các văn bản trên chính xác,rõ ràng. diễn cảm .
-Đọc câu hỏi 3 SGK.
-Trả lời .
-Nhắc lại văn nghị luận ở phần TLV đã học
-Qua các văn bản 22 ->25 có nét nổi bật là từ ngữ cổ ->Hình ảnh giàu tính ước lệ,câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng ( Hịch tướng Sĩ , Nước Đại Việt Ta ->Dùng nhiều điển tích, điển cố) mang đậm dấu ấn Thế giới quan con người trung đại.
-Tất cả những văn bản nghị luận hiện đại học ở lớp 7 và lớp 8 đều không có đặc điểm trên 
 *Văn nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần lời nói thường,gần đời sống hơn =>Các văn bản trên đều có đặc trưng của thể loại nghị luận .
-Đọc câu hỏi 4 –SGK Trang 144 .
 +Có lí :Tức là có luận điểm xác đáng,lập luận chặt chẽ .
 +Có tình : Có cảm xúc.
 +Có chứng cứ : là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm .
 =>Trong văn nghị luận, 3 yếu tố đó phải kết hợp chặt chẽ. Và yếu tố có lí phải là chủ chốt .
 *Văn nghị luận khác văn sáng tác,không phải văn trữ tình ->Văn bản nghị luận có giá trị,đề cập 1 vấn đề hệ trọng nào đó,bao giờ tác giả cũng gởi gắm 1 thái độ, 1 niềm tin. 1 1 khát vọng thiết tha .
-Đọc câu hỏi 5 –SGK Trang 144 .
-Cả 3 văn bản trên : Chiếu Dời Đô ,Hịch Tướng Sĩ, Nước Đại Việt Ta =>Bao trùm 1 tinh thần dân tộc sâu sắc =>Ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh 
( Chiếu Dời Đô ).
 Tinh thần quyết chiến,quyết thắng chống lũ ngoại xâm bạo tàn (Hịch Tướng Sĩ) hoặc ý thức sâu sắc ,đầy tự hào về 1 nước Việt Nam độc lập ( Nước Đại Viêt Ta) =>Tinh thần dân tộc sâu sắc,lòng yêu nước nồng nàn là gốc của sắc thái biểu cảm.yếu tố có tình thể hiện ở tấm lòng,thái độ của người viết đối với người tiếp nhận .
 *Về nghệ thuật :Cái tình ấy được thể hiện chủ yếu bằng ngòi bút trào phúng đặc biệt sắc bén ,tuy văn bản vẫn có những câu, văn thuần túy trữ tình .
--Đọc câu hỏi 6 –SGK Trang 144 .
-Vì bài Cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là 1 nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên . 
 Nội dung trên được thể hiện tập trung trong đoạn mở đâu bài cáo : Nước Đại Việt Ta mang tính chất “Tuyên ngôn”.
-So với bài “ Sông Núi Nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nhân dân ta .
-Ý thức xác định ở 2 phương diện : Lãnh thổ ( Sông Núi Nước Nam) ; Chủ quyền ( Vua Nam ở ).
*Nội dung
1)-Phân biệt văn bản nghị luận trung đại và văn bản nghị luận hiện đại.
2)-Tìm hiểu câu hỏi 3-SGK.
3)-Tìm hiểu câu hỏi 4-SGK.
4)-Tìm hiểu câu hỏi 5-SGK.
5)-Tìm hiểu câu hỏi 56-SGK .
 4-Củng cố : GV HD HS sơ lược về tổng kết phần Văn (TT) ở câu hỏi 7,8 SGK
Trang 148 .
 5-Dặn dò : Về xem lại bài và chuẩn bị “Tổng kết phần văn”.
IV-Rút kinh nghiệm :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lớp
Tiết
N Dạy
8/
8/
8/
8/
Giảng Văn – Tiết 134 : TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TT)
I-Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS củng cố ,hệ thống hóa kiến thức văn bản của các văn bản nước ngoài và của cụm văn bản nhật dụng đã học trong SGK lớp 8 .
II-Chuẩn bị :
-GV : Soạn bài và bảng phụ .
-HS : Lập bảng thống kê (Theo nhóm ) theo yêu cầu của câu hỏi số 7 SGK 148.
III-Tiến hành các hoạt động :
 1-ổn định lớp : 8/ 8/ 8/ 8/
 2-Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra bài soạn của HS .
 3-Giảng bài mới : GV cho HS nhắc lại các văn bản nước ngoài đã học ( Truyện.Kịch.
Văn nghị luận ).
Hoạt động của Thày 
Hoạt động của Trò
Nội dung
&HĐ 1-Cho HS trình bày bảng thống kê tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8 theo các Mục qui định ?
-Cho HS khái quát .
&HĐ 2-Tự chọn 2 đoạn ở 2 văn bản khác nhau ,mỗi đoạn khoảng 10 dòng ? GV giúp HS nhận xét cách chọn,cách đọc .
&HĐ 3-Cho HS nhắc lại chủ đề của văn bản nhật dụng.
-Nhắc lại chủ đề của 3 văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8 chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu mà mỗi văn bản sử dụng ?
&HĐ 4- Nhắc lại phương thức chủ yếu của 3 văn bản nhật dụng ?
-Dựa vào bảng thống kê –Rút ra nhận xét.
-Thời gian xuất hiện : Từ cuốiThế kỷ XVI đến Thế kỷ XX .
-Phạm vi :Các nước Aâu Mĩ .
-Thể loại : Truyện Kịch, Văn nghị luận .
-Nội dung tư tuởng : Tinh thần nhân đạo,lòng thương cảm đối với người nghèo khổ bất hạnh,khát vọng hướng về cuộc sống tươi đẹp,tình yêu thiên nhiên,tình cảm quê hương,tình cảm thày trò,sự phê phán lối sống xa thực tế,ảo tưởng
-Đọc thuộc đoạn văn đã chọn .
-Nhận xét .
-Biểu dương đoạn văn hay nhất .
-Nhắc lại chủ đề của văn bản nhật dụng 
-Tìm hiểu câu hỏi 8 SGK 148 .
-Cần phân biệt rõ,tránh nhằm lẫn giữa chủ đề và vấn đề cụ thể được đề cập.
Ví dụ : Chủ đề “Sử dụng bao bì 
Nilông” là không đúng. Chủ đề ở đây là vấn đề “Bảo vệ môi trường” . Chủ đề của cuộc vận động “Ngày trái đất” ngày đầu tiên Việt Nam tham gia là “Một ngày không sử dụng bai bì Ni lông” .
-Hai văn bản trước đều là văn bản thuyết minh.
 Bài toán dân số là 1 văn bản nghị luận ( Kết hợp phương thức tự sự và thuyết minh).
 =>Tạo không khí nhẹ nhàng,tăng sức thuyết phục cho luận điểm.
*Nội dung :
 1)-Lập bảng thống kê theo yêu cầu của câu hỏi số 7 SGK trang 148
 2)-Tự chọn đọc thuộc đoạn văn.
 3)-Chủ đề của các văn bản nhật dụng .
 4)-Phương thức chủ yếu của 3 văn bản nhật dụng .
 4-Củng cố : Nhắc lại văn bản nhật dụng+ Văn bản nước ngoài đã học .
 5-Dặn dò :Chuẩn bị thi Học kỳ II .
IV-Rút kinh nghiệm :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngữ Văn – Tiết 135,136 :THI HỌC KỲ II-KIỂM TRA
 TỔNG HỢP CUỐI NĂM
 ( Trường ra đề Thi và Đáp án )
TUẦN 35-BÀI 33,34
Lớp
Tiết
N Dạy
8/
8/
8/
8/
Tiếng Việt-Tiết 137 :CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( PHẦN TIẾNG VIỆT )
I-Mục tiêu cần đạt :
-Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương.
-Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức .
II-Chuẩn bị:
-GV : Soạn bài và tài liệu tham khảo .
-HS : Tìm hiểu trên sách báo + Tác phẩm văn học .
III-Tiến hành các hoạt động :
 1-ổn định lớp : 8/ 8/ 8/ 8/
 2-Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
 3-Giảng bài mới :
Hoạt động của Thày
Hoạt động của Trò
Nội dung
&HĐ 1-Thực hiện BT 1
SGK,
-Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích đã cho.
-GV lưu ý : Cho HS xem tài liệu Ngữ văn 8-Từ ngữ địa phương-Tập I và Biệt ngữ xã hội .
&HĐ 2-Cho HS thực hiện phần đầu của BT 2 SGK.
-Tìm từ xưng hô ở địa phương .
-Đọc BT 1 –SGK .
-Chỉ có đoạn trích a có từ xưng hô địa phương “ U =>Dùng để gọi mẹ”
-Đoạn trích b từ “ Mợ =>Dùng để goi mẹ” 
 =>Mặc dù không phải là từ xưng hô địa phương,không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân =>Là biệt ngữ xã hội .
-Đọc BT 2 –SGK .
-Các từ xưng hô ở địa phương.
-Đại từ trỏ người : Tui , choa , qua (Tôi) , tau (Tao ) , bầy tui ( Chúng tôi) , Mi
 (mày) , hấn ( hắn ) .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8-TAP II.doc