Giáo án Ngữ văn 8 - Tập 1 - Trần Thị Thu Hằng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tập 1 - Trần Thị Thu Hằng

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức : Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Kỹ năng : Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

-Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn và trân trọng những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.

B. CHUẨN BỊ:

I. Giáo viên: Tập truyện ngắn của Thanh Tịnh

II. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 . Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở học sinh.

2 . Bài mới:

* Vào bài: Trong cuộc đời mỗi con người kỷ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là những kỷ niệm của ngày đầu tiên đi học. Đọc truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, chúng ta sẽ được cùng tác giả trở về những ngày đầu tiên để sống lại những giây phút thiêng liêng ấy.

 

doc 60 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tập 1 - Trần Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Dạy lớp: 
TUẦN : 1 – BÀI :1 
Tiết : 1 , 2 – Ngữ văn 
Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 )
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức : Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Kỹ năng : Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
-Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn và trân trọng những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên: Tập truyện ngắn của Thanh Tịnh
II. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 . Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở học sinh.
2 . Bài mới: 
* Vào bài: Trong cuộc đời mỗi con người kỷ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là những kỷ niệm của ngày đầu tiên đi học. Đọc truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, chúng ta sẽ được cùng tác giả trở về những ngày đầu tiên để sống lại những giây phút thiêng liêng ấy.
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
 I. Giới thiệu về tác giả tác phẩm:
(Xem chú thích * trang 8)
 II. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
 ( Xem sách trang 8, 9 SGK )
 III. Tìm hiểu văn bản:
 1. Trình tự diễn tả những kỷ 
niệm của nhà văn trong tác phẩm: 
- Từ hiện tại và nhớ về dĩ vãng (đất trời cuối thu, h.a em nhỏ lần đầu tiên đến trường của hiện tại gợi cho “tôi” nhớ về mình ngày xưa).
- Những kỷ niệm được tác giả diễn tả theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
 2. Tâm trạng hồi hộp, tâm trạng bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” được thể hiện qua các chi tiết:
- Con đường cảnh vật vốn quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng.
 - Thấy mình nhỏ bé giữa môi trường oai nghiêm.
- Hồi hộp lúng túng khi nghe gọi đến tên.
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin bước vào giờ học đầu tiên.
 3. Đặc sắc về nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm.
- Bố cục theo dòng hồi tưởng của nhà văn.
- Kết hợp hài hòa giữa kể, tả, với bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 IV. Tổng kết:
 (ghi nhớ SGK/9)
Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
-Trình bày hiểu biết về tác giả tác phẩm .
 + Giáo viên cho học sinh đọc chú thích có dấu sao trang 8 SGK
 - Gọi 3 học sinh đọc 
 - Học sinh nghe đọc phần chú thích có dấu sao .
 + GV chốt: Tóm lược một số nét chính về tác giả tác phẩm
 * Hướng dẫn đọc và tìm hiểu từ khó.
 - Giáo viên Đọc với giọng chậm, sâu lắng .
Cho học sinh đọc thầm chú thích 
 * Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
1. Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỷ 
niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
2. Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
3. Tìm những hình ảnh chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường, khi nghe gọi tên, rời bàn tay mẹ vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên?
4. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đi học: thật hồi hộp bỡ ngỡ. Thế còn tâm trạng của các em như thế nào? Hãy kể lại cho mọi người cùng nghe?.
5. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông Đốc, thầy giáo, cha mẹ) đối với các em bé lần đầu đi học?.
6. Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn?.
7. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện?
8. Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
9. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản?
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
1. Bài vừa học:	
- Đọc lại truyện, học thuộc lòng đoạn văn đầu.	 	
- Nắm vững nội dung nghệ thuật của truyện. 	
- Làm bài tập 2 – SKG/9
2. Bài sắp học: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
- Tìm hiểu về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp 
Ngày soạn : Ngày dạy : Dạy lớp:
Tiết : 3 Từ ngữ
A. MỤC TIÊU: 	
 - Kiến thức :- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 - Kỹ năng : Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
 - Thái độ : Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ hợp lý.
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
II. Học sinh: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 em.
3. Bài mới: Ở lớp 6, các em đã được học về nghĩa của từ. Các em hãy nhắc lại : Nghĩa của từ là gì? (là nội dung mà từ biểu đạt). Phạm vi nghĩa của từ có thể rộng hay hẹp tuỳ theo cấp độ của nó. Hôm nay, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.
NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
 1. Tìm hiểu ví dụ:
 Động vật
 Thú 	 Chim Cá
voi, hươu tu hú, sáo cá rô, cá chép
 * Ghi nhớ: SGK trang 10 
 II. Luyện tập: 
 1. Bài tập 1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ sau đây: 
 Y phục
a. quần áo
quần đùi, quần dài áo dài, áo sơ mi 
 Vũ khí
b. Súng Bom
súng trường, đại bác bom ba càng bombi 
2. Bài tập 2: Tìm từ có nghĩa rộng hơn các nhóm từ: 
 a. chất đốt.	
 b. nghệ thuật.	
 c. Thức ăn.
 d. Nhìn
 e. đánh 
Tìm hiểu về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
 1. Đặt các câu hỏi SGK, yêu cầu HS trả lời.
 - HS quan sát sơ đồ, trả lời các câu hỏi SGK.
 ? Cho VD về từ ngữ nghĩa rộng, về từ ngữ nghĩa hẹp. 
* GV chốt ý: Như vậy qua tìm hiểu chúng ta thấy nghĩa của một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác. 
 2. Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào? Cho VD?
 ? Một từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa 
hẹp được không? Tại sao?
 3. Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi nào? Cho VD?
 4. Có khi nào xảy ra hiện tượng một từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp không? Cho VD?
 5. Đưa bài tập ứng dụng: Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với từ “người”, “nói”. 
Luyện tập
- BT1: HS lên bảng làm
 - BT2: 2 HS làm bảng.
 Bài tập 3: Tìm từ ngữ bao hàm hạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ: 
a. Xe cộ: xe đạp, xe máy	 
b. Kim loại: sắt, thép, đồng 
c. Hoa quả: chuối, miùt, ổi
 d. Người (họ hàng): cô, dì, chú
 e. Mang: sách, khiêng
 Bài tập thêm: Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng hơn và hẹp hơn các từ sau rồi thể hiện bằng sơ đồ:
a. Giáo viên 	b. Truyện dân gian
* Củng cố: Nhắc lại ghi nhớ.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:	
1. Bài vừa học: 	
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài 4, 5 SGK/11, Bài 6 SBT/5
- Bài tập nâng cao
Tìm các động từ có cùng phạm vi nghĩa về hoạt động của đối tượng trong các trường hợp sau:
a. Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. 
b. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đánh vần đọc.
2. Bài sắp học: “Tính thống nhất của chủ đề văn bản”.
- Đọc lại truyện “Tôi đi học”
- Trả lời các câu hỏi: 1, 2 SGK/12 
Ngày soạn : Ngày dạy : Dạy lớp:
Tiết 4 – Tập làm văn	
A. MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Kĩ năng : Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
- Thái độ : Chú ý xác định chủ đề khi viết văn.
B. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ.
- Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.12 SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Oån định tổ chức 
 2 . Kiểm tra bài cũ : KT bài soạn.
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để có thể viết một văn bản tốt.
NỘI DUNG GHI BẢNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I.Chủ đề của văn bản :
 Chủ đề của văn bản “Tôi đi học”: Nhớ và kể lại những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
 Þ Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 * Ghi nhớ: Xem SGK/12
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản :
 * Ghi nhớ tr.12 SGK.
III. Luyện tập :
 Bài tập 1 : 
1. a. – Rừng cọ gắn bó với người dân sông Thao.
 - Thứ tự : giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ.
 - Đây là một trình tự hợp lí.
 b. Chủ đề : Sự gắn bó và tình cảm yêu thương của người dân sông Thao với rừng cọ quê hương mình.
 c. Chủ đề trên được thể hiện trong toàn văn bản :
 - Nhan đề : Rừng cọ quê tôi
 - Miêu tả rừng cọ : Rừng cọ trùm lên nhà cửa, trường học 
 - Cuộc sống của người dân : Rất nhiều vật dụng và cả thực phẩm được làm bằng cọ, đi đâu cũng nhớ về rừng cọ 
 d. Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề : rừng cọ trập trùng, thân cọ, lá cọ, búp cọ, Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ., Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.,Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ., 
 Bài tập 2: Các ý b,d làm cho bài viết lạc đề.
 Bài tập 3 :Xem gợi ý ở tr.9 SBT.
Đáp án : d.
Qua văn bản Tôi đi học, cho biết :
 ? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
 ? Chủ đề của văn bản này là gì?
Þ Chủ đề của văn bản là gì?
 ? Tìm những căn cứ cho biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên.
 ? Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời.
 ? Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “to ...  1,2,3 tr.100101 SGK.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
* Kiểm tra:
	- Vì sao Giôn-xi khỏi bệnh? Qua đó em rút ra được bài học gì?
	- Vì sao bức tranh của cụ Bơ-men được coi là một kiệt tác? Em hiểu thế nào là tình huống đảo ngược hai lần? Phân tích và chứng minh.
* Bài mới:
Giới thiệu bài: Tình yêu thương con người đã biểu hiện rõ nét trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng và nhiều tác phẩm khác. Bên cạnh đó, tình yêu quê hương và lòng biết ơn cũng là những tình cảm thường được thể hiện với những cảm xúc đặc biệt từ những hình ảnh thân thuộc nhất. Bài Hai cây phong ta học hôm nay là một trong những văn bản thể hiện nội dung đó.
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
 I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc:
 2. Tìm hiểu chú thích:
 a. Tác giả, tác phẩm:
(Xem chú thích * trang 99)
 b. Từ khó:
 II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Hai mạch kể lồng ghép vào nhau:
- Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”: từ đầu đến “chiếc gương thần xanh” và từ “tôi lắng nghe” đến hết.
- Mạch kể xưng “Chúng tôi” từ “Vào năm học cuối”  “biêng biếc kia”.
- Mạch kể xưng “tôi” quan trọng hơn.
 2. Hai cây phong trong mạch kể xưng “chúng tôi”:
Dưới ngòi bút của người kể chuyện (một họa sĩ) hai cây phong và phong cảnh đất trời bao la nơi đây hiện lên vừa có đường nét, màu sắc, ánh sáng, âm thanh, độ cao, bề rộng lại có cả tâm hồn. Người kể đã kết hợp giữa kể, miêu tả và biểu cảm thật tự nhiên và khéo léo.
 3. Hai cây phpng trong mạch kể xưng “tôi”:
Trong mạch kể này, hai cây phong chiếm một vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì nó đã gắn bó với tuổi thơ đầy kỷ niệm của nhà văn. Nhà văn nói rõ “Tôi  từ thuở bắt đầu biết mình” gắn bó với nó như thế nên “cứ mỗi lần  tìm hai cây phong thân thuộc ấy”. Hai cây phong đã trở thành biểu tượng thân yêu của quê hương. Chính vì lẽ đó mà tác giả kể, tả về hai cây phong chẳng khác nào một con người “có tiếng nói riêng  hồn riêng”.
 4. ý nghĩa: Ghi nhớ SGK/101
 * Hướng dẫn đọc – Tìm hiểu chú thích:
 - Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm. 
 Ø Bổ sung về tác giả: Ông xuất thân trong một gia đình viên chức. Trước khi là nhà văn ông là cán bộ kĩ thuật chăn nuôi.
 - GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi , hơi buồn, gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện. Phân biệt giọng đọc giữa nhân vật xưng “tôi” và “chúng tôi”.
 - Gọi 3 HS đọc theo 3 đoạn của văn bản.
Cho HS đọc một số chú thích
 - Tóm tắt truyện Người thầy đầu tiên.
 - Đọc các chú thích 3, 5, 6, 7, 11, 14 và 15.
 * Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
 Định hướng: Truyện có 2 mạch kể lồng vào nhau.
 - Mạch kể thứ nhất (xưng “tôi”), người kể chuyện nhân danh một người con của quê hương để kể về hai cây phong với bao kỷ niệm êm đẹp.
 - Mạch kể thứ hai (xưng “chúng tôi”), người kể chuyện nhân danh “bọn con trai” ngày trước và hồi ấy người kể cũng là một đứa trẻ trong bọn.
 - Căn cứ vào độ dài của văn bản ở hai mạch kể, hơn nữa “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể à Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn.
 ? Hãy xác định kiểu văn bản. -Tự sự.
 ? Hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng ghép vào nhau trong văn bản.
 - Mạch kể “tôi” gồm các đoạn:
 “Làng Ku-ku-rêu  gương thần xanh”
 “Tôi lắng nghe  Trường Đuy-sen”
 + Mạch kể “chúng tôi” là đoạn “Vào năm học  biêng biếc kia”.
 - “tôi” ® người hoạ sĩ
 “chúng tôi” ® người hoạ sĩ khi còn bé và các bạn
 ? Nhân vật kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể?
 - Mạch kể “tôi” là mạch kể chính, còn mạch kể “chúng tôi” là sự việc hồi tưởng của mạch kể “tôi”.
 ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi’ quan trọng hơn?
 - Cách thay đổi ngôi kể như vậy làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy và chân thật hơn đối với người đọc.
- Cách thay đổi ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
- Hình ảnh so sánh “như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh” có ý nghĩa gì?
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 	
1. Bài vừa học:	
- Đọc kỹ đoạn trích.
- Chọn đọc thuộc lòng một đoạn.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật.
2. Bài sắp học: “Lập dàn ý” cho 4 đề bài để chuẩn bị viết bài TLV số 2.
Ngày soạn : Ngày dạy : Dạy lớp :
Tiết 35 – 36 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Kĩ năng : Luyện viết kiểu văn bản này.
- Thái độ: Giáo dục HS ý thức trong mọi hành vi của mình.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Ra đề + soạn đáp án.
- Học sinh : Ôn cách viết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
C. LUYỆN VIẾT:
* Đề:
 	Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
* Đáp án :
	1. Mở bài: (1,5 điểm)
	 Cảm nghĩ khi nhớ lại lỗi lầm đã mắc.
	2. Thân bài : (6 điểm)
	 - Tính cách của em trước khi xảy ra lỗi lầm này(vốn là HS ngoan năng nổ, tích cực, được sự tin tưởng của thầy cô hoặc là HS từng có nhiều vi phạm) .
	 - Diễn biến của sự việc gây ra khuyết điểm:
Nguyên nhân gây ra lỗi lầm.
Thái độ, hành động của em.
Hậu quả của lỗi lầm ấy.
Hình ảnh thầy, cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi.
Tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau đó(lo lắng, ân hận)
	3. Kết bài:
	Suy nghĩ về ý thức rèn luyện bản thân của mõi học sinh.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	1. Bài vừa học :
	- Tự xem xét, đánh giá bài làm của mình.
	2. Bài sắp học : “Nói quá”
	- Trả lời các câu hỏi1,2 tr.101 SGK.
Ngày soạn : Ngày dạy : Dạy lớp : 
TUẦN : 10 – BÀI : 9 – 10 - Tiết : 37 
NÓI QUÁ
A. MỤC TIÊU 
- Kiến thức : Hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này.
- Kỹ năng : Phân biệt được nói quá là một biện pháp tu từ có dụng ý nghệ thuật chứ không phải là “nói khóac”.
- Thái độ : Tìm hiểu mở rộng thêm vốn thành ngữ có sử dụng biện pháp tu từ này.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ, từ điển thành ngữ tục ngữ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ.
? Kiểm tra vở soạn, vở ghi và vở bài tập của một số học sinh.
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài:
Giáo viên đọc một số câu thơ, câu ca dao có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, cho học sinh nhận xét về nội dung các câu mà giáo viên mới đọc.
Chuyển vào bài mới
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
 I/ Nói quá và tác dụng của nói quá.
 Ví dụ: - chưa nằm đã sáng,
 - Chưa cười đã tối.
 Yù nói Đêm tháng năm rất ngắn.
 Ngày tháng 10 rất ngắn.
à Phóng đại mức độ thực tế lên hơn nhiều lần.
à Nói quá.
à Nhằm nhấn mạnh,
 * Ghi nhớ: Học sgk / 102 
 II/ Luyện tập.
 Bài tập 1 / 102 
. a. “sỏi đá cũng thành cơm”® dù khó khăn mấy cũng vẫn thành công.
 b. “lên đến tận trời”® đi đến được bất cứ nới nào.
 c. “thét ra lửa”® hung dữ.
 Bài tập 2 / 102 
a/ Chó ăn đá, gà ăn sỏi:- vùng đất nghèo đói, khô cằn, khó sinh sống làm ăn.
b/ Bầm gan tím ruột: - chỉ sự căm tức quá độ.
c/ Ruột để ngoài da – chỉ người không biết giữ bí mật.
 Bài tập 3 / 102 : đặt câu:
Cho học sinh đọc các thành ngữ, giáo viên giải thích một số thành ngữ khó. Sau đó yêu cầu hs đặt câu.
 Bài tạp 4 / 103 :
 Vi du : Đẹp như tiên , xấu như ma , thấp như vịt , Gầy như quỉ đĩi 
 - Gv treo bảng phụ ( ghi các ví dụ chép trong sgk)
 -Yêu cầu học sinh đọc bảng phụ.
 - Trả lời câu hỏi 1 trong sgk.
 ? Trong thực tế có thể có hiện tuợng “ chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối” hay không? Nghĩa của câu này là gì?
 ? Tại sao lại nói như vậy? Mục đích của cách nói này là gì?
 ? Đọc lại câu “ thương thay con quốc giũa trời, dầu kêu ra máu có người nào nghe” cách nói này có gì đặc biệt?
 ? Kêu ra máu? Có quá lắm không? Mục đích của cách nói này là gì?
 - Gv cho học sinh kể chuyện “Con rắn vuông” nếu học sinh chưa đọc thì gv có thể kẻ cho hs nghe:
Rút ra một số so sánh: người kể chuyện con rắn vuông có sử dụng cách nói quá không? Theo em đó có phải là nói quá không?
 ? Vậy thế nào là nói quá? Tác dụng của biện pháp tu từ này là gì?
 - Đọc ghi nhớ.
 - Học sinh đọc bài tập.
 Bài tập 1: yêu cầu các học sinh yếu kém nhận biết các biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong từng câu.
 Các học sinh khác lần lượt phân tích tác dụng.
 a/ Sỏi đá cũng thành cơm:
nói quá. Nhấn mạnh sức lao động của con ngừơi . bàn tay con người có thể làm được tất cả những việc tưởng như không thể (câu này còn sử dụng nghệ thuật Hoán dụ (hoán dụ tổng thể bộ phận – lấy bộ phận để chỉ tổng thể)
 b/ nói quá: đi đến tận trời được: tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh mức độ nhẹ của vết thương ( vết thương chỉ rất nhẹ).
 c/ Thét ra lửa: nói quá, nhấn mạnh tính cách Cụ Bá (là một người dữ tợn), tăng ấn tượng và tính biểu cảm.
 Bài 2: yêu cầu đọc, giải nghĩa một số thành ngữ nếu hoc chưa hiểu các thành ngữ này.
 . a. chó ăn đá gà ăn sỏi b. bầm gan tím ruột 
 c. ruột để ngoài da d. nở từng khúc ruột
 e. vắt chân lên cổ
 Bai 3. Đặt câu :
 - Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
 - Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp bể.
 - Công việc ấy khó khăn chẳng khác lấp biển vá trời.
 - Mình đã nghĩ nát óc mà vẫn không hiểu được vấn đề ấy.
6. Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích. Nói quá nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm, còn nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào điều không thực, là hành động tiêu cực.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	 1. Bài vừa học:
	- Học ghi nhớ + xem lại các BT. Làm bài tạp 5 /103 
	 2. Bài sắp học: “Ôn tập truyện kí Việt Nam”
	- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang .104 SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NGU VAN 8 TAP1 (PI ).doc